ABORTION (Phá Thai)

ABORTION (Phá Thai) được định nghĩa theo y học là một sự sổ bào thai chưa có sự sống, tức là, trên phương diện loài người, trước khi mang thai được bảy tháng, và trong giai đoạn đó bào thai chưa có thể duy trì một cuộc sống độc lập. Nó đồng nghĩa với sự sảy thai, còn thuật ngữ thông tục là sinh non.

Có nhiều thể loại cần được phân biệt, và tất cả những thể loại này không nằm trong phạm vi của bài viết này với quan tâm chính là về quan điểm đạo đức của Phật Giáo. Do đó, sự phá thai có thể là do ngẫu nhiên tức là, gây ra bởi một tai nạn bất ngờ, mà vì thế nó không tác động đến khía cạnh đạo đức. Nó có thể do sự nhiễm trùng bào thai, gây ra bởi một căn bệnh. Trường hợp đó, cũng vậy, nằm ngoài phạm vi đạo đức. Sự phá thai không được trọn vẹn là khi nhau thai vẫn còn sót lại, bất kể nguyên nhân thai bị phá thai, là thứ để quyết định giá trị đạo đức của hành động; trong khi thai chết lưu thì đúng nghĩa thì không phải là phá thai vì bào thai vẫn còn nguyên vẹn.

Ở đây chúng ta chỉ quan tâm đến phá thai nhân tạo, thực hiện một cách có ý định, và với khía cạnh đạo đức của hành động đó, dù là một hành động với mục đích trị liệu để cứu sống sinh mạng của người mẹ hoặc là một hành động phi pháp với ý định phạm tội.

Phật Giáo, trên phương diện là một triết lý và một hệ thống đạo đức, hoàn toàn không mê tín dị đoan, cho nên có vẻ hiển nhiên chúng ta sẽ tìm thấy được nhiều điểm tương đồng giữa những quy tắc đạo đức của Phật Giáo trên phương diện là một tôn giáo không mê tín và những luật tự nhiên được quan sát thấy trong những tập quán xã hội trong những cộng đồng nguyên thủy qua nhiều thời đại. Sự phá hoại phôi thai có vẻ như bao giờ được xem là cuốn hút bởi xã hội, kể cả khi hành đồng đó được quyết định bởi hoàn cảnh nghèo khổ cùng cực hơn là suy đồi đạo đức tình dục. Lý do thường gặp dẫn đến phá thai thường là có con ngoài hôn thú bình thường, kèm với việc là dễ dàng hơn để phá một bào thai phát triển hơn là một đứa trẻ đã ra đời. Sự che giấu nỗi nhục nhã của người phụ nữ cũng sẽ đỡ mắc cỡ hơn nếu việc phá thai được thực hiện sớm, còn một khi đứa con được sanh ra theo quy trình tự nhiên, tình


thương của người mẹ sẽ đóng vai trò lớn trong việc tránh khỏi tội giết trẻ sơ sinh.

Mặc dù việc phá thai qua những cách nhân tạo luôn luôn được xem là bất thường, chắc chắn như bất cứ hành động gì can thiệp vào sự vận hành tự nhiên, không phải lúc nào nó cũng bị coi là hành động phạm tội. Triết gia Plato khuyên rằng (Republic (Cộng Hòa), V, 460) không đứa trẻ nào được phép sinh ra đời, một khi cha mẹ chúng đã vượt quá tuổi để sinh con.

Xuyêt suốt qua nhiều thời đại đã có nhiều suy đoán về giá trị sinh học của phôi thai. Những người La Mã, với phần nào căn cứ trên sự thật, đã coi một đứa trẻ chưa sinh ra đời chỉ là một phần của người mẹ, như là trái là một phần của cây cho đến khi nọ rơi khỏi cây; và vì vậy họ phân biệt giữa phá thai và giết trẻ sơ sinh như cách mà những bác sĩ phụ khoa nhìn nhận về vấn đề này. Sự phân biệt này dựa nhiều vào những quan điểm và những lý thuyết về sinh khí của phôi thai. Triết gia Aristotle, người mà những suy luận của vị tạo nên nền tổng cho triết lý của Thomas Aquinas và thần học, đã giữ quan điểm là tế bào trứng được thụ thai thì phôi thai chỉ có linh hồn thực vật, rồi một giai đoạn sau mới hình thành linh hồn thú vật, rồi về sau mới có tâm hồn lý trí. Thuyết này được trình bày chi tiết hơn bởi những môn đồ của vị và họ cho rằng phôi thai trai có sinh khí bốn mươi ngày sau khi thụ thai, còn phôi thai gái thì tám mươi ngày. Mặc dù là sự phân biệt bay bướm này đã được từ bỏ, sự phân biệt chung giữa bào thai có và không có sinh khí rõ ràng là được chống đỡ  bởi Tạng Luật thậm chí ở thời buổi này.

Nhưng theo những cách ngôn của Luật Thiêng Liêng của những Hindus Thánh Thiện (Āryan) , trong tập Dharmasūtra của Āpastamba (I, 7, 21), không có một sư phân biệt như vậy được đưa ra; và sự làm cho sự phá thai xảy ra, tội lỗi ngang với với giết người và loạn luân, được liệt kê là một hành làm cho mất đẳng cấp xã hội, một sự trừng phạt với những hệ quả lâu dài và nặng nề hơn là xử tử hình. Cũng ở trong Học Viện Luật Thiêng Liêng, tập chú giải Dharmaśāstra của Gautama (xxi, 9), có nói là người phụ nữ trở thành người bị xã hội ruồng bỏ bằng việc tự đi tìm sự phá thai.

Những giáo lý của Đức Phật cũng tựa quan điểm tìm thấy được trong tài liệu Vệ Đà, ở đó một thuật ngữ bhrūṇhan miêu tả việc giết phôi thai cũng được dùng để nói về việc giết một học giả bà-la-môn, tức là, giết người. Vì theo Vinaya (Luật Tạng) ( Suttavibhaṅga: III, 72). sự hiện hữu của một con người (manussa-viggaha) được tính từ khí tâm thức vừa khởi sinh, tức là khoảnh khắc đầu tiên của sự tái xuất hiện của tâm thức  (paṭthamaṃ paṭsandhicittaṃ: VinA. 437), từ lúc ý thức hiện ra trong bào thai trong tử cung của người mẹ đến khi nó chết. Ý thức có chức năng tái kết nối (thức hữu phần) này là ý nghĩ đầu tiên trong một sinh linh mới, đi theo liền ý nghĩ vừa dập tắt của cá nhân vừa mới chết (cuti-viññāṇa, thức tử). Do đó không có nghi ngờ gì về quan điểm của Đạo Phật về điểm bắt đầu của sự sống trong cuộc sống của một cá nhân. Việc tước đi sự sống được định nghĩa là sự cắt đứt và phá hoại chức năng sống, làm tổn hại (làm giảm) thời gian sống (Vin. III, 72), do đó, không có sự phân biệt nào giữa giết bào thai và giết trẻ sơ sinh, hoặc là với bất cứ hành động giết người có ý định. Và đối với tất cả những điều vi phạm đạo đức, toàn bộ trọng lượng trách nhiệm của hành động nằm trên ý định.

Trong số bốn vi phạm giới luật đối với những tu sĩ theo Đạo Phật mà dẫn đến việc bị đuổi (pārājika) khỏi Tăng Đoàn thì việc giết người có cố ý, thậm chí việc giết một phôi thai (antamaso gabbha pātanaṃ upādāya[1]). Có một người phụ nữ đã có thai với tình nhân (jāra[2])  của mình khi chồng của người ấy sống xa nhà. Người phụ nữ ấy đã đã hỏi một tu sĩ phụ thuộc gia đình cô ta để xin ăn, về cách chuẩn bị phá thai dẫn đến cái chết của phôi thai và cô ta đã nhận được từ vị tu sĩ đó. Mặc dù vị tu sĩ đó cảm thấy rất tội lỗi, sau sự việc đó, vị đó đã bị tuyên bố là đã thất bại (pārājika) trên phương diện cuộc sống tu tập chân chính, và kết quả là đã bị trục xuất (asaṃvāsa), tức là bị đưa ra khỏi hoạt động giới luật, tu tập, và cộng đồng của Tăng Đoàn (eka kammena, ekuddesena, samasikkhā tāya n’atthi[3]).

Tầm quan trọng của ý định được trình bày rõ ràng trong một trường hợp tương tự, tuy nhiên trong trường hợp được nói đến ở đây, sự chuẩn bị phá thai thay vì dẫn đến cái chết của bào thai thì dẫn đến cái chết của người mẹ–một kết quả nằm ngoài ý muốn–còn bào thai thì vẫn sống. Mặc dù trên quan điểm giới luật thì vị tu sĩ phạm lỗi này vẫn bị coi là phạm tội nghiêm trọng (thullaccaya[4]), nhưng vi phạm này không dẫn đến sự trục xuất (pārājika), vì cái chết của người mẹ là vô ý chứ không phải cố ý.

Những trường hợp khác liên quan đến việc tự đi tìm sự phá thai (gabbhapātana) là những trường hợp được quan tâm miễn là những phương pháp không liên quan đến sự chuẩn bị theo y khoa được nhắc đến. Khi hoàng hậu Bimbisāra đang mang thai, bà đã hình thành một sự thèm khát kỳ lạ muốn được uống máu từ đầu gối phải của nhà vua. Vì hành vi kỳ lạ này được một người chiêm tinh gia giải thích là một điềm báo đứa con của hoàng hậu sẽ giết cha mình và chiếm vương quốc, hoàng hậu mất hết tình thương cho đứa con trong bụng của mình, và đã cố gắng rất nhiều lần để gây ra sảy thai bằng cách nhồi nặng bụng của mình và làm nóng bằng hơi nước (kucchiṃ maddāpeti sedāpeti[5]). Mặc dù đã cố gắng hết sức, đứa con vẫn được sinh ra đời, và đúng theo lời tiên đoán, lớn lên, giết cha mình, và giành lấy ngôi với tên Ajātasattu, tức là, “địch thủ từ khi chưa sinh ra.”

Những phương pháp phá thai bằng cách nghiền nát (madditvā) và thiêu đốt (tāpelvā) đã được nhắc đến ở những chỗ khác là những cách thức phá thai thành công và vị tu sĩ đã đưa ra lời khuyên về những cách thức đó đã bị trục xuất, cho dù vị đó không đóng một vai trò chủ động hoặc trực tiếp trong quá trình phá thai.[6]

Do đó, không có sự nghi ngờ nào về thái độ rõ rệt của giáo lý Đức Phật về việc sự sống được bắt đầu từ sự khởi sinh ý thức, tức là từ khoảnh khắc khi tế bào trứng được thụ thai bởi tinh trùng, và theo đó sự phá thai nhân tạo và cố ý được đặt chung thể loại với giết người cố ý. Mặc dù pháp luật hiện đại cũng ủng hộ quan điểm giống trên, giết bào thai được xem nhẹ hơn là giết trẻ sơ sinh, trong khi toàn bộ giới y khoa ủng hộ việc hy sinh bào thai “khi quyền lợi người mẹ đòi hỏi một


sự hy sinh như vậy” (H. Ellis[7]). Tuy nhiên, trong Phật Giáo, “người nào vi phạm giới luật này không phải là đệ tử, không phải là người theo Đức Phật” (assamaṇo hoti asakya puttiyo[8]).

H. G. A. Van. ZEYST.



[1] Mahāvagga: Vin. I, trang 98.

[2] Suttavibhaṅga: Vin. III, 83 

[3] ibid, trang 74.

[4] ibid, trang 84.

[5] J. III, 121-122.

[6] Suttavibhaṅga: Vin. III, 84.

[7] Studies in the Psychology of Sex: vi, 605.

[8] Mâhāvagga: Vin. I, trang 97.