ABHISAMBODHI-ALAṄKĀRA
ABHISAMBODHI-ALAṄKĀRA, là một câu chuyện balat dưới dạng thơ Pali về những kiếp sống đầu tiên và cuối cùng của vị Bồ-tát và đạt đến tột đỉnh với sự giác ngộ của vị bodhisatta trở thành một Buddha (Phật). Đó là lý do tại sao tên của tác phẩm là Sự Tô Điểm Giác Ngộ.
“Kiếp sống đầu tiên” có nghĩa là kiếp vị Bồ-tát là một vị tu khổ hạnh tên Sumedha và cũng là lần đầu tiên Đức Phật Dīpaṅkara đã cam đoan với vị này là vị sẽ giác ngộ hoàn toàn, trong khi “kiếp sống cuối cùng” có nghĩa là kiếp vị thành hoàng tử Siddatha Gotama, người đã tự mình chứng kiến lời cam đoan đó trở thành hiện thực. Nhưng, nói đến hai ba kiếp ở giữa khi mà vị bodhisatta lần lượt ở mỗi kiếp đã nhận được lời cam đoan từ hai mươi ba vị Phật khác, thì không có sự kiện chi tiết nào được ghi chép lại, ngoại trừ tên những vị Phật được ghi xuống theo thứ tự, và sự xác nhận là từng vị Phật đã cho vị bodhisatta những lời cam đoan là vị sẽ giác ngộ. Những tập thơ balat này được viết như là một câu xuyêt suốt, không bị gián đoạn.
Điều đáng khen ngợi nhất về tập thơ kể chuyện này là không làm khó chịu người đọc. Câu chuyện có được những điểm nhấn là những sự miêu tả không quá dài dòng và gồm có nhiêu vần điệu thơ làm cho việc đọc không bị nhàm chán. Những sự miêu tả gồm có những đoạn miêu tả tình tiết dành riêng cho cuộc đời tu sĩ Sumedha dẫn đến việc nhận được sự cam đoan của Đức Phật Dīpaṅkara, những sự mầu nhiệm xuất hiện khi hoàng tử Siddhattha đản sanh, những tướng tốt mà vị hoàng tử nhỏ tuổi sở hữu, sắc đẹp của công chúa Yasodharā (Da-du-đà-la), khi những vị cõi trời đã xuống hạ giới để chứng kiến sự giác ngộ khi vị bodhisatta trở thành một vị Phật, và những lần công kích vị bodhisatta không thành công của Māra (Ma Vương). Những miêu tả này được trình bày với một sự thận trọng mà ít khi thấy được ở những tác phẩm thơ ca khác cùng thời với tác phẩm này hoặc là những tác phẩm đi liền trước. Và, ngoại trừ một trường hợp cá biệt, sự thiếu tự nhiên của ngôn ngữ và văn phong mà chúng ta có thể thấy được trong một tác phẩm như Samantakūṭavanṇṇanā, không có mặt trong tác phẩm này. Trường hợp cá biệt ở trong tác phẩm này là một miêu tả về người cha của hoàng tử Siddhattha (vị vua cao quý Suddhodana (Tịnh Phạn), người có đôi chân như là những bông sen, được chạm bởi những đỉnh đầu của những vị vua khác giống như những con ong tìm đến hoa” (bản 1897, đoạn thơ 19). Cũng vậy, tập thơ này cũng đạt chỉ tiêu về những ví dụ và ẩn dụ phổ biến; nhưng chúng không chói tai hay lố bịch.
Tác giả của tập thơ balat là ngài Vāliviṭa Piṇdapātika Saraṇaṅkara, người được tưởng nhớ ở Ceylon bởi sự phục hưng về học thuật mà người này đã tạo ra vào Thế Kỷ Thứ Mười Tám và sự giới thiệu Dòng Tu Xiêm (Thái Lan) đến hòn đảo.
Theo quyển Saṅgharājasādhucariyāva (một tiểu sử về ngài Saraṇaṅkara), tập thơ balat được soạn ra khi tác giả vừa mới là một sa di hai mươi (bản K. Sumangala, 1916, trang 29). Ngày sinh của ngài Saraṇaṅkara được cung cấp trong quyển Saṅgharājavata (trang 6) là vào ngày thứ bảy ở phần tối của nửa tháng Poson năm Paka 1620, tương ứng với năm 1698 theo Công Lịch (so sánh với D. B. Jayatikala: Saraṇaṅkara, v.v., trang 5). Do đó, tập Abhisambodhi-alaṅkāra, chắc là đã được soạn hai mươi năm sau con số ở trên tức là vào năm 1718 A.C.
Tập thơ kết thúc với những lời phát nguyện của ngài Saraṇaṅkara, và ngài mong rằng những phát nguyện sẽ thành được chứng đắc vì thiện phước xuất phát từ sự ca ngợi những phẩm hạnh của Bậc Chánh Đẳng Chánh Giác. Và nguyện vọng quan trong nhất đối với ngài là ngài sẽ tái sinh vào cung trời Tusita và quay lại trần gian khi Bồ-tát Matreiya (Di Lặc) hiện thân ở cõi người.
Một đoạn ở trong Saṅgharājasādhucariyāva (trang 8) đã đưa ra giả thuyết rằng ngài Saraṇaṅkara đã sử dụng những nội dung trong tập Abhisambodhi-alankāra làm im lặng một brāhman (bà la môn) kiêu căng, người mà đã tạo ấn tướng mạnh với nhà vua trị vì lúc đó. Saraṇaṅkara được cho là đã đề nghị thuyết giảng bằng ba ngôn ngữ tiếng Sinhala (lúc đó gọi là Eḷu), Pali, và Phạn và ngài đã làm điều đó trước sự hiện diện của nhà vua và vị brāhman (bà la môn). Và cũng được cho là ngài Saraṇaṅkara đã bắt đầu với đề tài là “từ lời cam đoan đầu tiên về sự giác ngộ, mà vị Bồ-tát đã được đón nhận dưới chân Đức Phật Dīpaṅkara.” Đó cũng là cách mà tập Abhisambodhi-alankāra bắt đầu. Và đợt thuyết giảng đó không những làm im lặng vị brāhman (bà la môn) mà còn làm cho ngài Saraṇaṅkara được trọng dụng với nhà vua và về sau được phong cho chức Saṅgharāja (Tăng Vương, Tăng Thống).
H. S. C.