ABHISAMAYĀLAṄKĀRA 

ABHISAMAYĀLAṄKĀRA  (Trang Nghiêm Chứng Đạo) (1). Tên đầy đủ là Abhisamayālaṅkāra-nāma-prajñā-pāramitopadeśaśāstra là một bộ luận về Pañcaviṃśatisāhasrikā Prajñāpāramitā (Phóng quang bát nhã ba la mật kinh), là kinh trong vòng 273 câu kệ cung cấp một mục lục cho Kinh Prajñāpāramitā lớn. Bộ luận này được cho là do ngài Matreiyanātha (Di Lặc) viết, tức là Ngài Bồ-tát “Meitraya Cứu Thế,” còn tác giả người thường thì là một ẩn số. Tác giả chắc hẳn đã sống vào cỡ năm 350 A.C., hoặc là vào Thế Kỷ Thứ 8 của Thời Kỳ Phật, và ngài thuộc về phái của những môn đồ Yogācāra-Mādhyamika-svātantrikas, mà với họ ngài đã chia sẻ quan tâm của ngài về phương diện ý nghĩa bên trong, sâu sắc hơn hoặc ‘ẩn khuất’ trong những kinh điển Đại Thừa, song song với một số phân loại căn bản, như 22 hình thức boddhicittopāda (bồ đề tâm), tứ thân của chư Phật,  vikalpa (tư duy phân tích) bốn phần, v.v.

Tên của bộ luận này có thể được dịch ra là “Luận thuyết về Sự Phơi Bày Trí Huệ Ba La Mật, hoặc là Kệ Tưởng Nhớ Sự Tái Hợp (với Sự Tuyệt Đối),” -abhi-sam-aya có nghĩa là “đến với nhau,” “sự liên kết,” “sự tái hợp.” Bộ Abhisamayālaṅkāra phân cho mỗi phần của Prajñāpāramitā một vị trí trên con đường phát triển tâm linh, mà truyền thống Phật Giáo đã vạch ra là con đường đi đến Quả Vị Phật. Văn bản của sūtra được chia thành tám phần chính, và những phần này  được chia ra thành 70 phần phụ, và chúng được tiếp tục phân chia tiếp thành 1.200 hạng mục khác nhau. Toàn bộ hệ thống, về cách thức sắp xếp chung và cả những chi tiết cá biệt, nhìn tất cả vấn đề trên phương diện mối liên kết giữa chúng với sự chứng đắc giải thoát thực tiễn bằng trí huệ.

Tên của tám loại abhisamayas, là tên nằm đầu cho tám phần chính của văn bản, gồm như sau: I. sarva- ākāra-jñātā (trí huệ về tất cả khía cạnh), II. mārga-jñātā (trí huệ về những con đường), III. sarva-jñātā (trí huệ về tất sự vật) IV. sarva-ākāra-abhisambodha (sự chứng đắc trí huệ về tất cả khía cạnh), V. mūrdha-abhisamaya (đỉnh cao của sự hiểu biết trọn vẹn), VI. anupūrva-abhisamaya (sự chứng ngộ từ từ), VII. ekakṣaṇa-abhisamaya (sự chứng ngộ tức khắc), và VIII. dharma-kāya-abhisambodha (sự chứng đắc Pháp Thân (Dharma-body)). Một sơ đồ có thể được vẽ ra để minh họa mối liên kết giữa chúng:

 

 

Khi bắt đầu, cách tiếp cận sự giác ngộ sẽ được xem xét trên ba  cấp bậc song song (bhūmi), giúp cho chúng ta thấy được đường đi sẽ như thế nào, và những cấp bậc này được phân biệt bởi ai sẽ đứng trên chúng, tức là, I. những vị Phật, II. những vị Bodhisattvas (Bồ-tát) của dòng Đại Thừa, III. những Đệ Tử và Pratyekabuddhas (Phật Độc Giác) của dòng Hīnayāna (Tiểu Thừa). Mỗi thể loại Thánh Nhân có một tầm nhìn xuyên thấu riêng–những vị Phật có tầm nhìn toàn giác, còn những loại Thánh Nhân khác thì có tầm nhìn hạn hẹp hơn. Hơn một nửa Prajñāpāramitā Sūtra là dành cho sự giảng giải về ba cấp bậc này, và được tóm tắt trong ba chương đầu của bộ Abhisamayālaṅkāra.

Bốn loại abhisamayas là dành cho Con Đường đến Giác Ngộ, và sự tu tập chứng ngộ (prayoga). Phần IV bàn về 173 cách, hoặc khía cạnh, của ba hình thức của sự thông suốt, và chúng được phân nhỏ thành: V. “đỉnh cao của sự hiểu biết trọn vẹn”, liên quan đến những điểm đi đến tột độ (prakarṣa) của khả năng trực giác của một vị Bồ-tát trên Con Đường chứng ngộ; VI. Sự chứng ngộ từng bước, hoặc từ từ (anukrama) sự quán chiếu về những nhân tố tạo nên Con Đường; và VII. abhisamaya “tức thì trong một khoảnh khắc” tượng trưng cho kết thúc cuối cùng của giai đoạn VI., và nó ám chỉ trải nghiệm chứng ngộ ở thời khắc cuối cùng trước sự chứng đắc Quả Vị Phật.

Với VIII, chúng ta đã đi đến thành quả tối hậu của Con Đường, chính là sự chứng đắc Phật thân vi diệu. Ở đây, bốn loại “thân” của chư Phật được phân biệt, (1) svābhāvikakāya (tự tính), (2) sāmbhogikakāya (báo thân), biểu hiện 32 mahāpuruṣalakṣanāni (tướng tốt) và 80 anuvyañjanāni (vẻ đẹp), (3) nairmānikakāya (ứng thân), và (4) dharmakāya (pháp thân). Thể loại cuối, pháp thân, hình thành chủ đề của phần VIII của Abhisamayālaṅkāra, là phần miêu tả 21 nhân tố của  dharmakāya (danh sách này cũng xuất hiện trong bộ Abhidharmasamuccaya (A tỳ đạt ma tập luận) của ngài Asaṅga (Vô Trước), trang 94-96), và sau đó là 27 chức năng của Pháp Thân (kāritra).

Tới thời điểm này hệ thống căn bản của Abhisamayālaṅkāra bản thân nó có vẻ như đơn giản và dễ hiểu. Tuy nhiên, cách nó được viết ra bị làm cho phức tạp bởi nỗ lực của tác giả muốn kết hợp hệ thống này với những bước tu tập cụ thể của cuộc sống tâm linh, mà đây là một khía cạnh mà đã tiến hóa trong truyền thống Phật Giáo qua nhiều thế kỷ. Tất cả những thứ như năm Hỗ Trợ Giải Thoát (mokṣabhāgīyā), bốn Hỗ Trợ Nhìn Thấu (nirvedhabhāgīyā), 16 khoảnh khắc thuộc về darśanamārga (con đường quan sát, kiến đạo), 81 khoảnh khắc của bhāvanāmārga (con đường tu luyện, tu đạo), 10 bhūmis của Đại Thừa, 7 bhūmis của Nhất Thiết Hữu Bộ, bốn loại Thánh Nhân (ārya) – tất cả những khái niệm cần phải được nhét vào đâu đó trong bộ luận và, vì thế, một sự am hiểu lớn về truyền thống Phật Giáo và một sự nỗ lực ý chí là cần thiết nếu người đọc không muốn đi lạc trong mê cung của bộ luận. Nhưng, không ai mà muốn hiểu được Prajñāpāramitā không thể nào tránh né nghiên cứu bộ  Abhisamayālaṅkāra, là chìa khóa duy nhất mà chúng ta có để hiểu được thông điệp tâm linh của Prajñāpāramitā, và việc đây cũng là bộ luận có tiếng ở Ấn Độ, Tây Tạng và Mông Cổ, không phải là không có lý do.

Bộ Abhisamayālaṅkāra đã bắt đầu một truyền thống văn bình luận và chú giải lâu dài, và sự mong muốn hiểu được truyền thống này một cách vắn tắt cũng đã thúc đẩy những xu hướng chú giải tài liệu. Những bộ luận của ngài Asaṅga (Vô Trước) và Vasubandhu (Thế Thân) bây giờ đã bị thất lạc, và đầu mối đầu tiên mà chúng ta biết được được đại diện bởi vị Ārya Vimuktisena (cỡ 450 A.C.), là học trò của ngài Vasubandhu (Thế Thân), và tác phẩm Vyākhyā của vị giải thích những câu kệ trong Abhisamayālaṅkāra, chỉ ra sự tương đồng giữa AbhisamayālaṅkāraPañcaviṃśatisāhasrikā, và giải thích những thuật ngữ khó xuất hiện trong những trích dẫn sūtra mà Abhisamayālaṅkāra sử dụng. Vào cùng thời điểm đó, một ai đó đã chỉnh sửa văn bản của Pañcaviṃśatisāhasrikā Prajñāpāramitā (Phóng quang bát nhã ba la mật kinh) để nó thuận theo hệ thống của Abhisamayālaṅkāra. Phiên bản mới tự đặt tên là Abhisamayālaṅkāranusareṇa saṃśodhitā, và được gì giữ trong những bản thảo tiếng Nepal, được tô điểm bởi những điểm thêm vào, nhiều điểm dịch chuyển, và vô số những điểm chỉnh sửa nhỏ.

Một tên tuổi lớn tiếp theo là ngài Haribhadra (cỡ 750 A.C.), người có bốn đóng góp cho chủ đề  Abhisamayālaṅkāra: (1)  Abhisamayālaṅkārāloka cung cấp chú giải chi tiết cho những câu kệ trong Abhisamayālaṅkāra và chú giải cho Aṣṭasāhasrikā (Bát Thiên tụng). (2) Sphuṭārthā là một tác phẩm chú giải những câu kệ trong  Abhisamayālaṅkāra, phần lớn tác phẩm này được tái tạo lại trong Āloka. (3) Ngài Haribhadra cũng đã làm gọn gàng phiên bản được chỉnh sửa của Pañcaviṃśatisāhasrikā, và loại bỏ một số điểm mâu thuẫn trong đó. Tác phẩm này được lưu giữ trong Tập III đến V của Tengyur, và khác với văn bản Nê Pan ở rất nhiều điểm. (4) Một là đích thân ngài Haribhadra, hoặc là một trong số học trò của ngài, đã giải thích trong tác phẩm luận Subodhinī về Ratnaguṇasañcayagāthā (Phật thuyết phật mẫu bảo đức tàng bàn nhược ba la mật kinh) từ góc độ của Abhisamayālaṅkāra.

Thêm vào đó, có thêm 16 chú giải Ấn Độ từ thời kỳ Pāla (750-1150 A.C.) được lưu giữ dưới dạng bản dịch tiếng Tây Tạng. Trong số đó, tám tác phẩm chú giải sūtras về Prajñāpāramitā, 2 chú giải phụ về Sphuṭārthā, và 6 chú giải chỉ bàn riêng về Abhisamayālaṅkāra. Những học giả Tây Tạng vẫn tiếp nối truyền thống chú giải và bình luận này cho tới ngày hôm nay. Trong số những tác phẩm bình luận Tây Tạng thì những tác phẩm thẩm quyền nhất là những tác phẩm của Bu-ston (1319 A.C.), Luṅ-gi Sñe-ma, và bTsoṅ-kha-pa (cỡ 1400 A.C.) Legs-bśed gser-phreṅ-ba.

E. CONZÉ

THAM KHẢO: Có 4 bản của luận này : (1) Th. Stcherbatsky và E. Obermiller, Bibl. Buddh. 23, Leningrad, 1929; (2) G. Tucci trong bộ Abhisamayālaṅkārāloka của ngài Haribhadra, Baroda, 1932; (3) U. Wogihara, trong bộ Abhisamayālaṅkārāloka, Tokyo, 1932-5; (4) Kaijiyoshi, K. Genshi, trong Hannya-kyō no kenkyu, 1994, trang 275-320. Bản dịch tiếng Tây Tạng thứ hai (cỡ 1100 A.C.) còn tồn tại trong tạng Tengyur (mdo-ḥgrel I, 1-15b), và nhiều khuôn in ấn gỗ riêng biệt, và được biên soạn bởi Th. Stcherbatsk, cùng với bản dịch tiếng Phạn. Bản dịch tiếng Anh: E. Conzé, Abhisamayālaṅkāra, Serie Orientale Roma, VI, 1954 (cùng với bản mục lục các đề mục cuối sách tiếng Phạn-Tây Tạng và Tây Tạng-Phạn). E. Obermiller, Analysis of the Abhisamayālaṅkāra, 1933, 1933-1943, 3 tập (kết thục tại IV, 5, 3). Xem thêm: Acta Orientalia, XI, 1933, trang 1-133; 334-354. E. Conzé trong cuốn East and West (Rome), V, 3, 1954, trang 192-7, và Sino-Indian Studies, V, 3, 1957, trang 21-35. 

ABHISAMAYĀLAṄKĀRA (Trang Nghiêm Chứng Đạo)[1] (2). Tên đầy đủ của của Abhisamayālaṅkāra  Abhisamayālaṅkāra-nāma-prajñāpāramitopadeśaśāstra-kārikā, và bản dịch Tây Tạng được biết đến với cái tên là Śes-rab-kyi-pha-rol-tu phyin-paḥi man-ṅag-gi bstan-bcos mṅon-par rtogs-paḥi rgyan she-bya-baḥi tshig-lehur byas-pa. Bộ này đã được soạn bởi ngài Matreiyanātha (Di Lặc). Theo truyền thống Tây Tạng ngài Matreiyanātha chính là Bồ-tát Matreiya (Dị Lặc), người mà sẽ trở thành một vị Phật sau ngài Thích Ca Mâu Ni. Ngài đã soạn ra năm śāstras, và trong số đó  Abhisamayālaṅkāra là tác phẩm đầu tiên. Những tác phẩm của ngài Matreiyanātha (Di Lặc) được truyền bá bởi ngài Asaṅga (Vô Trước), những bộ  Abhisamayālaṅkāra dường như được lưu hành ở một thời điểm sau. Do đó, bậc thầy về Tripiṭaka (Tam Tạng), ngài Hsüan-tsang (Huyền Trang), người được biết đến do những bản dịch của ngài của những tác phẩm của ngài Matreiyanātha và ngài Asaṅga và công sức của ngài giới thiệu học thuyết của hai vị đến Trung Quốc. hoàn toàn không nhắc gì đến Abhisamayālaṅkāra. (Xem mục ABHISAMAYA).

Abhisamayālaṅkāra là một śāstra (luận) bàn về Mahāprajñāpāramitā-sūtra  (Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh). Được soạn theo phong cách upadeśa (Ưu Bà Đề Xá), nó cung cấp người đọc tóm tắt mỗi phần của sūtra và phân chia chúng thành những thể loại (padārtha), mà không tự hạn hẹp nó vào trong cách giảng giải từng chữ một. Mahāprajñāpāramitā-sūtra về nội dung là một kinh rất là phức tạp, và bản dịch của ngài Hsüan-tsang (Huyền Trang) của sūtra này được phân chia thành 16 bộ phận hoặc là phần, trong số đó năm phần đầu là những phần căn bản nhất. Những gì được giải thích trong Abhisamayālaṅkāra tương ứng với phần thứ hai của Mahāprajñāpāramitā-sūtra, tức là Pañcaviṃśatisāhasrikā (Phóng quang bát nhã ba la mật kinh). Phần này của sūtra có những điểm khác nhau không đáng kể giữa những bản thảo được lưu hành tại những thời điểm khác nhau, và phần tóm tắt được trình bày trong śāstra


thì theo sát nhất văn bản sūtra được lưu hành vào thời kỳ sau. Có một truyền thuyết trong quyển History of Indian Buddhism (Lịch Sử Ấn Độ) viết bởi Tāranātha khẳng định rằng ngài Ārya Vimuktisena, một học trò của ngài Vasubandhu (Thế Thân), lúc đầu nhận thấy là bộ  śāstra này không tương ứng với văn bản sūtra. Sự nghi ngờ của ngài đã được xua tan sau đó khi ngài thấy tại Bārāṇasī Viṃśatisāhasrikā-prajñāpāramitā-sūtra (8 phần), được giới thiệu tại đó từ Potalaka thuộc miền nam Ấn Độ. Thứ tự của bộ śāstra tương đồng với bản văn Viṃśatisāhasrikā-prajñāpāramitā-sūtra tại Bārāṇasī (Xem tác phẩm History of Indian Buddhism (Lịch Sử Ấn Độ), bản Sde-dge, chương xxiii, trang 68a).  Bản Pañcaviṃśatisāhasrikā được nhắc đến ở trên giống hệt bản tiếng Phạn vẫn còn tồn tại. Đó là tại sao những ślokas (văn vần) của Abhisamayālaṅkāra thường được chèn vào phần đầu của bản thảo của sūtra, là phần chính được chia thành những phần theo cách thức phân loại được trình bày trong śāstra và được kèm theo những chú giải ở cuối mỗi phần.

Bộ  Abhisamayālaṅkāra được chia thành tám phần, bao gồm 274 khổ thơ. Trừ phần mở đầu tác phẩm nằm ở đoạn thơ śārdūlavikrīḍita, và 5 đoạn thơ ở chương cuối viết theo phong cách indravajrā, tất cả những phần còn lại đều được viết kiểu śloka. Tám chương theo đúng thứ tự gồm có:  (1) trí huệ về tất cả khía cạnh  (73 ślokas), (2) trí huệ về những con đường (31 ślokas), (3) trí huệ về tất cả sự vật (16 ślokas), (4) sự chứng đắc trí huệ về tất cả khía cạnh (63 ślokas), (5) đỉnh cao của sự hiểu biết trọn vẹn (42 ślokas), (6) sự chứng ngộ từ từ  (1 śloka), (7) sự chứng ngộ tức khắc trong một Kṣana (sát na) (5 ślokas) và (8) sự chứng đắc Pháp Thân (Dharmakāya) (40 ślokas). Đầu mỗi chương là một đoạn thơ mở đầu và cuối mỗi chường thì có hai đoạn thơ kết thúc.

Lý do śāstra này được soạn được trình bày trong đoạn thơ thứ nhất và thứ hai trong chương đầu; trong đoạn thơ thứ ba và thứ tư tám phân loại được liệt kê để tóm tắt toàn bộ nội dung của tác phẩm. Từ đoạn thơ thứ năm đến đoạn thơ thứ mười bảy một trong những ý nghĩa  của những cách thức phân loại, tổng cộng là bảy mươi phân loại, được giải thích một cách chi tiết. Minh họa ở trên có thể được xem là phần lợi tựa của śāstra này. Từ đoạn này đến cuối tác phẩm, những chi tiết chi ly về bảy mươi ý nghĩa được giải thích ở trong những chương. Trong những chương đó còn có nhiều những phần phụ và những chú giải những điểm tối nghĩa.

Śāstra này soạn ra với mục đích là nó bàn về  Mahāprajñāpāramitā-sūtra hoàn toàn từ góc độ thực tiễn, tức là, toàn bộ quá trình tu tập đến khi chứng đắc Quả Vị Phật. Do đó, nó đã dùng từ “Abhisamaya,” nghĩa là ‘sự hiểu biết rõ ràng’ trong tên của nó; “Alaṅkāra” tượng trưng cho một văn phong đặc biệt và cũng là một thông điệp rằng śāstra này giảng giải chân lý đúng sự thật. (Xem bộ Yogācārabhūmi-śāstra, tập LXIV.) Theo như ngài Haribhadra, thứ tự của tám chương được sắp xếp với ngụ ý là để cho thấy rằng một vị Bồ-tát muốn nhắm đến chứng đắc Quả Vị Phật cần phải  hiểu bao hàm toàn diện tất cả những đặc điểm của Vạn Pháp, tức là Trí Huệ về Tất Cả Khía Cạnh, trí huệ thuộc về “giai đoạn chứng đắc”, và đầu tiên nó được giải thích như một đối tượng quán chiếu. Để đạt được Trí Huệ về Tất Cả Khía Cạnh, người hành giả cần phải hiểu toàn diện Con Đường của bậc thanh văn, v.v. và theo đó Trí Huệ hiểu những nguyên lý về Con Đường Đạo được trình bày chi tiết trong chương tiếp theo. Vì hành giả chỉ có thể đạt được Trí Huệ về Con Đường chỉ sau khi biết tất cả sự vật hoặc chúng sanh (sarvadharma), sự Toàn Giác cũng được giải thích. Để có thể phát huy ba loại trí huệ này để chúng trở thành thành thạo và hoàn thiện, hành giả đầu tiên phải chứng được khả năng nhìn thấu tất cả hiện tượng, bao gồm tất cả đặc điểm, con đường và sự vật hoặc chúng sanh. Sau đó qua việc tu tập bằng phương pháp đi xa hơn hết, hành giả đi đến được ranh giới chạm đến trạng thái tối cao và Sự Hiểu Biết Tường Tận Tối Hậu. Tiếp đến là Sự Chứng Ngộ Từ Từ là sự chứng ngộ qua sự tập luyện khả năng sắp xếp lại và làm cho thống nhất, một cách bố cục hoặc một cách toàn diện, những học thuyết mà hành giả đã nắm bắt được. Với sự tiếp tục tập luyện để hoàn thiện trí huệ, hành giả cuối cùng có thể Chứng Ngộ Tức Khắc trong Một Kṣaṇa (sát na). Ở kṣaṇa tiếp theo, hành giả chứng đắc được Dharmakāya (Pháp Thân) tối thượng. Đó là mối liên kết giữa tám chương, và chúng ôm trọn toàn bộ nội dung của  Pañcaviṃśatisāhasrikā.

Tám phân phân loại này có thể được đơn giản hóa thành sáu hoặc ba phân loại. Điểm này được giải thích ở hai đoạn thơ kết sau cùng của bộ śāstra. Nêu phân loại thành sáu thì chúng bao gồm những đặc điểm của ba loại trí huệ, tức là sự tăng trưởng nỗ lực (prayoga, sự tu tập) để đạt được chúng (điểm này tương ứng với Trí Huệ về Tất Cả Khía Cạnh, đại diện cho tất cả các pháp tu tập), prayoga cao nhất (đỉnh cao của prayoga), sự thành tựu của  prayoga (prayoga từ từ), đoạn kết của prayoga (Sự Chứng Ngộ Tức Khắc trong Một Kṣaṇa), và hiệu ứng không đồng nhất, vipāka-phala (sự chín muồi) của prayoga (Dharmakāya, Pháp Thân). Cách phân thành ba loại còn đơn giản hơn. Theo cách phân loại thành ba thì tám phân loại có thể chia thành “phạm vi” (phạm vi được nhận biết bởi trí huệ của hành giả tại thời điểm tu dưỡng Con Đường Bồ Đề Tâm), “tu tập” (gồm những cách tu tập khác nhau để tiến triển trên Con Đường Bồ Đề Tâm) và “quả vị” (đạt được do tu tập  Con Đường Bồ Đề Tâm).

Abhisamayālaṅkāra là một tác phẩm nhiều giá trị vì nó giải thích một cách có hệ thống toàn bộ nội dung của Mahāprajñāpāramitā-sūtra và chỉ một cách rõ rệt toàn bộ quá trình tu tập trên Con Đường của Phật Giáo Đại Thừa. Hơn nữa, những học thuyết mà śāstra đã dựa theo khác với những học thuyết được thấy ở trong những tác phẩm khác của ngài Maitreya-nātha (Dị Lặc) bắt nguồn từ học thuyết Vijñātra-mātra (Duy Thức) thuộc bộ phái Yogācāra (Duy Thức Tông), là thuyết không có gì hiện hữu ở ngoài tâm thức. Thuyết Prajñā về bản tánh của cái Không được sử dụng ở nhiều nơi trong tác phẩm (như là ślokas số 28-31 và 72 ở chương i, śloka số 12 ở chương iii, ślokas só 11, 59, và 63 ở chương iv, ślokas số 18 và 21 ở chương v, v.v.). Vì vậy, những học giả Tây Tạng cho là śāstra này thuộc về học thuyết của phái Mādhyamika  (Trung Quán Tông). bTsoṅ-kha-pa cân nhắc xa hơn rằng śāstra này trùng khớp với quan điểm sau này của hệ thống thuộc ngài Candrakīrti (Nguyệt Xứng), tức là quan điểm prasaṅgika (hệ quả).  bTsoṅ-kha-pa cũng nói là cho dù là có những bộ luận về Mahāprajñāpāramitā-sūtra được viết bởi những bậc thầy như Diṅnāga và Daṃṣṭrasena, không tác phẩm nào của họ có thể được coi là luận thuyết căn bản. Chỉ có Abhisamayālaṅkāra là có tầm quan trọng thực sự, vì nó phơi bày những cách thức tu tập và chứng đắc, như là được giải thích trong sūtra, và ăn khớp với cách trình bày về tánh Không trong bộ Mādhyamika-kārikā  của ngài Nāgājuna (Long Thọ).


Sau khi được truyền bá rộng rãi tại Ấn Độ,  Abhisamayālaṅkāra được đánh giá rất cao bởi học giả. Lúc đầu ngài Ārya Vimuktisena, một đệ tử của ngài Vasubandhu (Thế Thân), đã viết bộ Pañcaviṃśatisāhasrikā-prajñāpāramito-padeśa-śāstrābhisamayālaṅkāra-vṛtti để bình luận về Abhisamayālaṅkāra, tiếp nối ngài là học trò của ngài, ngài Bhadanta Vimuktisena cũng soạn một bộ chú giải phụ (ṭikā) về tác phẩm đó. Cả hai luận này sống vào khoảng giữa Thế Kỷ Thứ Tư và đầu Thế Kỷ Thứ Năm và thuyết giảng trong vùng trung tâm Ấn Độ và những vùng lân cận. Sau đó, vào Thế Kỷ Thứ Tám và Thứ Chính, vua Dharmapāla (Hộ Pháp) (trị vì cỡ từ năm 770-810 A.C.) thuộc triều đại Pāla ở miền Đông Ấn Độ đã bày tỏ sự quý trọng đặc biệt đối với Mahāprajñāpāramitā-sūtra; vị thầy của nhà vua, là ngài Haribhadra, đã nối tiếng đặc biệt vì những nghiên cứu của ngài về Mahāprajñāpāramitā-sūtra   Abhisamayālaṅkāra. Ngài đã viết ba (hoặc bốn) tác phẩm chú giải bộ śāstra này; trong số đó bộ  Abhisamayālaṅkāra-nāma-prajñāpāramitopadeśaśāstra-vṛtti (còn được biết với tên là Sphuṭārtha) và  Aṣṭasāhasrikā-prajñāpāramitā-vyākhyābhisamayālaṅkārāloka là những tác phẩm quan trọng nhất. Những tác phẩm dẫn giải về Abhisamayālaṅkāra, đa số là dựa trên hai tác phẩm của ngài Haribhadra. Trong khoảng thời gian bốn trăm năm sau đó, vào đầu Thế Kỷ Thứ 13 khi Phật Giáo suy tàn tại Ấn Độ, bộ  Abhisamayālaṅkāra vẫn luôn luôn được nghiên cứu phổ biến. Tổng cộng có hai mươi mốt tác phẩm chú giải Abhisamayālaṅkāra, bao gồm những tác phẩm của ngài Vimuktisena và ngài Haribhadra, được giới thiệu đến Tây Tạng và được dịch sang tiếng Tây Tạng–tất cả tác phẩm  được tập hợp trong Tạng Tengyur (Luận Tạng). Những luận sư như ngài Ratnākaraśānti và ngài Prajñākaramati đều sống vào đầu Thế Kỷ 11 và họ từng là những dvāra-paṇḍita (người giữ cổng) của trường đại học nổi tiếng Vikramaśīla. Ngài Abhayākaragupta (xem mục cùng tên), giảng viên trưởng tại Vajrāsana, Vikramaśīla, và Nālandā ở những thời điểm khác nhau. Các vị đều là những bậc thầy tuyệt vời ở thời đó, am hiểu về những giáo lý phổ biến và bí truyền của Phật Giáo. Việc tất cả các vị từng viết chú giải về Abhisamayālaṅkāra chứng tỏ việc bộ luận này đã có tầm ảnh hưởng lớn lên những giáo lý của Phật Giáo. Nói một cách tóm tắt, không có một sự nghi ngờ nào rằng bộ śāstra này đã giành được một vị trí quan trọng trong lịch sử Phật Giáo Ấn Độ  giai đoạn hậu kỳ.

Tác phẩm này đã được giới thiệu đến Tây Tạng ở một thời gian  sớm và theo truyền thống thì giai đoạn đó nằm vào cỡ đầu Thế Kỷ Thứ Chín, tức là thời kỳ Phật Giáo vừa mới được truyền bá ở Tây Tạng, và dịch giả Dpal-brtsegs đã phiên dịch tài liệu sang tiếng Tây Tạng. Về phần Tạng Tengyur (Luận Tạng của Tây Tạng) của văn bản Tây Tạng, chúng ta vẫn có bản dịch của vị của bộ Vṛtti của ngài Haribhadra và bộ Sanñcayagāthāpañjikā của ngài Buddhaśījñāna. Trong giai đoạn sau của thời kỳ truyền bá Phật Giáo tại Tây Tạng, nhà dịch giả lớn, Rin-chen-bzaṅ-po (958-1055 A.C.), đã dịch bộ Āloka sang tiếng Tây Tạng. Những bản dịch có tầm ảnh hưởng lớn nhất vào những thời kỳ sau là của Rṅog Blo-Idan śes-rab (1059-1109 A.C.) và vị đã dịch lại bộ Kārikā về Abhisamayālaṅkāra và bản chính sửa lại của bộ Vṛitti và bộ Āloka. Những bản chỉnh sửa lại bây giờ trở thành những văn bản phổ biến được sử dụng ở những vùng Mông Cổ và Tây Tạng. Vị cũng đã viết một tác phẩm chú giải về  Abhisamayālaṅkāra, và tác phẩm của vị đánh dấu điểm khởi đầu cho những bộ luận khác thuộc thể loại này được viết bởi một tác giả Tây Tạng. Học trò của vị, Śes-rab ḥbar, và học trò của vị  Śes-rab ḥbar, vị Byaṅ-chub ye-ses, đã lần lượt truyền bá bộ śāstra trong vùng Tây Tạng và đã soạn một số bộ luận về nó. Những tác phẩm của hộ tạo nên nền tảng cho những luận sư nối tiếp họ. Những học trò của vị  Byaṅ-chub ye-ses, vị Śes-rab brtson-ḥgrus và Gshon-nu tshul-khrimṣ, và học trò của các vị, Smon-lam tshul-krimṣm, tất cả đều đã soạn ra những luận thuyết dẫn giải; và những luận thuyết của Smon-lam tshul-krimṣm bàn chi tiết về những tác phẩm của ngài Vimuktisena và ngài Haribhadra, càn gây ảnh hưởng lớn hơn. Sau đó, bộ Abhisamayālaṅkāra đã trở thành một tác phẩm quan trọng bắt buộc phải được học bởi những bộ phái Phật Giáo khác nhau ở Tây Tạng, và những học giả của từng phái có những bộ luận riêng của họ về bộ Abhisamayālaṅkāra. (Vị dịch giả được nhắc đến ở trên, Rṅog Blo-Idan śes-rab và  những học trò của vị thuộc về phái Bkaḥ-gdams-pa, và vì vậy phái này có một sự quý trọng đặc biệt đối với bộ Abhisamayālaṅkāra và tạo một ảnh hưởng sâu sắc và rộng rãi lên những thế hệ sau).Vào khoảng Thế Kỷ Thứ 14 và Thế Kỷ Thứ 15, bTsoṅ-kha-pa Blo-bzaṅ grags-pa (1357-1419 A.C.), người sáng lập phái Dge-lugs-pa ở Tây Tạng, cũng đã có thái độ rất tôn kính đối với bộ Abhisamayālaṅkāra và đã viết Rgya-cher-bśad-paḥi legs-bśad gser-phriṅ, là một tác phẩm chú giải bao hàm nhất và rõ rệt nhất được viết bởi một tác giả Tây Tạng. Những môn đồ trưởng của vị, như là Rgyal-tsab, Mkhas-grub, Dge-ḥdun grub-pa và những học trò khác và những học giả sau họ lần lượt soạn những tác phẩm bình luận về  Abhisamayālaṅkāra. Vào Thế Kỷ Thứ 17 và Thế Kỷ Thứ 18 vào thời kỳ của vị Ḥjam-dbyaṅs-bshad-paḥi rdo-rje (1648-1742 A.C.), đã có hơn một trăm tác phẩm chú giải về Abhisamayālaṅkāra. Vị này đã đọc qua chúng, và vị đã bổ sung những tác phẩm thời đó với hai tác phẩm dẫn giải, đó là Rin-chen sgron-me (cũng được biết đến với tên Phar-phyin skab-brgyad-pa) và Don-bdun-bcu. Và tất cả những tác phẩm này đã được hưởng một danh tiếng cao quý và đã có sức ảnh hưởng đáng kể lên những vùng Mông Cổ và Tây Tạng, vì, theo hệ thống giáo dục tại những tu viện thuộc phái Dge-lugs-pa, bộ Abhisamayālaṅkāra là một quyển sách tất yếu của cách học tập theo đường lối Prajñā trong số năm đường lối học tập, và những bộ luận nổi tiếng về nó đã trở thành những tác phẩm tham khảo không thể bỏ qua.

WANG SEN.

THAM KHẢO: Fa-tsun, A Brief Exposition on the Abhisamayālaṅkāra, Chungking, 1938. Gshon-nu-dpal, Deb-ther sṅon-po, bản Lhasa. Obermiller, E., The Doctrine of Prajñāpāramitā as exposed in the Abhisamayālaṅkāra of Matreiya, Leyden, 1932. Tārānātha, Rgya-gar chos-ḥbyuṅ, bản Sde-dge.



[1] Bài đóng góp này được gửi vào bởi Ủy Ban Tiếng Hán của chúng tôi được in ở đây vì bài đóng góp này bổ sung cho những thông tin cung cấp trong bài đằng trước của Tiến Sĩ Conzé. Bài này được in dưới hình dạng mà chúng tôi đã nhận được nó vì bất cứ sự cố gắng giảm bớt thông tin được cung cấp trong bài kia sẽ thay đổi cấu trúc cách sắp xếp thứ tự những bài đóng góp — G.P.M.