ABHIDHARMASAMUCCAYA (Đại Thừa A-tỳ-đạt-ma Tập Luận)
ABHIDHARMASAMUCCAYA (Đại Thừa A-tỳ-đạt-ma Tập Luận), là một trong hai bộ śāstras được soạn bởi ngài Asaṅga (Vô Trước) để tổng kết một cách toát yếu những điểm cốt yếu của Abhidharma Sūtra (hoặc Abhidharmamahāyānasūtra, một văn bản cốt lõi của phái Yogācāra (Duy Thức Bộ) (Duy Thức Tông) đã bị thất lạc) là một bộ luận giảng giải những đặc tính của dharmas (pháp) (dharmalakṣaṇa-pháp tướng) mà cả ba Thừa (Tam Thừa) đều có chung (bộ śāstra còn lại là bộ Mahāyāna-saṅgraha (Nhiếp Đại Thừa Luận) là bộ luẩn giảng giải những đặc điểm về pháp của riêng Đại Thừa). Những tác phẩm thuần túy Abhidharma không phải là hiếm trong tạng của Śrāvakayāna (Thanh Văn Thừa), nhưng trong số tác phẩm Đại Thừa chỉ có mỗi bộ luận Abhidharmasamuccaya là thuộc lĩnh vực Abhidharma. Hơn nữa, đối với người theo Đại Thừa thì một hệ thống Abhidharma lý tưởng là một hệ thống được hoàn thành trong bốn giai đoạn: dharma hưởng ứng (sự trình bày chánh đạo dẫn tới đắc được quả Niết Bàn), dharma lập lại (sự liệt kê những đặc điểm riêng và chung của các pháp), dharma vượt trội (sự tranh luận để áp chế những học thuyết của đối phương), và dharma bao hàm (sự giải nghĩa những ý nghĩa của văn bản). (Tham khảo chương Dharmaparyeṣṭi ở Mahāyāna-sūtrālaṅkāra: E. Ober-miller, trsl. Lịch sử Phật giáo (Bu-ston), phần I, trang 37) . Bộ Abhidharmasamuccaya,(Đại Thừa A-tỳ-đạt-ma Tập Luận) chính là một tác phẩm thỏa mãn được những tiêu chuẩn vừa được đề cập đến.
Toàn bộ tác phẩm bao gồm 1,500 ślokas (văn vần) và được chia thành năm phần. Phần I, Lakṣaṇasamuccaya (Tướng Tập, Tóm Tắt Những Đặc Tính), là phần giảng giải về kiến thức căn bản về những đặc tính (tướng) của các dharmas (pháp), và vì vậy nó được đặt tên là Những Phần Căn Bản (Mūlavastu-căn bản phần). Nội dung phân thành bốn phần: một phần giải thích ba loại vật, tức là skandha (uẩn), āyatana (xứ), và dhātu (đại chủng), một phần giải thích sự hội tụ của chúng (saṅgraha-nhiếp), một phần giải thích sự kết hợp của chúng (samprayoga-giao hội), và một phần giải thích sự tồn tại của chúng (samanvāgama-thành tựu). Phần một chứa đựng một diễn giải cặn kẽ về bản chất của những skandha (uẩn), và phần còn lại thì được đặt dưới chín đề tài: (1) những thể loại mà các pháp (dharmas) được phân ra; (2) lý do tại sao chỉ có cách thức phân loại này được chọn ra và thiết lập; (3) lý do tại sao các pháp (dharmas) của các uẩn (skandha) còn được gọi là những uẩn được nắm bắt; (4) những đặc thù của những pháp này; (6) tại sao những pháp được đề cập đến được sắp xếp theo trật tự được đưa ra; (7) ý nghĩa của những cái tên được đặt cho những dharmas (pháp) này; (8) ý nghĩa của những phép so sánh được dùng trong bộ luận để giải thích những skandha (uẩn) và phần còn lại; và (9) nói chi tiết hơn về những sự phân chia được áp dụng lên sao mươi thể loại, như là hiện hữu thật và hiện hữu giả, vân vân. Dưới đề tài cuối, mỗi hạng mục được bàn đến qua một quá trình gồm ba phần gồm có trình bày ý nghĩa, trình bày sự phân chia, và trình bày mục đích đằng sau việc xem xét kỹ càng. Bản thân việc phân chia ra thành những thể loại chính là phần cốt lõi của các pháp (dharmas) được lặp lại, và ở tại đây tác phẩm này thể hiện một tinh thần chỉ có trong Đại Thừa. Trong những tác phẩm về Abhidharma của Śrāvakayāna (Thanh Văn Thừa), việc phân chia được thực hiện với mục tiêu xác định sự hữu hình của các pháp (dharmas); nhưng ở trong tác
phẩm đi xuyên qua mỗi hạng mục là xu hướng không thể nào lầm được, đó là xu hướng đi đến sự buông bỏ khái niệm pháp (dharma) như là những thực thể hiện hữu, và theo đó đi đến sự giác ngộ về tánh không của các pháp (dharmas).
Phần thứ hai (của phần I) chứng minh sự hội tụ của các pháp (dharmas) nhìn từ góc độ tập trung vào khía cạnh đồng nhất về bản chất của các pháp. Ở đây mười một loại mối liên kết đồng nhất, ví dụ như sự hội tụ những đặc tính và phần còn lại. Sự nắm bắt kỹ lưỡng những mối liên kết sẽ cho phép chúng ta đi đến trạng thái định cơ bản ở tâm khi chúng ta quán chiếu về thế giới bên ngoài. Phần thứ ba chứng minh sự kết hợp của các dharmas nhìn từ góc độ tập trung vào khía cạnh khác biệt về bản chất của các pháp. Ở đây tác giả trình bày sáu thuật ngữ mà với chúng, chúng ta có thể minh họa được những mối liên kết này, ví dụ, sự không tách rời được và phần còn lại. Sự quan trọng của sự tác động hai chiều đặc biệt rõ rệt trong mối quan hệ kết hợp giữa những tâm pháp và do đó sự nắm bắt kỹ lưỡng những mối liên kết này sẽ cho phép chúng ta hiểu được rằng những phản ứng dựa vào tâm pháp bản thân nó không có thật. Bộ thứ tư giảng giải ý nghĩa của sự tồn tại của các pháp nhìn từ góc độ tập trung vào khía cạnh tăng trưởng và giảm đi, những hiện tượng xảy ra trong quá trình phát triển duy trì của các pháp. Ở đây tác giả đã liệt kê ra ba loại “tồn tại,” ví dụ như tồn tại theo dạng “nhân” (vīja) và những dạng khác. Sự nắm bắt kỹ lưỡng những mối liên kết này sẽ cho phép chúng ta tự kiềm chế việc chấp vào sự thăng trầm của các pháp thế gian. Không giống như Abhidharma của Śrāvakayāna (Thanh Văn Thừa), ba giáo lý ở trên (sự hội tụ, sự kết hợp, sự tồn tại) được áp dụng ở đây chủ yếu là để hỗ trợ cho việc nắm bắt tánh không của các pháp. Bốn phần chính tương xứng với những pháp lặp lại trong Abhidharma.
Phần II, Sự biết chắc (viniścaya) chân đế (satya) giảng giải chi tiết về Tứ Diệu Đế. Khổ đế nói về thế giới hữu tình và thế giới vật chất; Tập đế nói về sự phiền não (kleśa) và những pháp được tăng trưởng bởi phiền não; Diệt đế nói về sự dập tắt “pháp hữu lậu” dựa trên pháp chân đế , để nhìn được bản chất thật của chúng; Đạo đế nói về sự hiệu quả của ngũ giới, nói cách khác, làm lợi mình lợi người, bỏ chấp, và đạt đến sự dập tắt. Phần tiếp theo, phần III, Sự biết chắc đạo (dharma), trình bày một lập luận chi tiết về ý nghĩa của giáo lý Phật về nền tảng của 12 nhánh của Chánh Tạng. Phần IV, Sự biết chắc chứng đắc (prāpti), là phần giảng giải về những loại chúng sanh (pudgala) có khả năng tu tập và những hiểu biết rõ ràng (abhisamaya-hiện quán) cần được nuôi dưỡng. Trong những phần ở trên, phần chân đế (phần II) bàn về những vấn đề mà Phật Giáo muốn giải đáp, phần đạo (phần III) là giáo lý mà Phật Giáo đặt ra để giải quyết những vấn đề, và phần chứng đắc (phần IV) là quả của sự tu tập theo giáo lý. Gộp chúng lại, chúng tương xứng với pháp (dharma) của Abhidharma.
Cuối cùng, phần V, Sự biết chắc luận chứng (sāṅkathya), giải thích phương pháp sáu phần để giảng giải những giáo lý của sūtras, ví dụ, giảng giải học thuyết, và vân vân, và cùng với những cách thức lập luận, cung cấp những phương tiện khác nhau để đánh bại đối phương trong tranh luận. Phần này tương ứng với những phần của dharma vượt trội và dharma bao hàm của Abhidharma. Vì nó đã đáp ứng được bốn chức năng cần cho một hệ thống Abhidharma trong năm phần của nó, tác phẩm này xứng đáng được gọi là bộ śāstra được soạn một cách thấu đáo.
Thêm vào đó, có một điểm nữa đáng lưu ý.Văn bản gốc của bộ Abhidharma Sūtra,là một trong những tài liệu cơ bản quan trọng nhất của phái Yogācāra (Duy Thức Bộ) (Duy Thức Tông) của Phật Giáo Đại Thừa, đã bị thất lạc từ lâu và, tệ hơn nữa, là nó chưa từng được phiên dịch sang một ngôn ngữ được biết đến. Bộ Mahāyāna-saṅgraha, mặc dù đã lấy bộ Abhidharma Sūtra làm nền tảng, chỉ trình bày được một phần nhỏ nội dung, và bộ Mahāyāna-saṅgraha (Nhiếp Đại Thừa Luận) được soạn ra với mục đích chỉ để giảng nghĩa một chương của toàn bộ Abhidharma Sūtra. Chỉ có duy nhất trong bộ Abhidharmasamuccaya là chúng ta tìm thấy một bộ sách tóm tắt hoàn chỉnh, tức là một bộ tóm tắt bao hàm toàn diện về những học thuyết được đưa ra bởi bộ sūtra bị thất lạc, mà lại còn không để sót một điểm nào mà chưa được phân tích và phán xét kỹ lưỡng. Và chỉ cần dựa trên những điểm giảng giải được trình bày trong bộ śāstra này, đặc biệt là những giảng giải khác biệt với giảng giải được trình bày trong bộ luận Yogācārabhūmi (Du-già sư địa), là chúng ta có thể phát nét một cách rõ rệt toàn bộ hệ thống bộ Abhidharma Sūtra và đây chính là giá trị đáng kể của tác phẩm Abhidharmasamuccaya (Đại Thừa A-tỳ-đạt-ma Tập Luận) .
Văn bản gốc của Abhidharmasamuccaya (Đại Thừa A-tỳ-đạt-ma Tập Luận) ở Ấn Độ đã bị thất lạc. (Vài đoạn văn tiếng Phạn rời rạc được phát hiện bởi Rahula Sankrityayana ở Tây Tạng vào năm 1934. Bản thảo là một sản phẩm thuộc về đầu Thời Kỳ Thứ 11, bao gồm hai phần năm tác phẩm gốc. Nhưng đoạn rời rạc đã được ghép lại và được xuất bản vào năm 1950 qua sự nỗ lực của P. Pradhan, người đã khôi phục lại và bù đắp những phần bị thiếu bằng cách dịch ngược lại từ những bản tiếng Hán và tiếng Tây Tạng. Đây chính là bản thời nay với tên Abhidharma-samuccaya of Asaṅga: Visva-Bharati Studies, 12.)
Sau khi ngài Asaṅga soạn ra bộ Abhidharmasamuccaya,(Đại Thừa A-tỳ-đạt-ma Tập Luận) một tác phẩm chú giải (bhāṣya) được viết về đệ tử của ngài là Buddhasiṃha, người đã thêm nhiều phần bổ sung cho bộ luận. Sau đó, vị Sthiramati đã kết hợp nội dung của cả hai bộ luận và chú giải thành một tác phẩm hoàn chỉnh, bộ Abhidharmasamuccaya-vyākhyā (Đại Thừa A-tỳ-đạt-ma Tập Luận Thích), và bản tiếng Phạn của bộ này vẫn còn ở Tây Tạng. Bên cạnh đó, còn có một bộ luận của Suddhācandra, nhưng văn bản gốc đã thất lạc.
Bộ Abhidharmasamuccaya,(Đại Thừa A-tỳ-đạt-ma Tập Luận) được dịch sang tiếng Hán vào năm thứ 3 Yung-hui (652 S.C.N) nhà Đường bởi ngài Huyền Trang, với tên là Đại Thừa A-tỳ-đạt-ma Tập Luận (Taishō, No.1605) thành 7 tập. Nội dung được sắp xếp dựa trên những lời tóm tắt (uddāna) ở đầu bộ śāstra: chỉ riêng phần đầu tạo thành Phần Những Phần Căn Bản, với bốn phần về 3 chủ đề, sự hội tụ của pháp, sự kết hợp của pháp, và sự tồn tại của pháp, thành bốn chương tương xứng; còn bố phần kia thì tạo thành bốn chương và được gộp lại thành Phần Về Sự Biết Chắc. Còn bộ Abhidharmasamuccaya-vyākhyā (Đại Thừa A-tỳ-đạt-ma Tập Luận Thích) của vị Sthiramati thì đã được dịch sáu năm trước đó, tức là vào năm thứ 20 năm Chen-kuan (646 S.C.N) dưới dạng một tác phẩm riêng biệt được đặt tên là Đại Thừa A-tỳ-đạt-ma Tập Luận Thích (Taishō, No.1606) thành 16 tập. Nội dung bản chất giống với bản dịch của bộ Abhidharmasamuccaya,(Đại Thừa A-tỳ-đạt-ma Tập Luận)
với hai phần được đề cập ở trên được chia nhỏ ra thành nhiều chương nhỏ. Thêm vào đó, cấu trúc của bộ này cũng tương tự cấu trúc của bộ Samyuktaabhidharmahṛdaya (Tạp A-tỳ-đàm tâm luận), là một tác phẩm riêng biệt được viết dựa trên bộ Abhidharmahṛdaya (A-tỳ-đàm tâm luận), bản dịch Hán lấy tên Tập Tâm Luận, có nghĩa là Samyuktaabhidharmasamuccaya (Tạp A-tỳ-đạt-ma Tập Luận). Tác phẩm sau đó trở thành một trong những mười bộ śāstras thẩm quyền của bộ phái Yogācāra (Duy Thức Bộ) thay thế bộ Abhidharmasamuccaya (Đại Thừa A-tỳ-đạt-ma Tập Luận), và do đó được đánh giá rất cao bởi những đệ tử của ngài Huyền Trang, và một số lượng lớn sách luận đã được viết về chúng. Những bộ luận còn tồn tại gồm có bộ Chú Giải Tập Tâm Luận của K’uei-chi gồm 10 tập và bộ Chú Giải 10 tập của Hsuan-fan; trong khi những tác phẩm khác như bộ Chú Giải 16 tập của Ling-chun, bộ Chú Giải 5 tập của Chih-jen, bộ Chú Giải 12 tập của Shêng-chuang, bộ Chú Giải 5 tập của Yüan-hsiao, và bộ Khảo Cổ Tập Ký (Records of Ancient Traces) 4 tập của T’ai-hsien tất cả đều bị đã bị thất lạc.
Ngoài những bộ trên, bộ Abhidharmasamuccaya,(Đại Thừa A-tỳ-đạt-ma Tập Luận) còn có một bản tiếng Tây Tạng 5 tập, được chia thành 5 chương và được đặt tên Chos-mnon-pa kun-las-btus-pa, được dịch bởi vị Jinamitra cùng với vị Silendrabodhi và vị Yes-ses sde. Một bộ luận cũng đã được dịch sang tiếng Tây Tạng, được đặt tên Chos-mnon-pa kun-las-btus-pahibsad-pa (5 chương, 10 tập) được quy cho vị Jinaputra và được dịch bởi những dịch giả của tác phẩm vừa mới được nhắc đến. Bản tiếng Tây Tạng của một tác phẩm kết hợp văn bản của cả bộ śāstra và bộ chú giải của nó được đặt tên là Chos-mnon-btus-pahi rnam-par bsad-pa, được dịch bởi Jinamitra và Ye-ses sde, và tác phẩm kết hợp được soạn ra bởi Ni-ma rgyal-mtshan dpal bzan-po. Jinamitra, người dịch những tác phẩm được nhắc đến ở trên, là một vị sư cháu của Sthiramati và sự truyền lại bộ śāstra này có thể được lần được lần lại được đến tận nguồn gốc. Từ vị, nó đã được truyền xuống người dịch Yes-ses sde, Nagdhvaja, v.v. và vì vậy truyền thống vẫn được tiếp diễn không bị gián đoạn đến Buston, Chos-kyi dpal-ba, và Tson-kha-pa. Đến ngày hôm nay bộ Abhidharmasamuccaya vẫn được tiếp tục được xem trong hệ thống giáo dục của bộ phái Dge-lugs-pa là một tác phẩm căn bản về Abhidharma, một tác phẩm ngang thẩm quyền với bộ Abhidharmakośa-bhāṣya (A-tỳ-đạt-ma câu xá luận thích). Nhiều tác phẩm luận đã được viết bởi những học giả Tây Tạng. Trong số đó, những bộ nổi tiếng những là bộ Chos-mnon-pa kun-las btus-pahi rnam-bsad của Bu-ston và bộ Rnam-pa bsad legs-pả bsad-pahi chos-mnon rgya-mtshohi snin-po của Rgya;-tshob.
LU CH’ENG
THAM KHẢO: Gokhale, V. V., Fragments from the Abhidharmasamuccaya of Asaṅga, JBRAS. XXII. Pradhan, P., Abhidharmasamuccaya of Asaṅga, VBS. 12, Giới Thiệu. Ou-yang Chien: Preface to the Abhidharmasamuccaya, thu thập trong tập Prefaces to the Portion of Śāstras, Important Scriptures of the Tripiṭaka, Nanking, 1930. Preface to the Saṁyuktābhibhidharmasamuccaya, thu thập trong tập Prefaces to the Śāstras of thethe Dharmalakṣaṇa School, Chiang-chin, 1941.