ABHISAṄKHĀRA (Tác Hành)

ABHISAṄKHĀRA (Tác Hành), thường xuất hiện ở những từ ghép, ví dụ như gamiyābhisaṅkhāra (A. IV, 17), xu hướng hoặc sự chuẩn bị cho một hành trình, iddhābhisaṅkhāra (D. I, trang 106), sự vận hành của những sức mạnh thần thông, mặc dụ là bị chỉ trích nặng nề trong Giới Luật (Vin. III, 80), vẫn được nhắc đến ở một số trường hợp  mà còn thậm chí còn với sự cho phép của chính Đức Phật (S. V, 270). Thuật ngữ này, dựa trên cách dùng của nó, khổng chỉ ám chỉ dạng tăng trưởng cường độ của saṅkhāra (xem mục cùng tên), với nghĩa gốc chỉ ra một sự chuẩn bị hoặc là một ý định hành động. Thuật ngữ này nói lên một sự tích lũy nỗ lực để chuẩn bị cho hành động và nỗ lực được dự trữ phóng ra khi hành động được thực hiện. Do đó, thuật ngữ này được sử dụng cho những hành nghiệp trong quá khứ tạo nhân cho sự tái sanh. Những hành nghiệp có thể hành nghiệp thiện đầy phước đức (puññābhisaṅkhāra) hoặc ngược lại (apuññābhisaṅkhāra), và kết quả là một sự tái sanh tương xứng. Chúng có thể là những hành nghiệp “không quan trọng’ (ānenjābhisaṅkhāra), là hành nghiệp tác động đến sự dòng trôi chảy của sanh tử (bhavaṅga-sola). Theo giáo lý duyên khởi (paṭiccasamuppāda), những hành nghiệp này luôn luôn bị chi phối bởi vô minh (avijjā). Và “khi nào vô minh và ai được đoạn diệt, không còn…..” (S. II, 81).

Một sự phân biệt thuộc về bản chất giữa kammasaṅkhara dường như hình thành, mỗi khi thuyết về những nhân tạo tác (nidāna) thì thuật ngữ thứ hai được ưa chuộng hơn để ám chỉ hành nghiệp, như là một hành động có kế hoạch. Điểm này được chỉ rõ trong trích dẫn sau đây: “Một người vô minh có ý định hành động (tạo phước thiện, tạo nghiệp ác, hoặc là không quan trọng) và ý thức khởi sanh; nhưng khi vô minh được xua đuổi và trí tuệ khởi sinh, người ấy không người đó không cần phải lên kế hoạch hành động. Không có ý định, không mong muốn, người ấy không bám chấp và hoàn toàn giải thoát ” (S. II, 82)  (không thấy trích dẫn gốc).

Cho nên, Abhisaṅkhāra là một sự lên kế hoạch hành động hoặc có hành động có ý định và được sử dụng như là đồng nghĩa với sự muốn hoặc là có chủ đích: abisaṅkharonto anabhisañcetayanto na kiñci loke upādiyati: không ý định hành động, không mong muốn, người ấy không bám chấp với bất cứ thứ gì trên thế gian (cùng tài liệu).

Nó cũng được sử dụng liên kết với ý thức (abhisaṅkhāra-viññāṇa) bởi ngài Buddaghosa (Phật Âm) (DhsA. trang 357) là cái mà sẽ chuẩn bị cho sự ra đời mới, và không nên bị nhầm lẫn với thức-tái-sanh (paṭisandhiviññāṇa) là một loại thức chỉ nhận quả nghiệp (hoàn toàn thụ động),, khởi sinh vào thời điểm thụ thai (??).

H. G. A. v. Z.