ABHINIMMITA-RŪPĀNI (Ấn Chứng Sắc)
ABHINIMMITA-RŪPĀNI (Ấn Chứng Sắc), hình thể thuộc thị giác được tạo ra bởi sức mạnh thần kỳ của ṛddhi (thần thông) (Pali: iddhi). Một ví dụ tốt là trong trường hợp của Đức Phật, khi Ngài đi lên tầng trời Tāvatiṃsa để thuyết giảng Abhidharma (Vi Diệu pháp) cho chư thiên, được kể rằng Ngài đã tạo một hình thể theo hình tượng của chính Ngài (nimmita-Buddha) mà Ngài để lại trước khi Ngài đi về Uttarakuru (Bắc Cu-lô Châu) để Ngài Khất Thực. Và hình thể mà Đức Phật tạo ra được kể là vẫn tiếp tục thuyết giảng cho đến khi Ngài quay lại trở về sau khi đi khất thực (Vism II, 391); tương tự như vậy, ngài thera Cūlapanthaka (Trưởng lão Châu-lợi-bàn-đặc ) được kể lại rằng đã từng tạo một nghìn hình thể theo hình tượng của chính ngài (DhpA. IV, 180 f). Một kỳ công như vậy, do đó, được gọi là “tạo tác bằng iddhi (thần thông)” (iddhidābhisaṅkhāra). Tuy nhiên, hành động này không là một dạng ma thuật, như có những người đã lầm tưởng (CPD, trang 358), mà ám chỉ một khả năng chuyển hoặc là hướng tâm đến việc tạo tác những hình thể thuộc thị giác, như là mong muốn và bất cứ khi nào muốn.
Hành động tạo ra những hình thể, mỗi khi nó được nhắc đến, theo như bộ Dīgha Nikāya, bao gồm khả năng chuyển người tạo ra hình thể từ một người thành nhiều người và ngược lại (eko pi hutvā bahudhā hoti, bahudhā pi hutvā eko hoti: D. ii, 87; xi, 4). Cũng trong cùng bộ kinh (ii, 85) cũng đề cập đến khả năng tạo ra từ chính bản thân một người tạo một thân hình khác được tạo từ tâm (mayomayaṃ) nhưng mà lại là vật chất (rūpāni), với đầy đủ bộ phận và giác quan (sabbaṅgapaccangiṃ abhīnindriyaṃ). Mặc dù thành ngữ ‘thể hiện iddhi (thần thông)” được dùng cho trường hợp đầu, thành ngữ này không được dùng cho trường hợp sau. Tuy nhiên, một nỗ lực để khắc phục sự bất thường này được tìm thấy trong bộ Visuddhimagga (Thanh Tịnh Đạo) (II, 378), và xem khả năng trong trường hợp thứ hai là một trong mười loại iddhi (thần thông) (xem mục cùng tên).
Khả năng để tạo ra những hình thể có thể đạt được chỉ sau khi đắc được định cuối cùng trong những định thuộc sắc giới, đó là khi tâm được làm cho hoàn toàn tĩnh lặng, trong sạch, mềm mỏng, dễ bảo, và kiên định. Khi đạt được những tiêu chuẩn đó thì tâm có thể được chuyển hoặc hướng đến sự chứng đặc những trí tuệ siêu việt hơn (abhiññā – thắng trí) và thắng trí đầu tiên được gọi là iddhividhaññāna (thần thông trí)
, và nó giống với khả năng được nhắc đến ở trên, mặc dù khả năng này không hạn chế trong phạm vi chỉ tạo hình thể.
H.S.C