ABŌ
ABŌ (Hán Nhật Abō 䧁佛??, hoặc A-p’ang trong Hán Văn) được cho là một cách phiên âm của một từ tiếng Phạn. Tuy nhiên, từ gốc không còn có thể kiếm được. Đôi lúc được viết dưới dạng đơn giản là bō hoặc p’ong, được cho là được dùng để ám chỉ tên của một yêu ma trong địa ngục. Ở chương xiii của Damamūka-nidāna Sūtra (Nanjio, số 1322), xuất hiện một đoạn ghi là tội giết ngồi sẽ bị trừng phạt với sự chịu đau khổ trong địa ngục qua nhiều nghìn năm; và người phạm tội giết người cần phải xử bắn với cung tên bởi những yêu ma với đầu nai, dê, và thỏ. Devadūta Sutrā (cùng tài liệu, số.561) nói rằng: “Những yêu ma ở địa ngục devadūta được gọi là ‘p’ang’ (hoặc ‘bō’). Chúng đem những người chết vào tòa án của Yama (Diêm Vương) để được phán xét.” ……….() nói rằng yêu ma trong một địa ngục được gọi là ‘a-p’ang’ (hoặc là ‘a-bō’) và miêu tả chúng là có đầu trâu và luôn có bàn tay người và chân con trâu. Chúng luôn cầm giáo sắt và, đối với sức mạnh của chúng, thì được cho là chúng có thể nâng cả một ngọn núi. Một điều được nhiều người biết là trọng tiếng Phạn một vị thần đầu trâu được gọi là vṛśabha-sīrṣa (-mukha) hoặc là grava-sīrsa (-mukha). Tuy nhiên, không có thể nhận diện một tử thuật ngữ tiếng Phạn mà tương xứng với ‘a-bō’ hoặc ‘a-p’ang’.
Chỉ trong số những tôn giáo nguyên ở Châu Phi, chúng ta mới tìm thấy một vị thần đầu dê được gọi là ‘bō’ hoặc “abō”. Những sự liên kết giữa chúng, nếu có, với Ấn Độ hoàn toàn không một ai biết. (Xem ERE.IX, trang 276-279, A. F. Mockler-Ferryman về Người Da Đen và Tây Phi)
S. K.
THAM KHẢO: Tsui-yeh-ying-pao-chiao-hna-ti-yū-ching (罪業應報教化地獄經 – Tội Nghiệp Ứng Báo Giáo Hoá Địa Ngục Kinh); Ching-lū-i-hsiang (經律異相 – Kinh Luật Dị Tướng), chương xiix; Shih-wang-ching (十王經 – Thập Vương Kinh).