ABHIÑÑĀ SUTTA (Kinh Thắng Trí)

ABHIÑÑĀ SUTTA (Kinh Thắng Trí), xuất hiện trong Catukka Nipāta (Chương Bốn Pháp) thuộc Tăng Chi Bộ Kinh (A. II, 246), nói về trí tuệ trực giác (abhiññā), là phương tiện mà theo đó năm nhân tố của sự bám víu (pañcupādānakkhandhā), tức là thân (rūpa), cảm xúc (vedanā), nhận thức (saññā), tâm hành (saṅkhārā), và ý thức (viññāṇa) phải được hiểu thấu đáo (pariññeyyā).

Trí tuệ trực giác  (abhiññā) cũng là phương tiện qua nó sự vô minh (avijjā) và sự khao khát tái sinh (bhavataṇhā) được đoạn tận (pahātabbā). Một lần nữa chính trí tuệ trực giác cũng là phương tiện thúc đẩy văn hóa (bhāvetabbā) hỗ trợ sự tĩnh lặng của tâm (samatha) và sự nhìn xuyên thấu (vipassanā). Sau cùng, trí tuệ trực giác là phương tiện dẫn đến sự chứng ngộ (sacchikātabbā) của  trí huệ (vijjā) và giải thoát (vimutti).

Cũng dưới cái tên này, có thể xếp vào một nhóm gồm 85 bài kinh được ghi lại một cách hết sức cô đọng và tạo nên phần cuối của chương Năm Pháp (pañcaka nipāta) của Tăng Chi Bộ Kinh (A. III, 277-8). “Vì trí tuệ xuyên thấu trực tiếp (abhiññāya) nhận biết mười bảy pháp bất thiện tức là  tham (rāga), sân (dosa), si (moha), nóng giận  (kodha), thù hằn (upanāha), đạo đức giả (makkha), hiểm độc (paḷāsa), đố kỵ (issā), hám lợi (macchariya), dối trá (māyā), mánh khóe (sāṭheyya), ngoan cố (thambha), bốc đồng (sārambha), kiêu hãnh (māna), ngạo mạn (atimāna), mê mờ (mada), lười biếng  (pamāda), nên năm trạng thái tâm sau đây cần được rèn luyện:

(a) sự nhận thức về những thứ phản cảm (asubhasaññā), (2) về cái chết (maraṇasaññā, (3) về sự hiểm nguy (ādīnavasaññā), (4) về sự phân hoại của thực phẩm (āhāre paṭikkūla-saññā) và sự không vui, u buồn trong toàn thể thế giới (sabbaloke anabhiratasaññā); (b) sự nhận thức về sự vô thường (aniccasaññā), về sự vô ngã (anattasaññā), về cái chết  (maraṇasaññā), về sự phân hoại của thực phẩm (ahārepaṭikkūlasaññā) và sự không vui, u buồn trong toàn thể thế giới (sabbaloke anabhiratasañña); (c) sự nhận thức về sự vô thường (aniccasaññā), về sự phiền não trong sự vô thường (anicce dukkhasañña), về sự vô ngã của phiền não (dukkhe anattasaññā), về sự buông bỏ (pahānasaññā) và sự không dục vọng (virāgasaññā); (d) ngũ căn (indriya) bao gồm lòng tin (saddhā), tinh tấn (viriya), niệm (sati), định (samādhi) và trí huệ (paññā).”

Sự lặp lại và sự giống nhau về ý nghĩa xảy ra thường xuyên rất dễ nhận ra vì lý do những phẩm này rất là súc tích.