ABHIPĀRAGA
ABHIPĀRAGA, một người bạn và người đồng hành thời thơ ấu của một vị Bồ-tát (cách gọi Đức Phật trước khi thành đạo) trong một kiếp ngài sinh ra là một vị vua của vương quốc Śibis với kinh đô nằm ở Ariṭṭhapura. Trong truyền thống Pali chứa trong truyện Ummadantī Jātaka (Bổn sanh chuyện kỹ nữ Ummadantī) –(J. V, 209-227) và mẩu chuyện này cũng cho chúng ta biết rằng vị Bồ-tát đó không phải là ai khác mà chính là tiền thân của ngài Xá Lợi Phất, và tiền thân của ngài có tên là Ahipāraka. Hai người đã lớn lên là bạn của nhau và khi hai người mười sáu tuổi thì đi học tại trường Đại Học Takasilā. Khi quay về sau khi hoàn tất việc học của mình, vị Bồ-tát trở thành vua và đã ban cho Abhipāraga chức tổng tư lệnh (senāpati). Tuy nhiên, truyền thống Sanskrit, đại diện bởi Jātakamālā (80-87), thì cho rằng Abhipāraga là một quan đại thần (amātya) của vị Bồ-tát, là một quan chức cao (amātyamukhyaḥ) làm việc cho vua. Sự liên kết giữa hai người, cần được lưu ý rằng truyền thống Pali vị Bồ-tát gọi tổng tư lệnh của mình là katte, dựa theo chú giải, thì có nghĩa là “người hành động cho sự thịnh vượng của nhà vua,” tức là vẫn là chức năng của một quan đại thần (so sánh với J. V, 220 & 225; và bộ Chuyện Bổn sanh, V, trang 113, số 1).
Abhipāraga đã kết hôn với một thiếu nữ tuyệt đẹp, Ummadantī, con gái của Kirīṭavatsa, một người công dân tiêu biểu của thị trấn. Một ngày nọ, vị Bồ-tát trong khi đi ngang qua thị trấn, đã bắt gặp Unmadantī và tức khắc đã bị hớp hồn bởi cảm xúc khao khát người phụ nữ đó. Khi đi thăm nhà vua, người đã đổ bệnh vì tương tư, Abhipāraga, người rất tinh xảo trong việc phán đoán lòng người qua biểu hiện trên khuôn mặt và cử chỉ (iṅgitākāragrahaṇanipuṇamtiḥ), đã nhận ra rằng nhà vua đã phải lòng vợ mình.
Luôn luôn nghĩ về sự tốt đẹp cho nhà vua, Abhipāraga muốn đưa vợ mình cho vua. Trong sự cố gắng thuyết phục nhà vua để chấp nhận vợ mình, Abhipāraga đã lý lẽ rằng nhà vua chỉ giúp cho món quà, là vợ mình, được tăng giá trị bằng
cách chấp nhận lòng tốt của Abhipāraga, rằng sự chấp thuận của nhà vua sẽ là một sự ân huệ chứ không phải là một nỗi buồn; và danh tiếng của nhà vua không cần phải bị tổn hại vì sự trao đổi này sẽ diễn ra một cách bí mật giữa hai người họ, và sự trao đổi này sẽ cho Abhipāraga một sự hài lòng trên phương diện là một sự hài lòng của bề tôi được phục vụ quyền lợi của chủ nhân với một tấm lòng trung thành. Tình yêu dành cho nhà vua lớnđến độ, Abhipāraga đã thể hiện ý định của mình rằng nếu nhà vua không chấp nhận thì Abhipāraga sẽ bắt vợ mình làm mại dâm, người mà ai cũng có thể tiếp cận được. Abhipāraga cũng đã quả quyết với nhà vua rằng sẽ chịu tất cả sự chê trách về hành động của mình, và sự chê trách chỉ là một vấn đề nhỏ khi so với sự hoan hỷ gặt hái được vì đã thúc đẩy được niềm vui của nhà vua. Tuy vậy, nhà vua đã phản đối lại tất cả những lập luận Abhipāraga đưa ra và nói là ngài không thể làm điều có lỗi đi ngược với lương tâm đạo đức của mình.
“Những quan điểm không thuộc đạo Phật đều giống nhau ở điểm này, đó là chúng đều ghi lại rằng nhà vua cuối cùng đã qua đời vì tình yêu, và người cận thần trung thành sau đó đã tự vẫn” (J. S. Speyer: SSB, I, 124). Nhưng, đạo Phật đã dùng câu truyện trên để minh họa một điều đó là “những người hiền nhân thời xưa, cho dù là trị vì một vương quốc, mỗi khi ái dục phát sinh trong tim họ, đã bị điều khiển bởi cảm giác đó trong một thời gian, nhưng vì họ đã kiểm soát được những suy nghĩ lang thang của bản thân mà họ đã không sai phạm đạo đức” (J. V, 209), và theo quan điểm nhà Phật nhà vua và người quan đại thần của mình vẫn tiếp cuộc đời của mình ở những kiếp khác, vẫn nỗ lực kiểm soát những giác quan của mình.