ABHIDHARMAKOŚA-ŚĀSTRA
ABHIDHARMAKOŚA-ŚĀSTRA, một bộ luận được ngài Thế Thân viết trong thời kỳ đầu của cuộc đời ông khi ông chưa tiếp nhận Phật giáo Đại thừa. Ông là người gốc Gandiāra ở bắc Ấn Độ vào khoảng thế kỷ thứ 5 A.C., và trở thành một tu sĩ Phật giáo của tông phái Nhất Thiết Hữu bộ. Vào thời điểm đó, Nhất thiết hữu bộ ở phía bắc Ấn Độ coi các Vị Vaibhāṣika là những đại diện của Phật giáo chính thống và chỉ trung thành với Mahāvibhāṣā. Thời kỳ đầu, ngài Thế Thân là một trong những môn đồ của họ. Nhưng sau đó, ông chấp nhận những quan điểm ‘tiến bộ’ hơn của tông phái Kinh lượng bộ và viết một bản khảo sát tổng thể về các lý thuyết của tông phái Nhất Thiết Hữu bộ với giọng điệu hơi phê phán Vaibhāṣika, và đó là Abhidharmakośa-śāstra. Lúc đầu, ông soạn bộ kārikā gồm 600 câu thơ đôi và sau đó là 8.000 câu thơ đôi của Bhāṣya dưới dạng văn xuôi để giảng giải nó. Nó được đặt tên là “Kośa của Thắng Pháp” (từ kośa có nghĩa là cái hộp hay cái vỏ bọc) bởi vì tác phẩm này bao gồm những điều cốt yếu của những bản Thắng Pháp quan trọng của Nhất Thiết Hữu bộ như đã được đề xướng trong Phát Trí Luận – được coi là như một tác phẩm cơ bản, sáu pada, tức là, Pháp Uẩn Túc Luận, v.v và Mahāvibhāṣā, cũng là cơ sở để viết Abhidharmakośa.
Theo truyền thống được kể lại bởi hai đệ tử của ngài Huyền Trang là P’u-kuang và Fa-pao, ngài Thế Thân đã cải trang đến Kasmira và nghiên cứu Kinh văn Thắng Pháp trong bốn năm dưới sự hướng dẫn của Skandhila, với mục đích chuẩn bị một sự chỉ trích triệt để về Mahāvibhāṣā. Sau đó, Skandhila phát hiện ra ý định thực sự của ông, và thế là Ngài Thế Thân trở lại Gandhara, nơi ông bắt đầu thuyết giảng về Mahāvibhāṣā. Mỗi ngày khi ông hoàn thành một phần, ông sẽ viết một bản tóm tắt dưới dạng một câu thơ đôi. Vì vậy, khi kết thúc các bài Pháp của mình, ông đã tích lũy được 600 câu thơ đôi được gọi chung là Abhidharmakośa kārikā. Khi tác phẩm này lần đầu tiên du nhập với Kasmira, các học giả ở đó cho rằng nó giúp tông phái của họ truyền bá các lý thuyết của Mahāvibhāṣā. Chỉ đến khi họ đọc Bhāṣya sau đó của Ngài Thế Thân, họ mới bắt đầu nhận ra đó là một tác phẩm được sáng tác để chỉ trích Mahāvibhāṣā. Mặc dù truyền thống là như vậy, nhưng các học giả hiện nay hầu hết đều thừa nhận rằng Abhidharmakośa Kārikā được biên soạn trên cơ sở của Tạp Thắng Pháp Tâm luận, lúc bấy giờ thịnh hành ở Gandhara, được bổ sung thêm nhiều bản phóng tác rộng của các tài liệu có trong Mahāvibhāṣā. Vì vậy, việc coi nó thuần túy là một bản tóm tắt của Mahāvibhāṣā sẽ không phù hợp với thực tế.
Bản gốc tiếng Phạn của Abhidharmakośa kārikā và Abhidharmakośa Bhāṣya đều đã thất lạc từ lâu ở Ấn Độ, chỉ có những trích dẫn rời rạc đã được lưu giữ trong Abhidharìnakosayākhyā của Yaśomitra. Năm 1934 và 1936, Rahula Sankrityayana, học giả Ấn Độ, đã phát hiện ra trong các tu viện Tây Tạng các bản tiếng Phạn của Abhidharmakośa kārikā và Abhidharmakośa Bhāṣya (vì Kārikā được khôi phục bằng cách tóm tắt từ Bhāṣya, nên đôi khi xảy ra các dòng bị lặp và thừa), bản mà ông chụp lại để mang về Ấn Độ. Năm 1946 , V.V. Gokhale thu thập và công bố Kārikā (The Text of Abhidharmakośa-kārikā of Vasubandhu, JBRAS. Tập 2).
LU CH’ENG.
Thuật ngữ Thắng Pháp có thể được dịch một cách ngắn gọn là nghiên cứu về pháp. Kośa chủ yếu có nghĩa là một kho chứa hoặc một nhà kho, và thứ hai, nó biểu thị một từ điển, trong khi thuật ngữ śāstra, biểu thị một luận thuyết triết học hay tôn giáo. Các dịch giả Trung Quốc phiên âm tựa đề này là A-p’i-ta-mo-chu-shê-shê-sa-ta-lo, và dịch nó sang tiếng Hán là Tui-fa-ts’ang-lun (có nghĩa là ‘hướng tới’, ‘pháp’, ‘lưu giữ’ và, ‘luận’). Các dịch giả Tây Tạng diễn giải tựa đề này là chos-mṅon-pa-mdsod (‘kho chứa pháp tuyệt vời’).
Bộ luận này bao gồm 600 khổ thơ bốn câu, với một chú giải chi tiết bằng văn xuôi cho mỗi khổ thơ. Quyển gồm 9 chương. Trong 9 chương này, 8 chương đầu tạo thành bản chính, trong khi chương cuối được coi là chương phụ. 8 chương đầu gộp lại tạo thành một bộ luận hoàn chỉnh, còn chương 9 dường như là phần bổ sung sau này hoặc phụ lục. Theo một số học giả, chương 9 thời kỳ đầu là một bộ luận độc lập, được thêm vào Abhidharmakośa ở giai đoạn sau để thuận tiện cho người học. Tuy nhiên, quan điểm này hiện đã bị bác bỏ.
Thắng Pháp luận và các tác phẩm có bản chất tương tự, dường như đã được viết trong hầu hết các tông phái của Phật giáo. Tuy nhiên, các bộ Thắng Pháp luận mà chúng ta hiện có hầu hết là viết bằng tiếng Pali và được truyền qua tông phái Nam tông Nguyên thủy. Ngoài ra còn có các bản tiếng Hán thuộc Nhất thiết hữu bộ của Phật giáo. Thắng Pháp luận của các tông phái khác có số lượng rất khiêm tốn. Nhất thiết hữu bộ là tông phái mạnh nhất trong số các tông phái Phật giáo bắc tông ở tây bắc Ấn Độ tính từ công nguyên. Một số lượng lớn các bộ Thắng Pháp luận được cho là được tông phái này viết, có lẽ bằng tiếng Phạn, nhưng hầu hết các tác phẩm này hiện đã bị thất lạc. Tuy nhiên, một số ít đã được dịch sang tiếng Hán và được lưu giữ trong Tam Tạng tiếng Hán. Một số bản được dịch sang tiếng Tây Tạng và được lưu giữ.
Tuy nhiên, những tác phẩm được đề cập ở trên chỉ đại diện cho một nhánh của nghiên cứu Thắng Pháp. Ngược lại, các bản tóm tắt đã được viết ra. Chủ đề của các bản tóm tắt được sắp xếp một cách có hệ thống và ở dạng ngắn gọn. Abhidharmakośa thuộc loại được gọi là bản tóm tắt. Ví dụ
về những bản tóm tắt như vậy là Cam lộ của Ghosa thuộc thời kỳ đầu, Thắng Pháp Tâm Luận của Pháp Thắng (khoảng thế kỷ thứ 3 A.C.) và Nhập Thắng Pháp Luận của Skandhila vào thời kỳ sau này. Tất cả chúng đều được lưu giữ trong Tam Tạng tiếng Hán. Trong số này, Thắng Pháp Tâm Luận của Pháp Thắng dường như là phổ biến nhất, và những bản chú giải về nó đã được viết bởi Upasanti, Dharmagupta và một số tác giả khác. Abhidharmakośa của Ngài Thế Thân tiếp nối sau các bộ luận của Pháp Thắng, Upasanti và Dharmagupta. Chủ đề của Abhidharmakośa-śāstra được sắp xếp một cách có hệ thống và lập luận thấu đáo đến nỗi nó được đặt tên là ‘Bộ luận của trí tuệ’. Nó cũng được coi là bộ luận có thẩm quyền nhất của Nhất Thiết Hữu bộ, và một số lượng lớn các chú giải về nó đã được viết. Trong số này, ba chú giải được viết ở Ấn Độ. Những chú giải này hiện vẫn còn, hoặc trong bản gốc tiếng Phạn hoặc ở dạng chuyển ngữ, cụ thể là Sphuṭārthā của Yaśomitra, Thực nghĩa của Ngài An Huệ và Lakṣaṇãnusārin của Pũrṇavardhana. Bên cạnh đó, còn có một bản rút gọn của Trần Na, và một loại chú giải thuật ngữ đặc biệt của Samathadeva. Cả hai tác phẩm này đều được lưu giữ trong phiên bản tiếng Tây Tạng. Cũng có thể được đề cập ở đây rằng Abhidharmakośa thường gần với giáo lý của Kinh lượng bộ, một tông phái ly khai của Nhất Thiết Hữu bộ. Do đó, chúng ta thấy nó chỉ trích các quan điểm chính thống về nhiều điểm khác nhau. Chính vì lý do này, trong các bộ luận sâu rộng của ông là A-p’i-ta-mo-shun-cheng-li-lun, Nyāyānusāra và A-p’i-ta-mo-ts’ang-hsien-tsun-lun, ngài Chúng Hiền, một người cùng thời với ngài Thế Thân, đã gay gắt công kích tác phẩm này vì những quan điểm không chính thống của nó. Tuy nhiên, sau ngài Chúng Hiền, không có bộ luận mới nào được Nhất thiết hữu bộ viết ra.
Trong Tam Tạng tiếng Hán, có hai phiên bản Abhidharmakośa-śāstra. Đó là (1) A-p’i-ta-mo-chũ-shê-shi’h-lun gồm 22 tập do Chên-ti dịch vào thế kỷ thứ 6 A.C., và (2) A-p’i-ta-mo-chu-she-lun gồm 30 tập do Ngài Huyền Trang dịch vào thế kỷ thứ 7. Kārikā còn được lưu giữ trong Tam Tạng tiếng Hán, có tựa đề là A-p’i-ta-mo-chũ-shê-lun-sung và được dịch bởi ngài Huyền Trang.
Trong Tibetan Tengyur, có một Kārikā và một bản śāstra (luận) của Abhidharmakośa. Chúng đã được dịch bởi Jinamitra và Dpal-brtsegs Raksita. Stcherbatsky đã công bố chương đầu và nửa đầu chương hai của phiên bản tiếng Tây Tạng. Bên cạnh đó, một phiên bản Abhidharmakośa tiếng Duy Ngô Nhĩ cũng đã được phát hiện.
Trong số các chú giải của Abhidharmakośa được đề cập ở trên, bản gốc tiếng Phạn của ngài Sphuṭārthā hiện vẫn còn.
Nội dung của Abhidharmakośa. Như đã đề cập ở các phần trước, Abhidharmakośa gồm 8 chương chính, và một chương bổ sung (Pudgala-viniścaya) – bàn luận về vấn đề non-ātman hay anātman (vô ngã). Các chương tạo thành bản chính gồm: Dhātu-nirdeśa, Indriya-n°, Loka-n°, Karma-n°, Anuśaya-n°,. Pudgalamārga-n°, Jñāna-n°, Samādhi-n°. Các chủ đề chính được giải quyết trong bản này có thể được chia làm các nhóm sau: (1) giảng giải thuật ngữ ‘Pháp’. Pháp biểu thị các ‘yếu tố’ cấu thành thân tâm cũng như vạn hữu; (2) nguyên nhân khiến chúng sinh lầm đường lạc lối và phải chịu luân hồi tái sinh; (3) con đường đưa chúng sinh thoát khỏi si mê, trở nên giác ngộ.
Chương đầu chia tất cả các pháp thành hai loại : sāśrava (hữu lậu) và anāśrava (vô lậu). Tiếp theo, chúng lại được phân loại thành saṃskṛta- (pháp hữu vi) và asaṃskṛta-dharma (pháp vô vi). Sau đó, tuân theo sự phân loại về pháp như được đưa ra trong A-Hàm, đó là ngũ uẩn (rūpa, vedanā, saṃjñā, saṃskāra, vijñāna) (sắc, thọ, tưởng, hành, thức), thập nhị xứ (cakṣus, srotra, ghrāṇa, jihvā, kāya, manas, rūpa, śabda, gandha, rasa, spraṣṭavya, dharma) (nhãn, nhĩ, tỵ, thiệt, thân, ý, sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) và thập bát giới (thập nhị xứ đã đề cập ở trên, cùng với cakṣur vijñāna, srotra vijñāna, ghrāṇa vijñāna, jihva vijñāna, kāya vijñāna và mano vijñāna – nhãn thức, nhĩ thức, tỵ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức). Một chú giải chi tiết đặc biệt về bản chất và cấu trúc của sắc cũng được đưa ra ở đây. Bàn luận này đưa ra chú giải dài cho tứ đại (pṛthivī, āp, tejas, vāyu) (đất, nước, lửa, gió) và lý thuyết về vi trần (paramāṇu).
Trong chương 2, 22 indriya (căn), và năm trạng thái tồn tại (rūpa, citta, cetasika, citta-asamprayukta, asaṃskṛta) (sắc, tâm, tâm sở, tâm-không tương ứng và vô vi) được giảng giải. Trong phần sau, lý thuyết về skandha-āyatanadhātu (uẩn-xứ-giới) được xem xét lại một cách cẩn thận, được phân tích chi tiết và cũng được hệ thống hóa theo quan điểm của Nhất thiết hữu bộ. Tất cả các hiện tượng đều được chỉ ra là kết quả của các pháp trên cùng vận hành: Các nguyên tắc tương quan được giảng giải đầy đủ và mối quan hệ của các pháp với nhau cũng vậy – mỗi pháp đóng vai trò như một nhân cho một quả, do đó tạo nên sự tồn tại của chúng sinh và môi trường của chúng. Có 6 loại nhân (hetu), 5 loại quả (phala) và 4 loại duyên (pratyaya). Thuyết nhân quả được giảng giải là thuyết ‘gieo’ nhân (grahaṇa) và ‘gặt’ quả (ādāna). Cuối chương này, tâm được phân thành ba loại, thiện, bất thiện và trung tính. Ba loại tâm này lại được chia nhỏ thành 12 lớp và cũng thành 20 phần. Mối quan hệ lẫn nhau của chúng cũng được đề cập chi tiết.
Chương 3 mô tả các hình thức hiện hữu và chúng sinh, và nhân duyên trước khi chúng có các hình thức hiện hữu. Đầu tiên, nó đề cập đến năm hình thức hiện hữu cụ thể là, sinh ra như những chúng sinh nơi địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, con người và chư thiên. Nó cũng mô tả ba cõi hiện hữu, cụ thể là kama-dhātu (dục giới), rūpa-dhātu (sắc giới) và arūpa-dhātu (vô sắc giới); cũng có bốn loại sinh, tức là thai sinh, noãn sinh, thấp sinh và hóa sinh. Nó đề cập đến bốn giai đoạn của cuộc đời là sinh ra, tồn tại, chết và giai đoạn thứ tư là trạng thái ở giữa lúc chết và lúc tái sinh. Tiếp theo, mười hai nhân duyên được đề cập trong mối liên hệ với ba đời, quá khứ, hiện tại và vị lai. Nó cũng liệt kê bốn loại thiện. Tiếp theo đó là bàn luận về hiện tượng chết. Nó mô tả pháp giới (vũ trụ) là nơi chứa đựng vạn loài chúng sinh, là nơi chứa ba đĩa tròn khổng lồ bằng vàng, nước và gió; nó gọi tên 9 ngọn núi, 8 biển, 4 lục địa, các địa ngục khác nhau, mặt trời và mặt trăng quay quanh núi Tu Di, số lượng các cõi Trời, sự đo lường và kích thước của thân tướng chúng sinh ở các cõi khác nhau và cả tuổi thọ của họ; và những thăng trầm mà pháp giới trải qua trong bốn Kiếp, cụ thể là ‘thành’, ‘trụ’, ‘hoại’ và ‘không’. Nó cũng mô tả ba đại nạn và tiểu nạn.
Chương 4 đưa ra các loại nghiệp khác nhau, chịu quả báo của nghiệp, chúng sinh mang nhiều hình thức khác nhau. Trước hết, nghiệp được phân tích, theo ‘tự tánh’ của nó, thành ba loại, đó là thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp. Cùng với thân nghiệp hay khẩu nghiệp (nghiệp biểu thị), còn tồn tại một rūpa-karma (nghiệp hữu hình) vi tế có tên là avijñapti karma (nghiệp vô biểu), tức là nghiệp của tính cách hay tập khí đã hình thành. Tiếp theo, mối quan hệ giữa tâm quá khứ và nghiệp quả được giảng giải tiếp theo theo lý thuyết hai mặt về samuṭṭhāna. Nghiệp quả tốt hay xấu tùy theo trạng thái tâm gây ra nghiệp đó. Tiếp theo, avijñapti karma được chia thành ba loại, cụ thể là saṃvara, non-saṃvara và không saṃvara cũng không phải non-saṃvara. Trong số này, trước tiên, saṃvara avijñapti karma được chia thành ba, cụ thể là biệt prātimokṣa (giải thoát), dhyāma (định) và anāśrava (vô lậu). Sự ra đời, sự phát triển và cũng như sự loại bỏ các nghiệp vô biểu sẽ được giảng giải ở phần tiếp theo. Các lý thuyết về nghiệp được đưa ra trong Kinh A-Hàm cũng được liệt kê và giảng giải trong chương này, đặc biệt liên quan đến lý thuyết về thập karma-patha (nghiệp đạo). Trong nửa sau của chương này, chúng ta sẽ bàn luận về mối tương quan của các loại nghiệp khác nhau, quả báo của chúng, ba loại āvaraṇa (chướng ngại) và ba việc gây tạo công đức.
Chương 5 bắt đầu bằng việc giảng giải về 98 anuśaya (tùy miên). Ở đây, 6 anuśaya chính (rāga, pratigha, māna, avidyā, drsti và vicikitsā) trở thành 10 với dṛṣṭi được chia nhỏ thành 5. 10 anuśaya này lại tiếp tục được chia nhỏ thành 98, được đề cập liên quan đến tam giới (kama, rūpa- và arūpa) (dục, sắc và vô sắc) và từng loại trong 5 loại giới luật. Tiếp theo là sự phân loại anuśaya thành 11 sarvatraga anuśaya và 9 ūrdhvaviṣaya anuśaya. Sự phân bố của chúng liên quan đến nguồn gốc và đặc điểm cũng được mô tả. Các giáo lý khác được đưa ra trong Kinh A-hàm, cụ thể là giáo lý về āśrava, ogha, yoga, upādāna, saṃyojana, bandhana, upakleśa, paryavasthāna và mala, cũng được đề cập trong chương này.
Chương 6 bắt đầu với hai cách đoạn trừ phiền não: (1) bằng sự thấu triệt Tứ Diệu Đế; (2) bằng giới luật. Sau đó, nó tiếp tục giảng giải phương pháp đoạn trừ phiền não. Giai đoạn đầu tiên bao gồm hai tiến trình mở đầu về ‘tam giới’ và ‘bốn kuśala-mūla (thiện căn)’. Hành giả trải qua hai tiến trình đầu tiên này sẽ vào dòng Thánh. Đầu tiên, vị ấy rèn luyện bản thân bằng darśana-mārga (kiến đạo), thấu triệt Tứ Diệu Đế, và sau đó, nhờ bhāvanā-mārga (tu đạo), vị ấy diệt trừ 9 loại phiền não. Giai đoạn tiếp theo là aśaikṣa-mārga (vô học đạo) đưa đến quả vị A-la-hán. 8 giai đoạn được bao trùm hoàn toàn bởi ba mārga (đạo lộ). Giai đoạn đầu tiên trong 8 giai đoạn là śotāpatti (Tu-đà-hoàn) và giai đoạn cuối cùng là A-la-hán. Đến cuối chương có đưa ra các cách phân loại khác nhau về đạo như được tìm thấy trong A-hàm, tức là bốn pratipad, bốn smṛtyupasthāna , bốn samyakprahāṇa, bốn ṛddhipāda, năm indriya, năm bala, thất bodhyaṅga, tám mārga, và bốn avetyaprasāda.
Chương 7 liệt kê chi tiết về mười loại trí (dukkha-jñāna, samudaya-jñāna, nirodha-j0, mārga-j0, anvaya-j0, kṣaya-j0, anutpāda-j0, paracitta-j0 và samvṛti-j0). Tiếp theo là các đức tính của một vị Phật, cụ thể là mười lực, bốn vô úy, tam smṛtyupasthāna, và lòng đại bi. Nó cũng liệt kê những đức hạnh chung của Đức Phật và các vị Thánh, cụ thể là araṇa, pranidhāna-jñāna, và bốn pratisaṃvid, cũng như những đức hạnh chung của Đức Phật và chúng sinh phàm phu, cụ thể là sáu abhijñā, ba vidyā, và ba prātihārya.
Chương 8 giảng giải chi tiết về các loại định khác nhau được đề cập trong Kinh A Hàm, tức là bốn dhyāna, bốn ārūpya, tám samāpatti và ba samāpatti (savitarka-savicāra, savitarka-savicāra, savitarka-savicāra). Nó cũng trình bày kết quả đạt được từ các loại định khác nhau, cụ thể là, chứng đạt bốn apramãṇa, tám vimokṣa, và tám abhibhāyatana.
Chương cuối và chương bổ sung, Pudgalaviniścaya, là một bộ luận độc lập. Bộ luận này bác bỏ lý thuyết về linh hồn được Độc Tử Bộ và Bà-la-môn giáo ủng hộ, và nỗ lực thiết lập bản chất không linh hồn của vạn pháp.
Vị trí của bộ luận trong lịch sử tư tưởng Phật giáo. Không cần phải nói rằng Abhidharmakośa-śāstra là một trong những bộ luận quan trọng nhất của Phật giáo. Có ba điểm liên quan đến bộ luận này mà chúng ta phải đặc biệt lưu tâm. (1) Abhidharmakośa chiếm một vị trí quan trọng trong lịch sử kinh Thắng Pháp Nhất thiết hữu bộ. (2) Nó liên quan đến sự trỗi dậy của tư tưởng Đại thừa Ấn Độ. (3) Nó có ý nghĩa đặc biệt như một quyển giáo lý cơ bản của Phật giáo.
Về điểm thứ nhất, có thể nói răng, (a) Abhidharmakośa-śāstra đã hệ thống hóa hoàn toàn giáo lý Nhất thiết hữu bộ; (b) nó đã đánh dấu một bước tiến trong giáo lý của Nhất thiết hữu bộ; và (c) nó đã giới thiệu quan điểm Kinh lượng bộ.
Như đã đề cập ở các phần trước, các giáo lý của Nhất thiết hữu bộ đã được đưa ra một hình thức rõ ràng trong Phát Trí Luận, nhưng việc hệ thống hóa vẫn chưa hoàn tất. Mahāvibhāṣā cũng vậy, mặc dù đồ sộ đến mức chứa hầu hết mọi giáo lý và lý thuyết, nhưng bản thân nó không phải một bộ luận có hệ thống. Sau đó, tác phẩm đầu tiên hệ thống hóa giáo lý của Nhất Thiết Hữu bộ là Thắng Pháp Tâm Luận. Abhidharmakośa theo sau Hṛdaya (Tâm Luận) rất gần nhưng nó đã sắp xếp lại chủ đề của Hṛdaya và có sự bổ sung thêm, trong khi nó không phải là một tác phẩm sáng tạo hay một triết lý mới, ở một số nơi, tác giả thể hiện quan điểm thông diễn của riêng mình, chẳng hạn, trong việc giảng giải thuyết Duyên khởi và giảng giải thuyết thập karma-patha (nghiệp đạo).
Nhìn chung, điều này tuân theo giáo lý chính thống của Nhất thiết hữu bộ luận, nhưng đôi khi đi lệch khỏi nó, chỉ trích gay gắt giáo lý Nhất Thiết Hữu bộ. Trong tác phẩm này, tác giả thích lý trí hơn truyền thống trong việc đề cập chủ đề của mình. Quan điểm của ông về prāpti và nikāya-sabhāga, về sự tồn tại trung gian giữa chết và tái sinh, và về avijñapti karma (nghiệp vô biểu), chứng minh cho sự thật này. Khi giảng giải các giáo lý nói trên, Ngài Thế Thân luôn luôn đứng trên quan điểm Kinh lượng bộ. Đây là một sự thật rất quan trọng, vì triết học Kinh lượng bộ là ngôi nhà nửa vời giữa triết học Nhất thiết hữu bộ và Phật giáo Đại thừa.
ISSAI FUNAHASHI.
Thái độ của tác giả chỉ dựa vào lý trí, bất kể những giáo lý đã được thiết lập, thậm chí còn được thể hiện rõ ràng hơn trong Chú giải của bộ luận này. Trong các phần Kārikā, hoặc ông ấy sử dụng cụm từ, “Người ta nói như vậy” để bày tỏ sự không hài lòng của mình với các lý thuyết của Mahāvibhāṣā, hoặc chỉ nêu ra một số điểm đáng ngờ theo cách khá dè dặt, rồi kết luận phù hợp với quy ước của Mahāvibhāṣā. Sự ngắn gọn trong các tuyên bố thường che dấu ý định thực sự của ông. Chính trong Bhāṣya, ông bắt đầu thể hiện đầy đủ quan điểm của mình, thường ám chỉ các lý thuyết của tông phái Kinh lượng bộ và bàn luận về chúng nhiều lần cho đến khi sự đúng hay sai của một mệnh đề được làm sáng tỏ một cách rõ ràng. Thậm chí, ông còn chỉ trích triệt để lý thuyết về “bản thể của ba thời, tức là quá khứ, hiện tại và vị lai”, vốn là lập trường cơ bản nhất của Mahāvibhāṣā do Nhất thiết hữu bộ nắm giữ. Cuối cùng ông chỉ nhận xét: “Pháp tánh rất sâu xa”, để người ta không nên cho rằng bất kỳ lý thuyết cổ xưa nào là không thể giữ lại chỉ vì nó mơ hồ và khó hiểu. (Xem chương 5 của bộ luận này). Những từ này ngụ ý rằng những người theo Mahāvibhāṣā chỉ trung thành với những lý thuyết cổ xưa, bất kể chúng đúng hay sai, và không cần đề cập đến khả năng sai lầm trong việc thiết lập những lý thuyết của họ. Nhưng Ngài Thế Thân không chấp nhận hoàn toàn các lý thuyết của tông phái Kinh lượng bộ, mặc dù ông rất kính ngưỡng chúng. Thái độ của ông đối với chúng là thái độ của một người chỉ dựa vào lý trí. Chẳng hạn, khi phân tích sự thật giả của ba loại pháp, tức là skandha, āyatana và dhātu (uẩn, xứ và giới), tông Kinh lượng bộ nói rằng chỉ có dhātu là thật, nhưng ngài Thế Thân lại cho rằng āyatana cũng là thật, ngụ ý rằng ông tôn trọng thuyết “Nhị thập āyatana hàm chứa tất cả các pháp”, như đã giảng giải trong bộ luận. Đối với khía cạnh của các dharma-lakṣana (pháp tướng) riêng biệt, chẳng hạn như các tâm hành tổng quát, tức là ái dục, v.v, vô minh, nguồn gốc của sự sống, v.v, mà tông Kinh lượng bộ cho là sai, ngài Thế Thân chủ trương rằng chúng là có thật, phù hợp với những mệnh đề của Nhất Thiết Hữu bộ.
LU CH’ENG.
Hai hệ thống triết học chính của Phật giáo Đại thừa Ấn Độ là triết học Trung Quán Tông của ngài Long Thọ cùng môn đồ của ông, và triết học Duy Thức của ngài Vô Trước, ngài Thế Thân, và các tác giả khác. Triết học Trung Quán Tông dựa trên sự phê phán triệt để giáo lý Tiểu thừa, chủ yếu là giáo lý Nhất thiết hữu bộ; và triết học Duy Thức được thiết lập dựa trên sự sửa đổi Nhất thiết hữu bộ của những nhà Đại Thừa. Để tạo một động lực mới cho Phật giáo, các nhà Đại Thừa đã phải đối đầu với triết học Nhất thiết hữu bộ, cạnh tranh với nó và vượt qua nó. Do đó, triết học Nhất Thiết Hữu bộ có ảnh hưởng quan trọng đến sự hình thành của tư tưởng Đại thừa. Và bộ luận này, đã hệ thống hóa hoàn toàn triết lý Nhất thiết hữu bộ, chiếm một vị trí quan trọng trong sự phát triển tư tưởng Đại thừa. Có thể đề cập ở đây rằng, có một mối liên hệ vô cùng mật thiết giữa triết học Duy Thức và hệ thống Abhidharmakośa. Trong những năm gần đây, quan điểm đã được đưa ra rằng Ngài Thế Thân, tác giả của Abhidharmakośa-śāstra, không giống như A-xà-lê danh tiếng của triết học Duy Thức. Tuy nhiên, sự thật không thể phủ nhận vẫn là bộ luận này, đi lệch khỏi giáo lý chính thống của Nhất thiết hữu bộ và nhuốm màu giáo lý Kinh lượng bộ một cách sâu sắc, được dùng làm dẫn nhập hoặc tiền thân của triết học Duy Thức. Chúng ta cũng lưu ý rằng hầu hết các nhà chú giải Ấn Độ về bộ luận này đều là các học giả Duy Thức.
Lịch sử Phật giáo ở Ấn Độ, Trung Quốc và Nhật Bản cho thấy rằng ở tất cả các quốc gia này, Abhidharmakośa đã được sử dụng làm sách nhập môn cho Phật giáo. Ở Trung Quốc và đặc biệt là ở Nhật Bản, A-hàm và Thắng Pháp đã bị lãng quên từ lâu; tại các quốc gia này, hai nhánh Phật giáo này được coi là thuộc về tư tưởng Tiểu thừa và giáo lý Thanh văn. Mặc dù vậy, Abhidharmakośa, “Bộ luận của Trí tuệ”, được coi là bộ luận giảng dạy các giáo lý cơ bản của Phật giáo. Do đó, việc nghiên cứu bộ luận này được khuyến nghị như một phương tiện cần thiết để chuyển từ việc nghiên cứu Tiểu thừa sang Đại Thừa. Người học Phật ở Nhật Bản có một câu ngạn ngữ: “3 năm Duy Thức và 8 năm Abhidharmakośa”. Theo câu nói này, thời gian quy định cho việc nghiên cứu Phật giáo là 11 năm, trong đó 8 năm được dành cho việc nghiên cứu Abhidharmakośa.
Lịch Sử Nghiên Cứu Bộ Luận. Trong số những bản chú giải của Abhidharmakośa bị coi là thất lạc có bản chú giải của ngài Thế Hữu và Gunamati. Điều này cho thấy bộ luận này được nghiên cứu không chỉ như một bộ sách của Nhất thiết hữu bộ, mà còn như một loại Nhập môn về Phật giáo. I-tsing, nhà hành hương người Trung Quốc đi đến Ấn Độ vào cuối thế kỷ thứ 7 và theo học tại trường đại học Phật giáo ở Nālandā, kể cho chúng ta trong hành trình của ông rằng trong các trường đại học Phật giáo và tu viện của Ấn Độ thời đó, các học Tăng đã hoàn thành giai đoạn nghiên cứu đầu tiên, nghĩa là ngữ pháp và thành phần tiếng Phạn, phải tiếp tục nghiên cứu nhân minh học, logic và nghiên cứu Abhidharmakośa. Trong các tu viện lạt ma ở Tây Tạng và Mông Cổ hiện đại, được thành lập theo đường lối của trường đại học Nālandā của Phật giáo Ấn Độ sau này, Abhidharmakośa-śāstra, cùng với Hiện Quán Trang Nghiêm Luận của Bồ tát Di Lặc và Nhập Trung Đạo của Nguyệt Xứng, được coi là là một trong năm bộ luận chính mà học Tăng cần nghiên cứu.
Abhidharmakośa-śāstra du nhập vào Trung Quốc vào năm 564 A.C. khi nó được Chên-ti dịch vào thời điểm này, các bộ luận khác của tông phái Nhất thiết hữu bộ (chẳng hạn như Phát Trí Luận, Thắng Pháp Tâm Luận, Mahāvibhāṣā) đã được dịch sang tiếng Hán, và đã có một tông phái có tên là tông Thắng Pháp. Tuy nhiên, sau Chên-ti, Abhidharmakośa trở thành chủ đề nghiên cứu duy nhất và các bộ luận khác bị gạt sang một bên. Kết quả là tông kośa được phát sinh. Khoảng 90 năm sau Chên-ti, Ngài Huyền Trang đã thực hiện một bản dịch mới của bộ luận này. Bên cạnh Abhidharmakośa, Ngài Huyền Trang đã dịch hơn 400 quyển của Nhất thiết hữu bộ luận, bao gồm cả một phiên bản mới của Phát Trí Luận, một phiên bản hoàn chỉnh của Mahāvibhāṣā gồm 200 quyền… Các đệ tử của ông, Shen-ti, P’u-kuang và Fa-pao, đã viết một chú giải nổi tiếng cho phiên bản tiếng Hán mới của Abhidharmakośa-śāstra. Những môn đồ của tông phái Ngài Huyền Trang cũng chỉ trích gay gắt phiên bản cũ của Chên-ti vì tính không chính xác của nó. Kể từ đó, phiên bản mới của Ngài Huyền Trang trở thành bản duy nhất được nghiên cứu. Một thời gian sau, Yuan-hui đã viết Chũ-shê-lun-ung-shu, một chú giải cho Abhidharmakośa kārikā, giảng giải một cách đơn giản giáo lý của Abhidharmakośa. Chú giải của Yuan-hui là một bản rất hữu ích. Nó đóng vai trò như một cách tiếp cận đơn giản để nghiên cứu Abhidharmakośa-śāstra. Một số chú giải phụ cho chú giải của Yuan-hui cũng đã được viết.
Nghiên cứu về Abhidharmakośa được du nhập vào Nhật Bản bởi các học giả đến Trung Quốc từ Nhật Bản vào thế kỷ thứ 7 để học Phật giáo dưới sự hướng dẫn của đệ tử trực tiếp
của Ngài Huyền Trang. Từ thời Heian đến thời Kamakura, việc nghiên cứu bài luận được theo đuổi trong các ngôi chùa lớn, Todai-ji ở Nara, Enryaku-ji trên núi Hiei, và Kongobu-ji trên núi Koya. Chinkai và Geruihin là hai trong những học giả nổi tiếng nhất thời kỳ này. Vào thời Tokugawa, việc nghiên cứu bài luận được tiến hành trong các tu viện và cơ sở giảng dạy thuộc các tông phái và tông phái Phật giáo khác nhau. Trong số các học giả nổi tiếng thời Tokugawa có Kindō, Hōdō, Fujaku và Kaiou. Những học giả này, không hài lòng với nghiên cứu thuần túy về bản Abhidharmakośa-śāstra của Ngài Huyền Trang, đã so sánh nó với bản cũ hơn của bộ luận của Chên-ti và do đó đã có một đóng góp mới cho việc nghiên cứu bộ luận.
ISSAI FUNAHASHI.
THAM KHẢO : Kimura, T: A Study of Abhidharma-śāstra, bản hiệu đính, Tokyo, l937 , trang 259-324. Fukaura, S.: An Introduction to the Study of the Abhidharmakośa, Kyoto, 1951. Ouyang Chien : Preface to the Abhidharmakośa-śāstra, Nanking, 1924. Takakusu, J.: The Essentials of Buddhist Phylosophy, Bombay, 1956, trang 55-73.
Ghi chú THAM KHẢO: Chương đầu của Sphutārthā đã được công bố bởi Levi và Stcherbatsky. Nửa đầu của chương hai đã được công bố bởi Wogihara và Stcherbatsky, và chương ba được công bố bởi L. de la Vallée Poussin. Toàn văn của Sphutārthā đã được công bố bởi Wogihara (1932-1936). Ngoài ra, còn có một ấn bản khác của Sphutārthā, chỉ gồm ba chương đầu, do N.N. Law công bố năm 1949. Bản gốc tiếng Phạn của hai chú giải kia vẫn chưa được khôi phục. Tuy nhiên, cả ba chú giải đều được tìm thấy ở Tây Tạng. Hơn nữa, một đoạn của phiên bản tiếng Hán của Tattvārthā và cả một phần của phiên bản tiếng Duy Ngô Nhĩ đã được phát hiện gần đây.
Trong số các bản được đề cập ở trên, bản Kārikā đã được Teramoto dịch từ bản tiếng Tây Tạng sang tiếng Nhật, và bản Pudgalaviniccaya được Stcherbatsky dịch từ bản tiếng Tây Tạng sang tiếng Anh. Toàn bộ bộ luận đã được de la Vallée Poussin dịch từ bản tiếng hán của ngài Huyền Trang sang tiếng Pháp (cũng so sánh với bản tiếng hán của Chênti, bản tiếng Tây Tạng và chú giải Sphutārthā). Chương đầu của chú giải Sphutārthā đã được Wogihara dịch từ bản gốc tiếng Phạn sang tiếng Nhật. Chương hai của bản gốc đã được U. Wogihara và S.Yamaguchi từ tiếng Phạn sang tiếng Nhật. Và, cuối cùng, chương ba của Abhidharmakośa-śāstra và chương tương ứng của Sphutārthā đã được Yamagucln và Funahashi dịch từ bản gốc tiếng Phạn sang tiếng Nhật.
Là kết quả của những nghiên cứu khoa học được thực hiện trong những năm gần đây về Abhidharmakośa-śāstra ở Ấn Độ, Nhật Bản và Châu Âu, một số ấn bản và bản dịch mới của bộ luận đã được công bố. Trong số đó có Die Probleme der Buddhaischen Philosophie của Rosenberg, Central Conception of Buddhism của Stsherbatsky, La Morale boudd ique của de la Vallée Poussin, và Go no Kenkyu (Nghiên cứu về nghiệp) của I. Funahashi. S. Funahashi và I. Funahashi đã lập nên một bản đối chiếu hoàn chỉnh đối với bộ luận bản Hán ngữ của Ngài Huyền Trang, A. Bareau lập nên một bản đối chiếu ngắn gọn về Kàrikā tiếng Phạn. Trong số các tác phẩm nhập môn về nghiên cứu bộ luận tiếng Nhật, có các tác phẩm của S. Funahashi, Takagi và Fukaura. (I.F.)
Sau đây là danh sách các bản dịch tiếng Tây Tạng của Abhidharmakośa-śāstra và các chú giải của nó : (1) Chos Mṅon-pahi n sod-kyi tshig lehur-byas-pa (Abhidharmakośa kārikā), được dịch bởi Jinamitra và Dpal brtsegs Rakfita. (2) Chos Mṅon-pahi mdsod-kyi biad-pa (Abhidharmakośa Bhāṣya), 30 tập, được dịch bởi cùng các dịch giả của tác phẩm (1). (3) Chos Mṅon-paḥi mdsod-kyi bstan-bcos-kyi tshig-lehur byas-pahi rnam-par biad-pa Abhidharmakośa (Samaya-pradīpikā của Chúng Hiền), 4500 câu thơ đôi bởi một dịch giả vô danh. (4) Chos Mṅon-paḥi mdsod-kyi hgrel-pa gnad-kyi sgron-ma ( Chú yếu nghĩa đăng của Trần Na), 4000 câu thơ đôi, được dịch bởi Rnal-hbyor zla-ba và Hjam-hpal gshon-nu. (5) Chos Mṅon-paḥi mdsod-kyi rya-cher hgrel-pa don-gyi de-khona-nid (Thực nghĩa của ngài An Huệ) được dịch bởi Sha-lu Lotsãba chenpo và Dharmapalabhadra. (6) Chos Mṅon-paḥi mdsod-kyi hgrel-bsad mtshan-nid-kyi rjes-su hbran-ba. (Lakṣaṇãnusārin của Pũrṇavardhana), 18.000 câu thơ đôi, được dịch bởi Kanakavarma và Ni-ma grags. (Có một phiên bản rút gọn được tóm lược bởi Mchima yon-tan hbar.) (7) Chos Mṅon-paḥi mdsod-kyi hgrel-bsad don gsal-ba (Sphuṭārthā của Yaśomitra), 18.000 câu thơ đôi, được dịch bởi Viśuddhasi ṃha và Dpal-brtsegs (8) Chos Mṅon-paḥi mdsod-kyi hgrel-bsad ne-bar mkho-ba (Upāyikā của Sãntistiradeva), được dịch bởi Jayasri và Ses-rab ḥod-zer. Tất cả những bản dịch này được thu thập trong Tibetan Tengyur.
Có một bản tiếng Pháp tên là L’Abhidharmakośa de Vasubandhu, do L. de la Vallée Poussin dịch gồm 6 quyển và công bố tại Pari, 1923-1931.
Trước khi Abhidharmakośa du nhập vào Trung Quốc, các học giả Phật giáo Trung Quốc nghiên cứu Thắng Pháp, hoặc các bậc thầy về Thắng Pháp của Trung Quốc, đã coi Tạp Thắng Pháp Tâm Luận là bản chính của họ, và vì vậy họ còn được gọi là các bậc thầy về Tạp Thắng Pháp Tâm Luận. Sau khi Abhidharmakośa được dịch sang tiếng Hán, họ dần dần lấy tác phẩm này làm bản chính để nghiên cứu và do đó xuất hiện các kośa sư. Họ cũng đã viết một số chú giải về nó. Lúc đầu, khi Paramlirtha đang dịch bộ luận này, ông đã giảng giải nhiều lần cho những người tham gia tác phẩm dịch thuật, để làm cho bản dịch rõ ràng và chính xác về nghĩa. Sau đó, Hui-k’al đã viết quyển Theoretical Commentary gồm 53 tập. Sau đó, Tao-yao có được các bản thảo của chú giải này sau khi Hui-k’ai qua đời và rút gọn nó xuống còn 22 tập. Về sau, Hiu-Ching theo hiểu biết của mình, đã viết một chú giải về bộ luận này trong hơn 30 tập. Tất cả đều là những tác phẩm quan trọng, nhưng hiện nay không còn tác phẩm nào. Sau khi Ngài Huyền Trang viết phiên bản bộ luận mới của mình, nó đã được các học giả cùng thời đánh giá cao, vì nó diễn giải Pháp Tướng tông một cách ngắn gọn nhưng đầy đủ, và có thể được sử dụng như một bản sơ bộ để nghiên cứu về thuyết Duy Thức. Do đó, việc nghiên cứu bộ luận mới trở nên thịnh hành. Nhiều đệ tử của Ngài Huyền Trang đã viết những chú giải về phiên bản mới của Abhidharmakośa, ba quyển nổi tiếng nhất là chú giải của Shên-t’ai, Ghi chép của P’u-kuang và chú giải của Fa-pao, mỗi quyển đều gồm 30 tập. Hiện nay, cả ba quyển này đều còn (ngoại trừ chú giải của Shên-t’ai, chỉ còn một vài tập được lưu giữ). Sau đó, vào thời K’ai-yinn (khoảng 722-727 A.C.), Yuan-hui đã rút gọn các chú giải do P’u-kuang và Fa-pao viết, chỉ để giảng giải Kārikā (cũng như câu thơ đôi trong phần 9 về Phá tan Chấp ngã), tạo nên Commentary on the Abhidharmakośa kārikā trong 30 tập.
Nó ngắn gọn, dễ nghiên cứu và là một tác phẩm rất nổi tiếng. Sau đó, Ch’ung-i đã viết Ghi chép về Chin-hua trong 10 tập, để giảng giải chú giải này, nhưng nó hiện đã bị thất lạc. Chỉ có Theoretical Notes on the Commentary of the kārikā của Hui-hui trong 6 quyển, và Record of the Commentary of the kārikā của Tun-lin trong 12 tập là vẫn còn. Trong số các tác phẩm chú giải bị thất lạc có Ghi chép về Abhidharmakośa-śāstra của K’uei-chi trong 10 tập. Chú giải của Huai-su trong 15 tập, Theoretical Notes của Shên-ch’ing trong một vài tập, Notes of Chin-hua của Hsuan-yo trong 20 tập…
Ở vùng Tây Tạng, Jinamitra, người đã dịch Abhidharmakośa-śāstra trong thời kỳ truyền bá trước đây, là một đại đệ tử của ngài An Huệ. Là một người đã nhận được bộ luận này từ một nguồn phù hợp, ông đã làm việc làm việc hăng say để truyền bá nó. Truyền thống đã bị đình chỉ một thời gian khi nhà cai trị Glan dar-rna tiêu diệt Phật giáo ở Tây Tạng. Trong thời kỳ truyền bá Phật giáo ở Tây Tạng sau này, chính Mchims Hjam-dyans của tu viện Snar-than, một đệ tử của Mchims Thams-cad mkhen-po thuộc phái Bkah-gdams-pa, người đã phát triển đầy đủ nghiên cứu về bộ luận này vào cuối thế kỷ 13 A.C., và biên soạn Chos mṅon-paḥi mdsod-kyi Ḥgrel-ba mṅon-paḥi rgyan, trong đó ông đã thực hiện những kiểm tra kỹ lưỡng và có phân biệt đối với các quan điểm về bộ luận này của các bậc thầy trước đây và do đó đã thiết lập hệ thống nghiên cứu cuối cùng cho nghiên cứu này. Sau đó, tông Dge-lugs-pa thậm chí còn nhấn mạnh nhiều hơn đến việc nghiên cứu bộ luận này và đưa nó vào mục cuối cùng trong chương trình giảng dạy Phật giáo phổ thông. Các bậc thầy Phật giáo của các thế hệ nối tiếp, chẳng hạn như Dge-hdun grub, Bsod-nams grags-pa, Dkon-rnchog chos-hphal, Rgyal-ba lna-pa, Hjam-dbyaṇs bshad-pa, v.v, đều có những tác phẩm chữ viết giảng giải về Abhidharmakośa để các đệ tử nghiên cứu và làm theo.
Hơn nữa, việc nghiên cứu Abhidharmakośa cũng rất phổ biến ở Nhật Bản. Từ thời nhà Đường, các học giả tăng sĩ Nhật Bản, Dõshõ, Chitsu, Chitatsu và Genbõ đã lần lượt đến Trung Quốc để nghiên cứu Abhidharmakośa từ Ngài Huyền Trang và Chih-chou. Sau khi về nước, họ dạy nó cho các học Tăng Nhật Bản và thành lập tông Kośa. Mặc dù tông phái này sau đó sáp nhập với Pháp Tướng tông, nhưng bộ luận này vẫn được đánh giá cao như một bộ luận cơ bản cần được nghiên cứu. Nhiều học giả đã viết chú giải về nó. Tác phẩm của các học giả thời sau như Genshin, Chinkai, Shūshō, Shū-ō, Tan-e, Fujaku, Rinjo. Hōdō, Kyokuga. v.v, thường được các học giả sử dụng để tham khảo khi nghiên cứu Abhidharmakośa. (L.C.)