ABHINIVESA SUTTA (Kinh Abhinivesa)

ABHINIVESA SUTTA (Kinh Abhinivesa). Có hai bài kinh cùng tên này, cả hai đều xuất hiện vào phần sau cùng của Tương ưng Uẩn (Khandha Saṃyutta: S. III, 186). Sự khác nhau giữa hai bài kinh chỉ nằm ở một chữ. Bài kinh đầu tiên đề cập đến trói buộc của sự phụ thuộc vào kiết sử (trói buộc-saññojanā) do bám víu vào ngũ uẩn. Sự trói buộc vào các kiết sử (saññojanābhinivesa- vinibandha) được nhấn mạnh hơn trong bài kinh thứ hai cùng tên, trở thành sự chấp trước vào các trói buộc của kiết sử (saññojanābhinivesa- vinibandhā- jjhosāna). Những kiết sử được nói đến ở đây không phải là mười kiết sử thông thường (dasasaṃyojana), để bẻ gãy những trói buộc này đòi hỏi sự phát triển dần dần trên con đường dẫn tới thánh quả. Những kiết sử được xem xét trong hai bài kinh này bao gồm sắc (rūpa), thọ (vedanā), tưởng (saññā), hành (saṅkhārā), thức (viññāṇa). Sự dính mắc (abhinivesa) vào những kiết sử là một sự trói buộc (vinibandka), nhưng sự chấp trước (ajjhosāna) vào trói buộc đó khiến sự giải thoát gần như là vô vọng. Chính sự quán chiếu rằng năm uẩn là vô thường, rằng vô thường là bất như ý và phải có thể thay đổi; nhờ quán chiếu như vậy mà không còn trói buộc nào của sự phụ thuộc có thể phát sinh cũng như không còn dính mắc nào vào sự trói buộc đó. Do đó, những với người nhìn sự vật như vậy,  sẽ có được hiểu biết rằng: sự tái sanh không còn xảy ra với vị ấy trong tiến trình sanh khởi hiện tại (nāparam itthattāyāti pajānāti).

H. G. A. v. Z.