ABHIMĀNA (Tăng Thượng Mạn)

ABHIMĀNA (Tăng Thượng Mạn), là trạng thái mãnh liệt hơn của māna (xem mục cùng tên), nghĩa là mạn hoặc ngã mạn, bắt nguồn từ chữ māneti, nghĩa là tôn kính, đánh giá cao; và tiền tố abhi, có nghĩa là ra, hơn, xung quanh. Vì thế, Abhimāna, là một cao ngạo toàn diện về bản thân.

Mặc dù bộ Cullaniddesa (Tiểu Diễn Giải) (505) cung cấp mười hình thức (vidha) của ngã mạn (māna), mỗi một nhóm sau bao gồm thêm một loại ngã mạn nhiều hơn là nhóm trước, đem số lượng tổng cộng thành 55 thể loại (tuy nhiên, trong số này có vài hạng mục trùng lặp), nhưng thuật ngữ Abhimāna không xuất hiện trong sách đó. Tất nhiên, không phải là một việc khó để nhận dạng từ đồng nghĩa với Abhimāna trong danh sách Tiểu Diễn Giải vì đa số từ trong danh sách đó cũng


chỉ là những từ khác biệt về cường độ. Thêm nữa, tiền tố abhi thường bị nhầm với tiền tố ati, như trong trường hợp abhikkantaatikkanta.

Thuật ngữ atimāna rất thường xuyên được dùng với những từ ghép khác có māna, như atimāna (ý hơn), mānātimāna (mạn quá mạn), omāna, adhimāna (sự ngộ nhận), asminmāna, michāmāna. Những từ ghép khác như kodhātimāna, vaṇṇātimāna, saggātimāna, anatimāna, có tồn tại nhưng để về những thuật ngữ này sẽ không giúp gì cho mục đích ở đây, trừ khi sự hoán đổi lẫn nhau giữa tiền tố abhi tiền tố ati có thể được xác nhận.

Tuy nhiên, từ này được tìm thấy trong những tác phẩm sau Tạng văn. Do đó, từ abhivadati, được dùng trong phẩm Pañcattaya Sutta (M. II, 237, 102) khi một người tuyên bố để giành lấy ý tưởng là của họ rằng Niết-bàn là chỉ đơn thần là một khái niệm có lợi hoặc hữu dụng cho sự tu tập, chứ không phải một chứng đắc thật sự (nibbānaṃ sappāyam eva paṭipadaṃ abhivadati), đã được chuyền dạng trong phẩm Papañcasūdanī (IV, 27) để miêu tả hành động “nói một cách ngạo mạn” (abhimānena upavadati). Ở trong chữ Sanskrit ghép lai, từ này được dùng như là một tính từ trong Kinh Saddharmapuṇḍarīka (Pháp Hoa) (380.1), với ý nghĩa tự hào, tự cao tự đại (abhimānika), trong khi trong Kinh Laṅkāvatāra-sūtra (Lăng Già) (146.13) cũng sử dụng tính từ này với ý nghĩa tin vào tà kiến. Ở dạng danh từ nó có thể được tìm trong bộ Gaṇḍavyūha (Kinh Hoa Nghiêm) (527.10), để chỉ ra sự ngã mạn về dòng dõi (jatyābhimānika).

Sau cùng, thuật ngữ này xuất hiện hai lần trong bộ Abhidhānappadīpikā (Danh Nghĩa Minh Đăng Kinh), một bộ từ điển của những từ đồng nghĩa tiếng Pali, mà trong đó chúng ta được đưa cho sự tương đường sau đây (hạng mục 17): ngã mạn, tự cao tự đại, tự phụ (gabba, abhimāna, ahaṁkāra) và sự ngã mạn liên quan đến sự giàu có, sự láo xược, và sự ra vẻ thông thái (dhanādi-dappe-paññayaṃ abhimāna: cùng tài liệu, 860).

H. G. A. v. Z.