ABHIDHARMA-SAMAYA-PRADĪPIKĀ-ŚĀSTRA (A-tỳ-đạt-ma Hiển tông luận)
ABHIDHARMA-SAMAYA-PRADĪPIKĀ-ŚĀSTRA (A-tỳ-đạt-ma Hiển tông luận), (Nanjio, No.1278), tên tiếng Phạn được phục hồi lại dựa trên tên bản dịch Hán văn của ngài Huyền Trang của tác phẩm của ngài Saṅghabhadra (Chúng Hiền). Ngài (theo lời của ngài Paramārtha) là bên đối lập với ngài Vasubandhu (Thế Thân), và cũng là người đã soạn ra hai bộ śāstras tại Ayodhyā, một bộ tên là ‘Hiển Tông Luận’ gồm 10,000 ślokas (văn vần), đơn thuần chỉ là một bộ giải thích những học thuyết của bộ Vibhāṣā, và vì vậy cũng được gọi với một cái tên khác là Abhidharma-kośa-śāstra-kārikā-vibhāṣā (A-tỳ-đạt-ma câu xá luận tụng Tỳ bà sa), và bộ luận thứ hai mang tên ‘Thuận Chính Lý,’ Nyāyānusāra, gồm 120,000 slokas (văn vần). Như nhận định của Takakusu, Nanjio dựa vào thẩm quyền Tây tạng-trung quốc, đã hiểu tên bộ luận theo một cách hơi khác và đã dùng tên như sau: Abhidharma-prakaraṇa-śāsana-śāstra (a-tì-đạt-ma hiển tông luận). Tuy nhiên, cách hiểu này đã bị loại bỏ bởi vì cả ngài Paramārtha (Ba-la-mạt-đà) cũng nhắc đến bộ này với tên ‘Hiển Tông Luận.’
Tác phẩm này gồm có 9 chương chương thành 40 tập, dài 749 trang, và nó chỉ là trích yếu của bộ Nyāyānusāra (Thuận Chính Lý) (xem mục cùng tên), tuy nhiên được cho thêm một chương giới thiệu. Chương giới thiệu của bản Hán văn giống chương giới thiệu của bộ tiếng Tây Tạng. Như chính tác giả nói với chúng ta ở phần giới thiệu, bộ luận này là bộ sách tóm tắt tác phẩm trước của ngài là bộ Nyāyānusāra (Thuận Chính Lý), một bộ luận quá phức tạp và khó hiểu cho việc nghiên cứu chung chung. Tác phẩm ngắn hơn này là một bộ sách giảng giải đơn giản những giáo lý của bộ luận Vibhāṣā, trong khi mục đích của bộ Nyāyānusāra (Thuận Chính Lý) là để bác bỏ một cách cặn kẽ những giáo lý của những bậc thầy khác. Bản thân bộ Kośa-kārikā (Câu xá Tụng) của ngài Vasubandhu (Thế Thân), là một tổng lược những học thuyết của phái Vaibhāṣika (Tỳ-bà-sa Bộ, một nhánh của Sarvāstivāda (Nhất Thiết Hữu Bộ), không bị chống đối bởi bất cứ thành viên nào thuộc hệ thống đó, chỉ có một điểm không được chấp nhận duy nhất được chỉ ra đó là có những đoạn giảng giải được thấy là có sáp nhập một vài học thuyết của bộ phái Sautrāntika (Kinh Lượng Bộ). Và vì điều đó là có thật nên ngài Saṅghabhadra (Chúng Hiền) đã trích dẫn không e ngại những kārikās của đối phương của ngài, và phân tích chúng theo những quan điểm chính thống của bên phái của ngài. Trong những quan điểm được trích dẫn gồm có của bộ phái Vaibhāṣika (Tỳ-bà-sa Bộ) từ Kāśmīra, phái Kāśmīra, phái Vinaya-vaibhāṣika, phái Yogācāryas (Duy Thức Tông), quan điểm từ bộ Abhidharmakośa, bộ Dharmaskandha (Bộ Pháp Uẩn), bộ Prajñātipāda (Tri thiết Túc Luận), và cả từ bộ luận lớn, bộ Nyāyānusāra (Thuận Chính Lý).
Ở cuối mỗi chương từ chương 11-20 và 31-40, đều có lời công nhận là bộ luận thuộc về phái Sarvāstivāda (Nhất Thiết Hữu Bộ) (Takukusu, JPTS. 1904-5, pp. J34-139).
Bản dịch tiếng Tây Tạng của tác phẩm này được gọi là bộ ‘Chos mṅon-paḥi mdsod-kyi bsṭan-bcod-kyi tshig-leḥur-byas-paḥi rnam-par bśad-pa’ dịch bởi Ḥdus-bzan xuất hiện trong phần Mdo-Ḥgrel (sūtra) của bộ Tengyur Tây Tạng (Cordier, III, p. 394; TM. pp. 72 f).
T. R.