ABHISAMAYA SAṂYUTTA (Tương Ứng Minh Kiến)
ABHISAMAYA SAṂYUTTA (Tương Ứng Minh Kiến) bao gồm một tổng hợp mười một bài kinh được thuyết giảng bởi Đức Phật, khi Ngài ở thành Sāvatthi (Xá Vệ) (S. II, 133-139). Mục đích của chúng, ngoại trừ phẩm cuối, dường như là để chỉ ra rằng sự gian khổ mà một đệ tử cao quý, người sở hữu chánh kiến (diṭṭhisampanna), và trụ trong chân lý (abhisametāvī), đã tiền định sẽ phải chịu đựng tối đa là bảy kiếp (sattakhattuṃ paramatā), không bằng một phần một trăm, một phần một nghìn hoặc một phần một trăm nghìn mức độ gian khổ mà đệ tử đó đã loại trừ. Dường như, và đây là một điểm được củng cố bởi chú giải, những phẩm này ám chỉ những đệ tử sotāpanna (nhập lưu) (người đã đạt được quả vị đầu tiên của sự giác ngộ).
Mỗi bài kinh có hai phần: phần đầu là phần so sánh và phần thứ hai bàn về sotāpanna. Phần thứ hai được giữ nguyên xuyên suốt tất cả các phẩm, trong khi phần so sánh thì khác nhau.
Những bài kinh này đã được đặt tên dựa trên những so sánh được đặt vào ở phần đầu của mỗi phẩm. Những phẩm xuất hiện theo thứ tự sau: Nakhasikhā (Đầu Ngón Tay), Pokkaraṇi (Hồ Sen); Sambhejja (Nước Sông Hợp Dòng) (1), (2); Paṭhavī (Quả Đất) (1), (2); Samudda (Biển) (1), (2); Pabbatūpamā (Ví Dụ Với Núi) (1), (2), (3).
Nhưng, trong phẩm cuối cùng (Pabbatūpamā:3), trong phẩm đó có những điểm khác biệt đáng kể, sự so sánh là giữa những sự chứng đắc (adhigama) của một người đệ tự cao quý sở hữu chánh kiến và những người ẩn sĩ, những brāhmans (bà-la-môn) và những khất sĩ lang thang tự nhận là thuộc về tín ngưỡng khác (aññatittiya-samaṇa-brāhmaṇa-paribbājakānaṃ). Ở đây cũng vậy, những sự chứng đắc của nhóm thứ hai được cho là không bằng một bằng một phần một trăm, một phần một nghìn hoặc một phần một trăm nghìn của nhóm thứ nhất. Phẩm cuối cùng, do đó, có vẻ như là không ăn khớp với những phẩm khác vì những phẩm kia có mục đích khác trong tầm nhìn. Phẩm cuối cũng khác biệt vì một câu cuối ở kết phẩm kinh: “Cũng vậy, chứng đắc lớn, này các Tỳ-kheo, là kiến cụ túc, là người đã chứng được đại trí như vậy. ,” còn ở những chỗ khác ngài nói: “Như vậy lợi ích lớn thay, này các Tỳ-kheo, là pháp minh kiến; như vậy lợi ích lớn thay là chứng đắc pháp nhãn!”Những phẩm của Abhisamaya Saṃyutta (Tương Ứng Minh Kiến), trừ phẩm cuối, gần như cũng giống hệt với những phẩm của Abhisamaya Vagga (Phẩm Chứng Đạt) thuộc Sacca Saṃyutta (Tương Ứng Sự Thật). Abhisamaya Vagga cũng đi cùng thứ tự và giống về kết cấu và mục đích giáo lý. Chúng chỉ khác nhau về văn phong, tức là, cách sử dụng những từ ngữ nhất định ở những phần có sự so sánh , hoặc thay thế một môt câu cổ vũ và thúc đẩy những vị Tỳ-kheo. Điểm cuối là một đặc điểm của Abhisamaya Vagga.
Không giống như là Abhisamaya Saṃyutta (Tương Ứng Minh Kiến) gồm có mười một bài kinh, thì Abhisamaya Vagga (Phẩm Chứng Đạt) chỉ có mười. Bài kinh bị thiếu, tương ứng với bài kinh cuối của Abhisamaya Saṃyutta, xuất hiện gần cuối Papāta Vagga (Phẩm Vực Thẳm). Và Papāta Vagga (Phẩm Vực Thẳm) thực ra là vagga nằm liền trước Abhisamaya Vagga (Phẩm Chứng Đạt). Ổ phẩm này, bài kinh giống hệt bài kinh ở cuối Abhisamaya Saṃyutta (Tương Ứng Minh Kiến). Ở trước bài kinh này là có hai bài kinh khác (Pabbatūpamā, Ví Dụ Với Núi): (1) & (2) và bài kinh được nhắc đến, cùng với nhau, đều đi theo thứ tự giống như ba bài kinh cuối của Abhisamaya Saṃyutta (Tương Ứng Minh Kiến). Nhưng những bài kinh ở phần cuối của Abhisamaya Saṃyutta (Tương Ứng Minh Kiến) và Abhisamaya Vagga (Phẩm Chứng Đạt), không có bài kinh nào là ăn khớp với cấu trúc chung và mục đích của những bài kinh khác ở cùng phần. Do vậy, có khả năng là sự thiếu ăn khớp này là do một sự đặt sai chỗ, nhưng vẫn không rõ là từ đâu.