ABHIJĀNA SUTTA (Kinh Thắng Tri)
ABHIJĀNA SUTTA (Kinh Thắng Tri), là một phẩm được cho là được giảng bởi Đức Phật tại Xá-vệ (S. Xxii, 24). Kinh tuyên bố rằng đau khổ không thể nào (abhabbo) đoạn được mà không có trí, sự hiểu biết, buông chấp, và từ bỏ từng yếu tố trong năm uẩn của hiện hữu: tức là sắc hoặc vật chất (rūpa), thọ hoặc cảm xúc (vedana), tưởng hoặc nhận định (sanna), hành hoặc là hoạt động thiết lập của tâm (saṅkhāra), và thức hoặc ý thức (vinnana). Nhưng nếu chúng ta biết chúng, hiểu chúng, không chấp chúng, và từ bỏ chúng, thì chúng ta có thể (bhabbo) loại bỏ sự khổ đau.
Cách dùng thuật ngữ “biết” và “hiểu” trong ngữ cảnh này là để chỉ ra việc mỗi hạng mục của ngũ uẩn phải được phân tích hoặc săn lùng thấu đáo để sự không thật của chúng được lộ ra và theo đó thức tỉnh chúng ta với sự thật rằng mỗi uẩn đều vô thường (anicca), khổ (dukkha), và vô ngã (anatta). Khi đã điều chỉnh lại những giá trị mà chúng ta từng nắm giữ, việc tiếp theo là nuôi dưỡng một trạng thái vô tư, không chấp trước, mà có thể dẫn chúng ta dần dần đến sự buông bỏ hoàn toàn từng uẩn.
Theo chú giải (SA. II, 264), nội dung chính của sutta (Kinh) này nói về ba loại trí tuệ đúng đắn (tisso pariñña-tam biến tri) gồm có loại trí tuệ biết đối tượng một cách đúng đắn (ñāta-pariñña-trí đạt tri), loại trí tuệ hiểu đối tượng được điều chỉnh và thay đổi một cách đúng đắn (tirana-pariñña-thẩm đạt tri), và trí tuệ tách rời khỏi và buông bỏ đối tượng một cách đúng đắn (pahana-pariñña-trừ đạt tri). Chú giải cũng chỉ ra rằng loại trí tuệ đầu là được gọi là một dạng trí tuệ được gọi bằng thuật ngữ “biết” (abhijanam) loại trí tuệ thứ hai thì được dùng thuật ngữ “hiểu” (parijanam) trong khi loại trí tuệ thứ ba thì sử dụng hai thuật ngữ đó là “tách rời khỏi” (virajanam) và “buông bỏ” (pajahan)
Về văn phong, bài sutta này có thể được so sánh với hai bài suttas Parijāna cũng nằm trong bộ Samyutta Nikaya (xxxv, 26, 27), mà trong hai bài suttas đó có đề cập đến khái niệm về tất cả (sabbam) và cái tất cả này cũng cần được phải biết, hiểu, tách rời khỏi và buông bỏ, để đoạn diệt đau khổ. Cái “tất cả” này được cho là bao gồm lục căn, những vật thể tương xứng với chúng, ba điểm xúc chạm, và trạng thái nhận thức là kết quả của sự kết hợp giữa những tác động giác quan và sự nhận thức về những tác động giác quan đó.
H.S.C.