ABHIJJHĀ (Tham Trước)

ABHIJJHĀ (Tham Trước), sự tham muốn, được nhắc đến trên danh nghĩa là hạng mục cuối trong một danh sách dài gồm 100 từ đồng nghĩa với từ tham lam (lobha: Dhs.§ 1059), là nguồn gốc của tất cả pháp bất thiện (akusalamūla-gốc bất hảo), bất thiện căn) mặc dù những hạng mục trong danh sách này được liệt kể để giảng nghĩa cho từ lobha hơn là tìm từ đồng nghĩa, ví dụ, thứ làm cạm bẫy (JĀLINĪ, tình dục, ham


muốn, dục vọng) thứ dẫn đến tái sanh (bhavanetti, cầu sanh hữu, muốn có), còn những hạng mục khác thì mang tính bao quát hơn là cụ thể, ví dụ như sự thèm muốn (asa), sự khao khát (tanha), sự triền cái (NĪVARANA), tất cả có thể được kèm vào những hạng mục khác không nhất thiết phải là sự tham lam.

Abhijjā là một sự tăng cường độ của sự bốc cháy (Jhāyati, bị bốc cháy, bị thiêu đốt), sự tiêu thụ, sự mòn mỏi vì ngóng đợi; tuy nhiên, nhìn từ góc độ từ nguyên học, nhìn từ này dưới dạng tiếng Phạn abhidhyāna, thì từ đó bắt nguồn từ abhi + dhyā, tức là từ chữ dhyāyati, “tìm kiếm” hoặc “săn lùng.”

Mỗi khi từ này được giảng nghĩa, thường nếu không muốn nói là luôn luôn, những miêu tả giống hệt được dùng cho Abhijjhā, tham muốn, cũng được tìm thấy ở từ lobha, tham lam (ví dụ, Dhs.§ § 389 và 391), khi cả hai thuật ngữ này được diễn tả giống hệt nhau để chỉ sự tham lam (lobha), sự tham lam vơ vét (lubbhana), sự ham dục (lubbhitatta), sự đầy dục vọng (xác thịt) (sārāga), cảm giác ham muốn (sārajjanā), bị sự tham muốn chiếm hữu (sārajjitatta), sự tham muốn (Abhijjhā), gốc bất thiện (akusalamula).

Nhưng, mặc dù những miêu tả giống hệt nhau, chúng ta sẽ thấy rằng tham lam (lobha) được gộp chung với hai bất thiện (akusalahetu) khác là sân hận (dosa) và vô minh (moha), trong khi tham muốn (Abhijjhā) thì được gộp vào thân phược (kāyagantha-dây trói thân xác) cùng với ác ý (vyāpāda), và giới cấm thủ (sīlabbata – parāmāsa – kết chặt vào nghi lễ, tín điều ), và khuynh hướng tạo thành kiến (saccābhinivesa: Dhs.§ § 1059 và 1136). Do đó, nếu chúng ta muốn phân biệt những thuật ngữ này, chúng ta có thể nói rằng lobha nghĩa là sự tham lam và tính chất của nó xem như là một nguyên nhân từ đó thì những sự bất thiện khác phát sinh, còn Abhijjhā là sự tham lam (tham muốn) được xem như là một xu hướng được thừa hưởng. Lý do là vì thân phược (kāyagantha) được giải thích là thứ trói buộc chúng ta với luân hồi, qua quá trình sanh và tử (DhsA. trang 49, 377).

Sự tham muốn (Abhijjhā) có vẻ như là một trạng thái phát triển hơn của tâm tham (lobha), vì chúng ta được chỉ dạy rằng “sự tham muốn là hành động tham muốn một thứ gì đó: một quá trình hướng đến vật sở hữu của người khác khi đối diện với vật đó. Nó có một đặc điểm là sự tác ý suy nghĩ , “A! Nếu thứ này thuộc về tôi!’ Về khía cạnh phạm lỗi, thì có thể là phạm lỗi nhỏ hoặc phạm lỗi lớn, như trong trường hợp trộm cắp. Tham lam có hai yếu tố quyết định: vật sở hữu của người khác, và sự hạ thấp bản thân mình. Dù cho tâm tham một vật thuộc sở hữu của người khác đã phát sinh (lobhe uppanne), nó vẫn chưa được xem là một hành động hoàn tất, miễn là chưa có một sự hạ thấp bản thân và nói với bản thân “A, nếu như thứ này thuộc về tôi!” (DhsA. 101). Do đó, chính sự hạ thấp bản thân mình (attano pariṇāmana) để phục vụ tâm tham (lobha) mà mới dẫn đến trạng thái chính muồi đó là sự tham muốn (Abhijjhā). 

Một sự so sánh rõ rệt hơn có thể được làm với hai nhóm lobha-dosa-moha (tham-sân-si) và Abhijjhā-vyāpāda-micchādiṭṭhi (tham muốn-ác ý-tà kiến). Khi so sánh chúng ta thấy rằng hai nhóm tương xứng với nhau ngoại trừ một điểm khác biệt nhỏ đó là nhóm ltham-sân-si có vẻ như tổng quát hơn: tham lam (lobha) đối với Abhijjhā (tham muốn); sân hận (dosa) đối với vyāpāda (ác ý); si mê/vô minh (moha) đối với tà kiến (micchādiṭṭhi). Do đó, có thể là sự tham muốn (Abhijjhā) là một trạng thái cụ thể hơn và cường độ cao hơn.

Một sự phân biệt mang tính quyết định giữa tham lam (lobha) và tham muốn (Abhijjhā) có thể được tìm thấy được trong phẩm Sammāditthi Sutta (kinh Chánh Tri Kiến), ở đó sự tham muốn được nhắc đến như một hành động ‘không không đạo đức” (Abhijjhā akusalam) và sự tham lam được nhắc đến như là cái gốc của sự ‘không đạo đức’ (lobho akusalamūlaṃ: M. I, 47).

Trong những phẩm trong Nikāyas (Kinh Tạng), chúng ta thấy sự tham muốn rất thường xuyên nhắc đến cùng với phiền não hoặc khổ tâm (Abhijjhādomanassa), ví dụ như trong phẩm Kandaraka Sutta (M. I, 340, sutta 51) và phẩm Ganaka Moggallāna Sutta (M, III, 2, sutta 107). Trong phẩm Padhāna Sutta (A. II, trang. 16. sutta 14), sự tham muốn và sự phiền não được cho thấy là kết quả của sự thiếu kiểm soát những giác quan, và nỗ lực kiềm chế (saṃvarappadhāna) được cho là liều thuốc cho sự tham muốn và sự  phiền não, và ở những nơi khác được gọi là ‘tiến bộ bằng cách thuần hóa’ (dāma paṭipadā: A. II, trang. 152, sutta 164), những giác quan mà, khi không được thuần hóa, sẽ mở cửa cho sự tham muốn và sự phiền não, sự bất thiện và những trạng thái bất lợi tràn vào.

Phẩm kinh nổi tiếng và hay được nhắc đến là phẩm về Tứ Niệm Xứ (Satipaṭṭhāna Sutta: D. II, 290), với phương pháp quán chiếu bốn phần gồm quán thân, quan thọ (cảm xúc), quán tâm, và quán pháp, miêu tả một người tu sĩ tập thiền quán là người hăng hái, hiểu thông suốt và có chánh niệm, người vượt qua được sự tham muốn và sự khổ não của thế gian (vineyya loke abhijjhā-domanassaṃ).

Việc chúng ta thường xuyên thấy khái niệm Abhijjhā (tham lam) được kết hợp nhiều với khái niệm domanassa hơn những loại dukkha (khổ) khác, là một điểm quan trọng, và trạng thái mâu thuẫn tâm được xác định là phiền não (domanassa) rọi ánh sáng kỳ lạ của nó với sự ưu ái, loại tham chấp tổng quát hơn.

Và điều này trở nên đáng kể hơn, khi chúng ta cân nhắc việc chỉ có hai trạng thái tâm được đi kèm với phiền não (domanassa-sahagata), và chúng, theo quan điểm của Abhidhamma, bắt nguồn từ hoặc là liên kết với tâm sân (paṭigha-sampayutta: Dhs.§ 413).

Vì vậy, khi sự tham muốn (Abhijjhā) được nhắc đến trong những phẩm kinh bên cạnh phiền não (domanassa), dường như hai trạng thái tâm này mặc dù nằm trong hai vị trí riêng nhưng vẫn nằm trên nền tảng giống nhau, như là tâm tham (lobha) và tâm sân (dosa), tương xứng với tâm tham muốn và tâm phiền não, cũng làm như vậy chỉ là bằng một cách tổng quát hơn.

Sự vắng mặt của tâm tham muốn (vigatabhijjhā) là một trạng thái bình an của tâm, một trạng thái cần thiết cho một vị tu sĩ khi đi khất thực, ngồi xuống dưới chân một gốc cây và bắt đầu đi vào chánh niệm (M. III, 3). Và với điểm này, chúng đã đi đến tầm quan trọng về mặt tu tập đạo đức khi cân nhắc đến sự tham muốn trên phương diện là một hành động, trong khi tầm quan trọng trên phương diện triết lý vẫn được dành cho khái niệm tham lam (lobha), là một nhân của mọi sự bất thiện: “Những kẻ khác có thể tham muốn, nhưng chúng ta ở đây không tham muốn” (pare abhijjālu bhavissanti, mayam ettha anabhijjālu bhavissama: M. I, 42). Sự tham muốn được nhắc đến là hạng mục đầu trong chuỗi năm hạng mục (năm triền cái), gồm ác ý (vyāpāda), hôn trầm và thụy miên (thīna-middha), trạo cử và hối quá (udhacca-kukkucca), và sự hoài nghi (vicikicchā), và cùng một công thức chung với những


hạng mục kia: “Vị ấy từ bỏ tham muốn ở đời, sống với tâm thoát ly tham muốn, gột rửa tâm hết tham muốn” (so abhijjham, loke pahaya vigatabhijhena cetasa viharati, abhijhaya cittam paríodheti: D. I, 71: Samaññaphala Sutta (Kinh Sa Môn Quả). “Vị ấy từ bỏ năm triền cái làm cho tâm ô uế, làm cho trí tuệ muội lược ly dục, ly pháp ác bất thiện, chứng và trú Thiền thứ nhất….” (M. I, trang 181, Cūḷahatthipadopamasutta (Tiểu kinh Dụ Dấu Chân Voi), No.27).

Chuỗi năm hạng mục này, mà trong đó thuật ngữ tham muốn (Abhijjhā) thường được thay thế bởi thuật ngữ tương ứng là tham muốn dục vọng (kāmacchanda: M. I, 60), được gọi chung là năm triền cái (pañca nīvaraṇāni), vì chúng cản trở sự phát sinh của những tác ý thiện qua việc cản trở sự tập trung của tâm (jhāna, Thiền định). Sự trao đổi lẫn nhau giữa thuật ngữ tham muốn (Abhijjhā) và tham dục (kāmacchanda) làm cho sự khác biệt chi ly giữa thuật ngữ tham muốn (Abhijjhā) và thuật ngữ tổng quát hơn là tham lam (lobha) không trở thành một sự khác biệt quá lớn. Do đó, chúng ta thấy ham muốn được nhắc đến trên phương diện là một kiết sử (saṃyojana: S. V, 61), nhưng tâm tham được nhắc đếntrên phương diện là một tâm ô nhiễm (kilesa), là một khái niệm khá tổng quát hơn là một sự cản trở cụ thể. Tâm tham được hiểu như là một khái niệm tổng quát chỉ trong những bộ tạng soạn ra ở thời điểm sau (Dhs. § 1548).

Trên phương diện là một hành vi bất thiện cụ thể, chúng ta thấy tham muốn được nhắc đến trong số thập bất thiện đạo (dasa akusalakammapathā  – mười hành vi bất thiện, không khéo léo): ba nghiệp bất thiện liên quan đến thân: sát sinh, trộm cắp, tà dâm; bốn nghiệp bất thiện liên quan đến khẩu: nói dối, nói lời vu khống, nói lời thô lỗ, và nói lời thị phi; ba nghiệp bất thiện liên quan đến ý: tham muốn (Abhijjhā), ác ý (vyāpāda), và tà kiến (micchā diṭṭhi). Mười hành vi bất thiện này thường được gọi chung là mười điều bất thiện (dasā akusalani), trong khi sự tiết chế không làm những điều bất thiện thì được gọi là mười thiện nghiệp.

Một chỗ mà có thể đơn thuần chỉ là một sự nhầm lẫn trong sự truyền đạt thông tin trong truyền thống nằm ở việc thuật ngữ avidyā, vô minh, bị nhầm lẫn với abhidyā, là dạng tiếng Sanskrit của abhijjā (Mhvu, 99, 5-12). Trong bộ thập bất thiện đạo thì vô minh được đại diện bởi yếu tố tà kiến (micchā diṭṭhi), và sẽ có người thắc mắc có phải là do giống nhau về cách phát âm (abhidyā-avidyā) là nguyên nhân cho sự nhầm lẫn, tại thời điểm mà giáo lý vẫn chưa được ghi chép xuống.

Sự vắng mặt của tham muốn (anabhijjā) cùng với sự thiện chí/thiện ý (avyāpāda), chánh niệm (sammā-sati) và chánh định (sammā-samādhi) được gọi chung là bốn nền tảng của Dhamma (Pháp) (cattāri dhammapadāni: D. III, 229; A. II, 29), “được biết là tối sơ, có đã lâu đời, được biết là truyền thống, kỳ cựu, không có tạp nhiễm, trước không bị tạp nhiễm, nay không bị tạp nhiễm, sẽ không bị tạp nhiễm, không bị các Sa-môn, Bà-la-môn có trí quở trách. Trong ngữ cảnh đó, dhamma (pháp) nên được hiểu là tượng trưng cho sự ngay thẳng đạo đức trong hành vi thay vì được hiểu là giáo lý, vì những thành phần tạo nên Pháp là những thành phần đối lập với những nhân bất thiện, tham (lobha), sân (dosa), và si (moha).

Như thế nào mà tham muốn phát sinh khi sự lộng lẫy và sự giàu có nằm trong tầm nhìn của nó được chỉ ra bời Đức Phật trong phẩm Brahmana-dhammika Sutta (Kinh Pháp Bà-la-môn) (Sn. II, 7), khi Ngài kể về đời sống kiểm soát bản thân của những Bà-la-môn thời xưa: Nhưng, [1]1

“Giữa họ có đảo lộn, Họ thấy vật nhỏ nhen. Thấy huy hoàng nhà vua,

Thấy trang sức phụ nữ.  Các cỗ xe khéo làm, Thắng với ngựa thuần thục, Trang hoàng với tấm thảm,

Nhiều sắc lại nhiều màu. Các trú xứ phòng ốc,

Khéo chia, khéo ngăn cách. Ðàn bà mập vây quanh, Chúng người đẹp hầu hạ,

Bà-la-môn tham muốn, Tài sản lớn của người.”

Về trải nghiệm riêng của Ngài, Đức Phật chia sẻ với Jāṇussonī, một vị Bà-la-môn, về việc Ngài kể cả trước khi Ngài giác ngộ, Ngài không có một chút sự tham muốn nào trong tâm và Ngài từng an trú trong những nơi tịch tịnh trong rừng sâu và nơi đồng hoang “tự cảm thấy lòng tự tin được xác chứng” (nghĩa đen: với tóc rũ xuống: palloma, ngược lại với tóc dựng đứng vì lo sợ: M. I, 17), trong khi những người ẩn sĩ khác chọn cuộc sống cô độc trong hoang dã nhưng với dục vọng mãnh liệt và sự tham muốn, vẫn sống với sự hoảng sợ và lo lắng.

Sự tham muốn đúng là được sinh ra bởi khuynh hướng bất thiện của tâm, được che giấu giữa những khoái lạc của giác quan và những nhìn nhận về chúng, trong hiện tại, hoặc trong một kiếp sau. Nó làm cản trở sự tiến bộ trong con đường tu tập nhưng chúng ta có thể vượt qua sự tham muốn bằng cách tập trung quán chiếu, và khi chúng ta nhìn ra được nó thì chúng ta có thể ngăn ngừa sự phát sinh của nó (M. II, 262: Ānañja-sappāya Sutta).

 H. G. A. Van Zeyst



[1] Dịch bởi Robert Chalmers, HOS, XXXVII, trang 73—- tiếng việt Hoà Thượng Thích Minh Châu