ABHINIṢKRAMAṆA SŪTRA (Phật Bản hạnh tập kinh)
ABHINIṢKRAMAṆA SŪTRA (Phật Bản hạnh tập kinh), là một luận thuyết, mặc dù không còn bản gốc tiếng Phạn, đã được truyền xuống bằng những bản dịch tiếng Hán.
Như là tựa đề ám chỉ, bộ kinh hoặc bộ luận này nói về giai đoạn xuất gia của vị Bồ-tát (hoàng tử Siddhārtha) để theo đuổi hành trình đi tìm sự giác ngộ. Tuy nhiên, việc sūtra này không tự hạn chế bản thân xoay quanh chủ đề câu chuyện của hoàng tử Siddhārtha được thể hiện qua những tác phẩm Hán văn, và những tác phẩm đó có thể là không phải những bản dịch của bản văn tiếng Sanskrit gốc nhưng ít nhất là chúng dựa trên nội dung được chứa đựng trong tài liệu gốc. Những tác phẩm đó là (1) Phật Bản Hạnh Tập Kinh (佛本行集經) hoặc là ‘Buddha-pūrva-carya-saṅgraha-sūtra” tức là bộ ‘Buddhacarita’ hoặc là “Abhiniṣkramana Sūtra.” Đây là một tác phẩm gồm sáu mươi chương (phẩm), và được dịch bởi ngài Jñānagupta (闍那崛, Xà Na Quật Đa, khoảng 587 A.C.) vào thời nhà Tùy. Thêm nữa, chúng ta biết dựa trên mục lục tiếng Hán Kái-yuan-shih-chiao-mu-lu (Khai Nguyên Thích Giáo Mục Lục) rằng bộ Phật Bản Hạnh được dịch sang tiếng Hán từ tiếng Phạn bởi một tu sĩ tên Chu-fa-lân (Trúc Pháp Lan) vào thời điểm sớm nhất là năm thứ mười một thuộc triều Yung-ping (Ming-ti) nhà Hán, tức là năm 68 A.C. (Beal: Romatic Legen Of Sākya Buddha). (2) I-ch’u-p’u’-sa-pen-ch’i-ching (Dị Xuất Bồ-tát Bổn Khởi Kinh) hoặc là “Một bản dịch khác của sūtra về xuất thân hoặc tiền sử của một vị Bồ Tát,’ cũng được gọi tên là Abhiniṣkramana Sūtra (?). Bộ này được dịch bởi Nieh-tao-chên vào thời nhà Tây Tấn (265-316 A.C.). (3) Hsiu-hsing-pen-ch’i-ching (宿行本起經, Túc Hành Bản Khởi Kinh (Nanjio, No. 664) hoặc là “ Sūtra về nguồn gốc của sự tu tập (của vị Bồ Tát) tức là bộ ‘Caryā-nidāna Sūtra’ và được dịch bởi Chu-ta-li (Trúc Đại Lực) (Mahā-bala?) cùng với K’ang-mêng-hsiang (Khang Mạnh Tường) (Năm 197 C.N.) thời nhà Đông Hán. Bộ này nói về cuộc đời của Đức Phật trong vòng bảy chương. Chương i nói về ‘sự xuất hiện của một (hiện tượng) kỳ lạ.’ Chương ii nói về “vị Bồ Tát tự ý hạ sanh (chuyển thức xuống hạ giới)’ tức là việc Ngài đi xuống giáng sanh ở thế gian từ cõi trời Tuṣita (Đâu suất). Chương vii nói về ‘sự khuất phục Māra (Ma Vương). (4) T’ai-tzū-shui-ying-pen-ch’i’ching (太子瑞應本起經, Thái Tử Thuỵ Ứng Bản Khởi kinh) (Nanjio, No.665) hoặc là ‘Sūtra về nguồn gốc của sự như ý của vị Hoàng Tử Được Ngôi‘ tức là bộ ‘Kumārakuśalaphalanidāna Sūtra.” Quyển sách này được dịch bởi Ch’ih-chi’ien (Chi Khiêm) vào thời nhà Ngô (Năm 222-280 A.C.). Quyển sách này không được chia thành chương và câu chuyện chỉ thuật lại đến lúc Đức Phật giáo hóa ba anh em Ca Diếp (Kāśyapa). (5) Kuo-chü-hsien-tsai-yin-kuo-ching (Quá Khứ Hiện Tại Nhân Quả Kinh) hoặc là ‘Sūtra về nhân quả của quá khứ và hiện tại’ tức là bộ ‘Atītapratyutpanna-heuphala-sūtra.’ Tác phẩm này được dịch bởi ngài Guṇabhadra, Câu Na Bạt Đà La (求那跋陀羅) vào tiền kỳ nhà Tống (Năm 420-479 A.C.), và tình tiết câu chuyện được thuật đến lúc Đức Phật giáo hóa ngài Đại Ca Diếp (Māhakāśyapa). Tác phẩm này kết thúc với một mẩu chuyện Jātaka về tiền thân Đức Phật khi ngài là một ṛṣi thánh nhân tên Shân-hui (善慧, Thiện Tuệ, Sumati), vào thời Đức Như-lai (Tathāgata) Samantaprabha.
Sau đây là một phân tích ngắn về bộ Abhiniṣkramana Sūtra (Phật Bản Hạnh Tập Kinh) và Kinh này đã được dịch sang tiếng anh với tên ‘The Romantic Legend Sākya Buddha’ (Truyền Thuyết Ly Kỳ về Đức Phật Thích-ca) bởi tác giả S. Beal. Nội dung của sáu mươi tác phẩm này đã được Mochizuki (V. 4478) chia thành năm phần. Phần đầu được trình bày bởi chương i có chức năng như một phần giới thiệu toàn bộ nội dung của tác phẩm. Vì vậy, chương đầu tiên có ngụ ý là để kích thích một thái độ ở người đọc để họ phát huy và trân quý những giáo lý Phật Giáo. Phần này của tác phẩm mở rộng ý của một đoạn trong sách ghi là ‘chỉ duy nhất một lần trong vô lượng kiếp (chu kỳ sanh diệt của vũ trụ) mới có một Đức Phật xuất hiện.’ Ý nguyện của Đức Thích Ca Mâu Ni để trở thành một vị Phật được nhắc đến, và một danh sách những Đức Phật quá khứ được Đức Phật Thích-ca đưa ra, vì Ngài có khả năng triệu về trí nhớ lý lịch của tất cả những vị Phật đã từng hiện thân vào những thời đại đã trôi qua, và dưới họ Đức Phật Thích Ca đã tạo rễ cho công đức của mình. Phần thứ hai cho chúng ta một danh sách tất cả những vị Phật quá khứ, danh sách này nằm gọn trong chương hai, và chương này chỉ tiếp tục công việc liệt kê bắt đầu từ chương đầu tiên. Phần thứ ba bàn về phả hệ của gia tộc Thích Ca, cũng chính là chủ đề của của chương iii. Phần thứ tư bao gồm những chương (iv-xxxvii) liên quan đến cuộc đời của Đức Phật từ khi Ngài đản sinh đến lần đầu Ngài thuyết giảng tại vườn Lộc Uyển. Có thể được ghi nhận rằng những chương này có khả năng cao rằng những chương này tạo nên cốt lõi gốc của tác phẩm hiện tại, và tên sách có vẻ như xác nhận giả thuyết này. Phần cuối, phần bao gồm những chương còn lại (xxxviii-lx), bàn về các đệ tử của Ngài và cuộc đời trước đó của họ trước khi thành đệ tử Phật. Một phần lớn của chương lx được dành cho những câu chuyện liên quan đến tiền thân của ngài Tôn Giả Ānanda.
Những bản dịch tiếng Hán ở trên đã được truyền đến chúng ta những truyền thống văn học liên quan đến cuộc đời Đức Phật như được ghi lại trong bộ Abhiniṣkramana Sūtra (Phật Bản Hạnh Tập Kinh), mà khả năng là nó không chỉ nói về giai đoạn xuất gia của vị hoàn tử Siddhārtha, mà còn lấy cảm hứng từ toàn bộ truyền thuyết của Ngài Thích-ca-mâu-ni, gồm cả lịch sử trước khi và sau khi Ngài xuất gia. Thêm vào đó, tác phẩm này còn chứa đựng đầy trích dẫn từ bộ Udāna (Kinh Phật Tự Thuyết), bộ Sutta-Nipāta (Kinh Tập), bộ Buddhacarita (Phật Sở Hành Tán) của ngài Aśvaghoṣa (Mã Minh) và từ một số bộ sūtras khác của phái Đại Thừa. Việc những truyền thuyết này đại diện cho truyền thống của nhiều bộ phái được chỉ ra một cách rõ rệt bởi Phật Bản Hạnh Tập Kinh khi tác phẩm này kết thúc với một chú giải thú vị liên quan đến tên của tác phẩm. Được kể lại rằng những môn đồ của phái Mahāsaṅghika (Đại Chúng Bộ) gọi tác phẩm này là bộ “Ta-Shih”; còn những môn đồ phái Sarvāstivādins (Nhất Thiết Hữu Bộ) gọi nó “Ta-Chuang-yen” (Đại Trang Nghiêm), tức là tên tiếng Hán của bộ Lalitavistara Sūtra với những tình tiết trong Kinh Đại Trang Nghiêm giống hệt nội dung của chương x, xi, và xiii của bộ Abhiniṣkramana Sūtra; những môn đồ Kàsyapìyas (Ca Diếp Di Bộ) gọi tác phẩm là
‘Fu-Wang-yin-yüan” (Tiền Duyên (Nidāna) Đức Phật hoặc là Avadāna (truyện cổ tích) về Ngài); môn đồ Dharmaguptas (Đàm-vô-đức-bộ) gọi tác phẩm này là ‘Shih-chia-mu-ni-fu-pen-hsing/ Thích Ca Mâu Ni Phật Tiền Sinh’ (Những tiền thân của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni); những người bên bộ phái Mahīśāsaka (Hóa Địa bộ) gọi tác phẩm này là ‘P’i-ni-tsang-ken-pen’ (Nền tảng của Luật Tạng).
Tuy nhiên, bộ Abhiniṣkramana Sūtra (Phật Bản Hạnh Tập Kinh) tán thành quan điểm của phái Dharmagupta (Đàm-vô-đức-bộ).
Một luận thuyết cùng tên (tiếng Phạn: ‘Mṅon-par-ḥbyuṅ-baḥi mdo’) cũng được tìm thấy trong kinh điển Tây Tạng (Kangyur). Luận thuyết này được dịch sang tiếng Tây Tạng, chỉnh sửa, và biên tập bởi một học giả người Ấn Độ Ācārya Dharmaśrībhadra và nhà dịch giả nổi tiếng Rin-chen-bzaṅ-po (ŌM. No. 967; TM. No. 301).
T. R.