ABHISANDA SUTTA (Kinh Sung Mãn)
ABHISANDA SUTTA (Kinh Sung Mãn). Có khá nhiều bài kinh trong Aṅguttara (Tăng Chi Bộ) và Saṃyutta Nikāyas (Tương Ứng Bộ) có cái tên này hoặc là tên dài hơn là Puññābhisanda Sutta (Nguồn Sanh Phước). Có ba bài kinh được liệt kê là Abhisanda Sutta trong Sotāpatti Saṃyutta (Tương Ưng Dự Lưu), nhưng nguyên phẩm thứ 4, lấy tên từ ba bài kinh mở đầu, được gọi là Puññābhisanda Vagga: Nguồn Sanh Phước (S. V, 391-392). Phẩm thứ năm tên là Sagātha Puññābhisanda Vagga (Phẩm Phước Đức với Kệ), vì những câu kệ (gāthā) được cho vào những bài kinh, và lại ở đây, ba bài kinh đầu được đặt tên là Abhisanda, nhưng với phụ đề là sayhaka (S. V, 399-402). F. L. Woodward (Kindred Sayings, V, 342, số 1) ám chỉ “rộng lớn, có thể chứa được nhiều,” nhưng sayhaka là động danh từ của sahati “thứ mà có thể kham chịu,” nên sự liên kết giữa sayhaka và abhisanda, có nghĩa là một nguồn dồi dào, thật sự không rõ ràng.
Bộ Aṅguttara Nikāya (Tăng Chi Bộ) có hai bài kinh với những câu kệ gắn liền với chủ đề Nguồn Sanh Phước (A. II, iv, 54-54) trong chương Bốn Pháp, một bài trong chương Năm Pháp (A. III, iv, 51) và một bài trong chương Tám Pháp (A. IV, 245). Đối với chủ đề phước đức ra quả do những hành động khác nhau, có một mức độ tương đồng tương đối trong số mười bài kinh, trong đó sự trổ quả phước đức được miêu tả như một sự tuôn chảy những điều tốt lành đem lại niềm vui mà không thể nào đo lường được, mà chỉ có thể tả là một niềm vui vô biên (S. V, 400), dẫn lên cõi trời và dẫn đến những gì vừa ý, đẹp đẽ, quý giá và lợi lạc ( A. II, 54; A. IV, 245). Nhưng, đối với quan điểm về những hành động nào mang lại phước đức sung mãn, thì những bài kinh chia thành hai nhóm. Tất cả sáu bài kinh trong Saṃyutta Nikāyas (Tương Ứng Bộ) nói về bốn nguyên nhân, ba nguyên nhân đầu luôn được trình bày là sự tin tưởng vào Phật, Pháp, và Tăng. Đối với nguyên nhân thứ tư, cả hai nhóm, cũng lại là nhóm gồm ba bài kinh, đồng ý về sự thay đổi khác nhau trong mỗi nhóm. Do đó, ba bài kinh trong phẩm thứ tư Puññābhisanda Vagga (Nguồn Sanh Phước), cho mỗi hạng mục thứ tư một nguyên nhân khác nhau: giới hạnh trọn vẹn và không gián đoạn, hoan hỷ bố thí và sở hữu trí huệ; và ba nguyên nhân này được lặp lại theo đúng thứ tự giống nhau ở trong ba bài kinh ở phẩm thứ năm trong Sotāpatti Saṃyutta (Tương Ưng Dự Lưu). Vẫn là một bộ bốn thứ, tức là niềm tin Phật, Pháp, Tăng, và những giới hạnh trọn vẹn và không gián đoạn, xuất hiện ở trong bộ Aṅguttara Nikāya (Tăng Chi Bộ) trong chương Bốn Pháp (A. II, 56-57), trong khi hạng mục thứ tư là giới hạnh được mở rộng ra thành năm bằng cách liệt kê ngũ giới tránh sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, và dùng những chất làm cho tâm trí bị mê lú cùng với sự nguyện quy y Phật, Pháp, Tăng, trong chương Tám Pháp (A. IV, 245).
Phân loại những nguyên nhân đem lại phước đức chỉ có thể tìm thấy trong Aṅguttara Nikāya (Tăng Chi Bộ), ở trong chương Bốn Pháp (A. IV, 54) có nói là phước đức sung mãn, thiện lành sung mãn (puññābhisanda, kusalābhisanda) được hứa hẹn cho ai cúng dường bốn vật dụng thiết yếu y phục, thức ăn, chỗ ở, và thuốc men cho một Tỳ-kheo, người mà sử dụng những vật phẩm cúng dường đắc được vô lượng tâm tam muội (appamāṇa-cetosamādhi). Bốn thứ vật dụng thiết yếu được mở rộng thành năm trong chương Năm Pháp (A. III, 51) bằng cách tách ‘chỗ ở’ thành ‘nơi cư trú’ và ‘vật dụng trang bị.’ Những câu kệ được cho vào một số bài kinh không chỉ có thể tìm thấy riêng ở trong những bài kính đó. Do đó, những câu kệ so sánh những phước đức, xuất phát từ sự cúng dường, với những con sông to lớn chảy theo hạ nguồn ra ngoài đại dương mênh mông có thể tìm thấy trong A. III, trang 55-6 và S. V, trang 400-1, trong khi những câu kệ ca ngợi Đức Phật và Tăng Đoàn được cho không chỉ riêng vào Abhisanda Sutta ở A. II, trang 57 và A. III, trang 54, mà còn ở những bài kinh khác, ví dụ như ở trong Dussīlya Sutta (Bất Tín) (S. V, 384), Sagāthaka Sutta (cùng tài liệu, 405) của phẩm về (Sappapañña Vagga), Dalidda Sutta của Sakka Saṃyutta ( S. V, 232) và những câu kệ này cũng được sử dụng để nói về Sirimitta khi chúng xác nhận sự chứng đắc Quả Vị A-la-hán của Ngài (Thag. vv. 507-8).