ABHINĪHĀRA (Đại Nguyện)

ABHINĪHĀRA (Đại Nguyện), là thuật ngữ bắt nguồn từ một động từ với ý nghĩa “phát ra” hoặc “hướng đến.” Theo nghĩa giáo lý, ý nghĩa  phát triển từ hai nghĩa căn bản vừa được nhắc đến, theo như truyền thống luận giải, thì thuật ngữ này có nghĩa là “nguyện vọng ban đầu” (pubbapatthanā) hoặc là “quyết tâm đầu tiên” (mūlapaṇdhanā), căn bản với tất cả các vị Bồ-tát, hoặc với những ai đi tìm sự giác ngộ, không kể là họ muốn trở thành sammāsambuddha (Đức

 Phật Chánh Đẳng Chánh Giác), paccekabuddha (Đức Phật Độc Giác), hoặc arahant (A-la-hán) (AA, I, 135; ApA. 140).

Trong Kinh Buddhavaṃsa (Phật Sử) (trang 9), nơi mà thuật ngữ này xuất hiện theo nghĩa giáo lý, tám điều kiện tiênquyết cần thiết được nhắc đến để cho những ai đi tìm sự giác ngộ triệt để cần phải có nếu họ muốn thành công với tâm nguyện ban đầu của mình. Khổ thơ chỉ ra điểm này được viết như sau:


Manussataṃ liṅgasampatthi hetu satthāradassanaṃ pabbajjā guṇasampatti adhikāro ca chandatā aṭṭhadhammasamodhānā abhinīhāro samijjhati

Bộ Kinh Apadāna (Kinh Thí Dụ) giải thích tám điều kiện này như sau: (1,2) được sinh ra làm người và làm nam giới, (3) có khả năng, nếu muốn, đạt được giác ngộ với quả vị A-la-hán cùng kiếp mà lời nguyện được thực hiện, (4) sự may mắn gặp được một vị thầy đã đạt được giác ngộ, (5) sự tịch tịnh, (6) sự tinh thông tám trạng thái định (aṭṭhasamāpatti) và đạt được năm thần thông (pañca abhiññā)[1]1, (7) dành trọn đời đi theo Bậc Chánh Đẳng Chánh Giác[2]2, và (8) một nguyện vọng chân thành hoặc nỗ lực để biến mục tiêu thành hiện thực. Tất cả những điểm này, được cho là những tiêu chuẩn cơ bản để cho phép một người đạt được giác ngộ (BwA. 91-92).

Kinh Buddhavaṃsa (Phật Sử) và chú giải của nó đã ghi chép lại những minh họa việc vị Bồ-tát, người nhiều kiếp sau trở thành Đức Thích-ca-mâu-ni, nhiều đời nhiều kiếp đã nguyện thành Phật liên tục dưới nhiều thời những Đức Phật khác, bắt đầu với Đức Phật Dīpaṅkara (Nhiên Đăng) và kết thúc với Đức Phật Kassapa (Ca-diếp).

Nhưng trong trường hợp một người nguyện giác ngộ một cách biệt lập, tức là, nguyện trở thành một paccekabuddha (Đức Phật Độc Giác), những tiêu chuẩn tối thiểu mà người đó cần có tại thời điểm phát nguyện gồm bốn tiêu chuẩn ở trên (số 1, 2, 7, và 8) và một thêm một tiêu chuẩn nữa, đó là, sự chứng kiến một người đã chứng đắc được sự ly ái dục (vigatāsavadassanaṃ), mà chú giải giải thích là khả năng gặp được được một sammāsambuddha (Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác), paccekabuddha (Đức Phật Độc Giác), hoặc arahant (A-la-hán).

Và trong trường hợp một người chỉ nguyện đơn giản trở thành một vị A-la-hán chỉ cần đạt được hai tiêu chuẩn cần thiết, đó là, một ý thức chịu hy sinh kể cả tính mạng (attapariccāya) và một sự mong muốn chân thành biến mục tiêu của bản thân thành hiện thực (kattumyatā).

Lời phát nguyện ban đầu cũng cần phải được duy trì liên tục trong một giai đoạn thời gian rất là lâu. Trong trường hợp những ai nguyện trở thành một sammāsambuddha (Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác), thời gian cần thiết kéo dài (heṭṭhimaparicchedena) bốn A-tăng-kỳ (asaṅkheyya—không đếm được) và một trăm nghìn đại kiếp (aeons)[3], trong trường hợp của những ai nguyện trở thành những vị độc giác là hai Bất khả tính và một trăm nghìn đại kiếp[4], và những ai nguyện trở thành A-la-hán thì thời gian có thể khác biệt tùy theo việc người đó có nguyện thành một đệ tử chính (aggasāvaka) hoặc được gọi là đại để tử (mahāsāvaka).

H.S.C.



[1] Tuy nhiên, bộ ApA. giải thích guṇasampatti là những phẩm chất như sự trau dồi kỹ năng để đạt được định (trang 140).

[2] Adhikāra được giải thích trong bộ ApA., là một sự hy sinh bản thân thậm chí bao gồm sự tự nguyện hy sinh tính mạng bản thân (trang 140).

[3] ApA. trang 139: “Buddhānaṃ Ananda heṭṭhimaparicchedena cattāri asaṅkheyyāni kappasatasahassañca…..”

[4] Pacceabuddhānaṃ dve asaṅkheyyāni kappasatasahassañca tato oraṃ pāpunituṃ askkuneyya (ApA. trang 142). Trong trường hợp một vị đại đệ tử, thì là một A Tăng Kỳ và một trăm nghìn đại kiếp (ekaṃ asaṅkheyyaṃ kappasatasahassañca) còn trong trường hợp của một đại đệ tử thì chỉ là một trăm ngàn kiếp.