ĀBHIDHĀRMIKA
ĀBHIDHĀRMIKA, đôi khi được viết thành abhidhar-mika. Thuật ngữ này bắt nguồn từ hệ thống Abhidharma và có nghĩa là “người hiểu biết nhiều về những tác phẩm về Abhidharma, và người sở hữu một thái độ học thuyết phân tích đối với những vấn đề liên quan đến Abhidharma. Khi phiên dịch sang tiếng Hán (tức là, Luận Sư, nghĩa là chuyên gia Abhidharma) phạm vi ý nghĩa của từ này trở nên rộng hơn, và chúng ta có thể cắt nghĩa thuật ngữ này thành ba phạm trù: (1) người hiến dâng bản thân vào học thuật Abhidharma, và hiểu biết nhiều về tài liệu Abhidharma, (2) người viết về Abdhidharma mà đóng góp đến sự phát triển Phật Giáo – một định nghĩa xuất hiện sau, (3) người sùng mộ Phật Giáo Đại Thừa. Thuật ngữ này được áp dụng lên những những bộ phái hoặc những bậc thầy Abhidharma đạt tiêu chuẩn của định nghĩa (1) và (2).
Bên cạnh ba định nghĩa trên, thuật ngữ này đôi khi được sử dụng cho chính Đức Thích-ca-mâu-ni. Do đó, trọng bản dịch (mới) của bộ Mahā-Vibhāṣā-śastra (Đại tì-bà-sa luận)[1], cách sử dụng đó được được giải thích như sau: “Thời xưa, Ābhidharmikas luôn cải tiến mức độ học thuật của bản thân theo con đường Abhidharma. Sau khi họ tiến bộ, họ sẽ lập tức ruồng bỏ những học thuật trước, Giờ đây Ngài Thích-ca-mâu-ni đã trở thành một Ābhidharmika tối thượng; nên chúng ta không có một con đường học Abhidharma tốt hơn là con đường được truyền xuống chúng ta bởi Ngài. Do đó, chúng ta có thể an tâm đi theo con đường Abhidharma của Ngài.:
T. R.V. Murti đã định nghĩa thuật ngữ này như sau. “Giai đoạn trước đây, thực tế và đa nguyên, gồm có những phái Tiểu Thừa- Theravada (Thượng Tọa Bộ) và Vaibhāṣika (Tỳ-bà-sa Bộ thuộc Nhất Thiết Hữu Bộ). Giai đoạn này có thể gọi là một hệ thống Ābhidharmika. Bộ phái Sautrāntika (Kinh Lượng Bộ) là một biến cải cục bộ của trường phái giáo lý chủ nghĩa thực tế này.” (Central Philosophy of Buddhism, p.4).
Nhưng định nghĩa này đúng ra là nên bao gồm những bộ phái truyền thống và bảo thủ khác như là phái Dharmottariya, phái Bhadrayaniya, phái Sammitiya, và những phái khác. Trích dẫn sau đây từ “Luật Tạng của phái Nhất Thiết Hữu Bộ”[2] cho thấy ý nghĩa mở rộng của thuật ngữ này. “Luận Sư (= Ābhidharmika) luôn luôn thực hiện nghiên cứu của họ cùng với những Ābhidharmikas chứ không phải với những người khác. Trong trường hợp của Fa-tzun[3], cũng vậy, cũng không có gì khác biệt.”
Fa-hsien viết trong nhật ký của vị (…) về tập quán của những Ābhidharmikas (chương về Mathura) rằng Ābhidharmikas dâng lễ vật trước Phù Đồ Abhidharma. Trong trường hợp này, Ābhidharmika không được sử dụng như một tên của một bộ phái đặc biệt nào mà như một thuật ngữ chung cho những người suy đoán và hoạt động trong lĩnh vực Abhidharma.
Theo nghĩa hạn hẹp nhất, từ này được hiểu như một tên khác của bộ phái Nhất Thiết Hữu Bộ. Trong bản dịch cũ của bộ Mahā-Vibhāṣā-śastra (Đại tì-bà-sa luận) (Taishō, tập 28, trg 87 c), danh hiệu Ābhidharmika được nhắc đến như là một trong những 19 bộ phái được liệt kê trong bộ luận. Tên bộ phái này được thể hiện bằng Hán Tự 阿 毗 曇 人 (A-tỳ-đàm Nhân) Trong bản dịch mới, nó được thể hiện qua những Hán tự 阿 毗 逹 磨 者 (A-tỳ-đạt-ma Giả)[4]
Những Tỳ-kheo thuộc những bộ phái của Thượng Tọa Bộ ở Thế Kỷ Thứ Hai và Thế Kỷ Thứ Ba tại Ấn Độ, được gọi là Ābhidharmikas, đã tham gia vào công việc soạn ra những tác phẩm đồ sộ về Abhidharma, vì sự hưởng lợi, sự công nhận, và sự bảo vệ từ thành phần giàu có và thành phần quyền lực. Những sự cúng dường rộng rãi bằng tiền và bằng đất đai (nông trại, đất rừng hoặc đôi khi cả ngôi làng) được hướng đến những ngôi chùa. Những ngôi chùa này đã được miễn tất cả thuế má, và những viên chức Raja của vua không được phép xâm phạm những nơi này. Những cúng dường bằng tiền được đầu từ vào những hội hợp tác như là những quỹ tiết kiệm cho những ngôi chùa, và lời lãi mà những quỹ này tạo ra được sử dụng vào những chi phí của những ngôi chùa. Thêm vào đó, vào thời điểm đó, có một số bhikṣus giàu có sở hữu đất đai như là tài sản của chính họ [5].
Vài tác phẩm Abhidharma đồ sộ thuộc về phái Nhất Thiết Hữu Bộ và những phái khác, ví dụ như bộ Abhidharma–mahā-Vibhāṣā-śastra (A-tỳ-đạt-ma Đại tỳ-bà-sa luận). Những tác phẩm này đã được soạn ra bởi những Tỳ-kheo được hỗ trợ bởi một nguồn kinh tế ổn định.
Một điểm đáng lưu ý về Ābhidharmikas mà tới thời điểm này chưa nhận được sự chú ý của chúng ta là Ābhidharmikas được nhắc đến trong những tác phẩm Đại Thừa như là những người hay suy luận nói chung chứ không phải là những chuyên gia Abhidharma. Nói một cách khác, chúng ta có khái niệm về Ābhidharmikas ở bên Tiểu Thừa và Đại Thừa. Trong dòng Phật Giáo Trung Quốc, chúng ta có những ví dụ đáng chú ý cho thấy thuật ngữ này được dùng trong cả hai bộ phái. Ở trong dòng Phật Giáo truyền giống và bảo thủ, bốn học giả ngài Dharmatrāta (Pháp Cứu, Thế Kỷ Thứ 4), ngài Ghosaka (Diệu Âm), ngài Vasumitra (Thế Hữu), và ngài Buddhadeva (Giác Thiên) được gọi là “bốn Ābhidharmikas lừng danh của phái Tỳ Bà Sa Bộ.”
Ở trong Phật Giáo Đại Thừa cũng vậy, chúng ta cũng có những ví dụ tương tự. Ví dụ như ngài Asvaghosa (Mã Minh), ngài Nāgārjuna (Long Thọ), ngài Aryadeva (Đề Bà) và ngài Kurmaralata (Đồng Thọ), được gọi là tứ đại Ābhidharmikas của Phật Giáo Đại Thừa. Sau đây là mười Ābhidharmikas vĩ
đại của phái Vijnanavada, những học giả đã viết ra những bộ luận thẩm quyền về bộ Trimsikavijnapti của ngài Vasubandhu (Thế Thân): ngài Gunamati (Đức Tuệ c. 420-500 A.C), ngài Sthiramati (An Huệ c. 470-500), ngài Nanda (Nan Đà c. 450-530 A.C), ngài Dharmapāla (Hộ Pháp), ngài Bandhusri (Thân Thắng), ngài Citrabbhana (Hoả Biện), ngài Suddhācandra (Tịnh Nguyệt), ngài Visesamitra (Thắng Hữu), ngài Jinaputra (Thắng Tử, và ngài Jñānacandra (Trí Nguyệt).
Như những trích dẫn ở trên cho chúng ta thấy rằng những định nghĩa của Ābhidharmika rất đa dạng. Nguồn gốc của thuật ngữ này bắt nguồn từ thời của Ngài Thích-ca-mâu-ni; sau đó thuật ngữ này được truyền xuống Phật Giáo Đại Thừa. Ở đây chúng ta có thể tự tin kết luận rằng Ābhidharmika là một tên gọi chung cho những thành phần hay suy luận trong Phật Giáo, những người tham gia vào hoạt động nghiên cứu với mục tiêu làm sáng tỏ giáo lý của Phật Giáo. Vị trí của hộ trong lịch sử triết học Ấn Độ giống với những triết gia Kinh Viện trong lịch sử Triết Học Châu Âu. Và như là trong trường hợp của Khuynh Hướng Kinh Viện, những Ābhidharmikas họ cũng đã bị lôi cuốn bởi những suy luận phức tạp, và điều đó dẫn đến một phong trào mới trong dòng Đại Thừa. Xem mục ĀBHIDHAMMIKA, ABHIDHAMMA.
S.K.
[1] Ta-pi-po-she-lun(……..) được dịch bởi ngài Huyền Trang, chương 105.
[2] Yo-pu-pi-na-ya(.…...) chương 13.
[3] 法子 (Pháp tử), con của pháp, dharmika (?)
[4] Taishō, tập 27, trang 50 b. Xem thêm B. Watanabe: Studies on the Abhidharma Literature of Sarvāstivāda Buddhism (tiếng Nhật), trang 239.
[5] H. Nakamura : Economical Ethics in Early Buddhism, in Japanese, (” Shi-so “, Nov.-Dec. 1953). Xem thêm E. Tomomatsu: Studies on the Economical Thoughts in Buddhism (tiếng Nhật).