ABHIDHARMA-MAHĀVIBHĀṢĀ (Đại Tỳ Bà Sa Luận)

ABHIDHARMA-MAHĀVIBHĀṢĀ (Đại Tỳ Bà Sa Luận), một bộ śāstra (văn luận) (Taishō, No.1545, 200 Tập) được biên soạn bởi 500 vị Thượng Tọa Bắc Ấn Độ, và được dịch sang tiếng Hán bởi ngài Huyền Trang (Huyền Trang) vào thời nhà Đường; có khi tên bộ luận này được rút gọn lại thành Mahāvibhāṣā (Đại Sa Luận) hoặc Vibhāṣā (Sa Luận). Bộ luận này thuộc về bộ từ điển luận mà phái Nhất Thiết Hữu Bộ Phật Giáo đã dựa vào. Bằng việc giải thích ý nghĩa của tất cả các pháp (dharma) từ góc độ khá là bao quát và trình bày những học thuyết của nhiều phái tồn tại tại thời điểm đó, bộ luận cung cấp những chú giải chi tiết về bộ Phát Trí Luận được viết bởi ngài Già Đa Diễn Ni Tử.

Bộ  Phát Trí Luận là Chánh Tạng của phái Nhất Thiết Hữu Bộ, một trong những hai mươi phái của dòng Phật Giáo Theravāda. Cùng với bộ Sangutiparyaya, bộ Pháp Uẩn, bộ Thi Thiết Luận, bộ Vijñnānakāya, bộ Prakaraṇa-pada (A Tỳ Đạt Ma phẩm loại túc luận, và bộ Giới thân túc luận, nó tạo nên bảy bộ luận chính cho tu sĩ phái Nhất Thiết Hữu Bộ. Trong tập đầu tiên của quyển 俱舍論記 (Câu Xá Luận Ký), có một đoạn viết rằng: “trong những śāstras, bộ Phát Trí Luận là đứng đầu do học thuyết bao quát của nó”. Rõ ràng tập luận giải này được xem là tác phẩm đại diện thể hiện cho các giáo lý của phái Nhất Thiết Hữu Bộ . Những nghiên cứu tiếp nối về bộ sách này được thực hiện bởi những học giả phái của phái Nhất Thiết Hữu Bộ, những người đã đứng ở vị trí dẫn đầu trong nhóm những nhà tư tưởng Bắc Ấn Độ ở thời điểm đó, mỗi người đưa ra những ý tưởng có căn cứ và phổ biến chúng rộng rãi, và bộ Đại Sa Luận là một tác phẩm bách khoa khổng lồ bao trùm tất cả những chú giải khác nhau về bộ Phát Trí Luận. Tựa sách Đại Sa Luận ám chỉ ba đặc điểm về cách thức giảng giải của bộ luận, đó là bao hàm, xuất sắc, và đa dạng. Như được nói trong bộ Câu Xá Luận Ký (Tập 1): “Bộ luận này được coi là bao hàm vì nó bao trùm được sự phân biệt giáo lý mênh mông; nó được coi là xuất sắc vì nó bàn giải một cách xuất sắc về rất nhiều thể loại học thuyết; nó được coi là đa dạng vì nó trình bày những quan điểm khác nhau được nghĩ ra bới 500 vị A-La-Hán về bộ Phát Trí Luận. Dựa trên ba đặc điểm này, bộ luận này xứng đáng được giữ danh hiệu tiếng Phạn kể cả khi nó  được chuyển qua ngôn ngữ khác.” Trích dẫn này cho thấy rằng śāstra này được xem là một kho báu Chánh Tạng của những tu sĩ  phái Nhất Thiết Hữu Bộ.

Nguyên nhân và hoàn cảnh xoay quanh việc biên soạn bộ śāstra này, như được ngài Huyền Trang nhắc đến trong bộ tập ký Đại Đường Tây Vực Ký (Tập 3), và có thể tóm tắt như sau. Khoảng bốn trăm năm sau khi Đức Phật nhập Niết-bàn, Kaniṣka, vị vua của Càn-đà-la đã trở thành một người ủng hộ Phật Giáo mãnh liệt.  Bối rối trước sự đa dạng về phái và sự khác biệt về những quan điểm trong cộng đồng Phật Giáo, ngài đã thỉnh thị ngài Hiếp Tôn Giả, và, dựa trên lời khuyên của ngài Hiếp Tôn Giả, ngài đã xây dựng một tu viện tại thành Kế Tân và triệu tập một giáo hội gồm 500 vị arhats, với ngài Thế Hữu làm giáo chủ, để thực hiện công việc biên soạn bộ Tam Tạng. Đầu tiên trước cả, bộ Upadesa-śāstra được viết dưới dạng 100,000 ślokas (văn vần) để giảng giải Kinh Tạng; tiếp theo bộ Vinaya-vibhāṣā, một bộ luận về Luật Tạng, cũng được viết dưới dạng 100,000 ślokas (văn vần); sau cùng, bộ Tỳ Bà Sa Luận cũng được viết dưới dạng 100,000 ślokas (văn vần), một bộ luận về Thắng Pháp Tạng. Sau khi những tác phẩm đã hoàn thành, chúng đã được khắc lên những bản đồng và được cất giữ trong một tháp stūpa (Phù Đồ) để bảo tồn.

Bộ luận gồm 100,000 ślokas (văn vần) về Thắng Pháp Tạng được nhắc đến ở đây chính là bộ Đại Tỳ Bà Sa Luận, và bộ luận đại diện cho Thắng Pháp Tạng chính là bộ Phát Trí Luận. Để nhắc lại một lần nữa, ở phần kết của bản Hán văn của bộ Đại Sa Luận của ngài Huyền Trang, ngài viết: “Cỡ chừng bốn trăm năm sau khi Đức Phật nhập Niết-bàn, Kaniṣka, cai trị Jambudvipa, đã kêu gọi 500 vị A-La-Hán tại thành Kế Tân để viết những bộ luận về bộ Tam Tạng. Trong số những bộ luận, chúng ta đã tiếp nhận được bộ Tỳ Bà Sa Luận, và bộ luận này đã được phiên dịch ở đây một cách thích đáng.” Thêm nữa, tập ký Tây Tạng về sự kiện này (quyển Lịch Sử Phật Giáo Ấn Độ của tác giả Taranatha, chương 12) phần lớn đồng ý với ngài Huyền Trang, ngoại trừ điểm tập ký Tây Tạng thuật lại rằng ngoài 500 vị A-la-hán, còn có 500 vị Bồ-tát, và 500 nhà học giả Ấn Độ đã tham gia hội nghị. Sự kiện này sau này được gọi là Đại Hội Kết Tập Kinh Điển Lần Ba (tại Kamira). Kể từ đó bộ śāstra này được công nhận là tài liệu biên soạn bởi ngài Thế Hữu và 500 vị A-la-hán tại thành Kế Tân vào thời đại của vua Kaniṣka.

Nhưng, những điều tra nghiên cứu gần đây bởi những học giả cận đại đã cho thấy rằng ở trong bộ śāstra này, có cách sử dụng từ ngữ như: “Trong quá khứ, vào thời kỳ Kaniṣka, vua xứ Càn-đà-la ….” (Tập 114) và cách tường thuật như: “Trong quá khứ, đã có hai mươi hai bậc thầy śāstra của phái này, một người với tên Divira và người kia Ghosavarman…” (Tập 129). Những học giả này đã phỏng đoán rằng ngài Pārśva (Hiếp Tôn Giả), ngài Thế Hữu, ngài Pháp Cứu, ngài Diệu Âm, ngài Giác Thiên dường như đã không tham gia trực tiếp vào quá trình biên soạn mặc dù ý kiến của họ thường xuyên được tiếp nhận và đồng thời bị phê bình. Những học giả này tiếp tục duy trì quan điểm bộ śāstra được biên soạn rất lâu sau thời kỳ của vua Kaniṣka và ngài Thế Hữu, tại một thời điểm nào đó vào Thế Kỷ Thứ Hai S.C.N, và là một dự án tập thể của những đệ tử của Già Đa Diễn Ni Tử. Quan điểm này đồng ý với lời viết trong bộ Mahāprajñāpāramitā-śāstra (Đại Bát-nhã-ba-la-mật Luận), Tập 2, và nó nhìn như sau:  “Già Đa Diễn Ni Tử, một Brāhmaṇa (Bà La Môn)….., đã biên soạn bộ Phát Trí Luận thành tám grantha (bộ sách)…Theo thời gian, những môn đồ của ngài Già Đa Diễn Ni Tử lo rằng tám grantha sẽ không còn được hiểu bởi tất cả những môn đồ tương lai, và do đó họ soạn bộ Sa Luận.” Quan điểm của những học giả cũng đồng ý với quan điểm tìm thấy trong lời tựa của tác giả Đạo Đĩnh (道梃) của bản dịch tiếng Hán sớm hơn của bộ Tỳ Bà Sa Luận, và trong đó tác giả nói, “Cỡ chững 600 năm sau ánh sáng của Đức Thích-ca-mâu-ni đã không còn với chúng ta, 500 vị A-la-hán từ Bắc Ấn Độ đã soạn bộ Sa Luận để khắc phục sự phân chia trong học thuyết.” Do đó, thời điểm chính xác mà việc biên soạn bộ śāstra này hoàn tất vẫn còn là một đề tài cần được điều tra nghiên cứu.

Tuy nhiên, việc biên soạn bộ śāstra này chắc chắn đã tạo nên một sức ảnh sâu sắc và kích thích lên những phái của dòng Phật Giáo Ấn Độ và đã đóng góp nhiều vào sự đẩy mạnh vị trí của tư tưởng của những môn đồ phái Nhất Thiết Hữu Bộ tại thời điểm đó. Danh hiệu Vaibhāṣika (chuyên gia Sa Luận – Sa Luận Sư) đã được gán cho họ và điều đó xác nhận sự gắn kết đáng kể giữa bộ śāstra này và phái Phật Giáo của họ. Ở giữa bối cảnh biến đổi về sự quan tâm về bộ luận này, một số tác phẩm viết và một số học giả nổi tiếng đã xuất hiện liên quan đến sự biến đổi này. Ví dụ như học giả Đạo An (道安vào thời nhà Đông Tấn đã viết trong lời tựa cho bộ Sa Luận  rằng: “Có ba vị A-la-hán tên Sītapāṇi, Dha-si, và Vi-la-ni đã viết về bộ  Sa Luận với nhiều dẫn chứng từ Chánh Tạng….Tác phẩm của ngài Dha-si thì bao quát nhưng quá ngài quá tập trung vào chi tiết nhỏ, còn tác phẩm của ngài Vi-la-ni thì súc tích nhưng quá ngắn gọn, trong khi tác phẩm của ngài Sītapāṇi thì thích hợp nhất với mục đích” (Vide, Xuất Tam Tạng Ký Tập). Trong số những tác phẩm được soạn với tài liệu lấy từ bộ Sa Luận gồm có bộ Abhidharma-hṛdaya (A Tỳ Đàm Tâm Luận) của ngài Dharmottara (Pháp Thượng) và bộ Saṃyuktābhidharma-hṛdaya (Tạp A Tỳ Đàm Tâm Luận) của ngài Dharmatrāra (Đạt-ma-đa-la). Bên cạnh đó, ngài Thế Thân  đã viết bộ Abhidharma-kośa-bhāṣya (A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận Thích) vì lấy cảm hứng từ bộ Sa Luận. Bộ A Tỳ Đạt Ma Thuận Chánh Lý Luận và bộ  Tỳ Đạt Ma Tạng Hiển Tông Luận của ngài Tăng-già-bạt-đà-la cũng đã được viết với ý định đẩy mạnh những học thuyết được trình bày bởi bộ Sa Luận. Đó là những tác phẩm nổi tiếng còn tồn tại có liên kết với bộ śāstra này.

Văn bản tiếng Phạn gốc của bộ śāstra này theo dạng 100,000 ślokas (văn vần) đã được phiên dịch thành bản dịch Hán văn hoàn chỉnh bởi ngài Huyền Trang. Bộ luận mà chúng ta ngày nay gọi là bộ Đại Sa Luận  phần đông là ám chỉ bản dịch này. Nhưng trước thời nhà Đường đã có một bản tóm tắt của tác giả Saṅghabhūti trong giai đại triều đại nhà Phù Tần (苻秦), và một bản không hoàn chỉnh của tác giả Buddhavarman (Phù Bà Bạt Ma) và Đạo Thái (道泰) trong giai đoạn triều đại nhà Bắc Lương.

  1. Bản Phù Tần, được đặt tên là Vibhāṣā-śāstra 14 Tập (Taishō, No.1547), được phiên dịch vào năm thứ 19 thuộc thời kỳ Kiến Nguyên (建元) (383 S.C.N) trong triều đại nhà Phù Tần, theo yêu cầu của Triệu Chánh (趙正), một thành viên của triều đình hoàng cung. Văn bản gốc là bản tóm tắt bộ Đại Sa Luận của Sītapāṇi, được truyền lại bằng miệng bởi Saṅghabhūti từ thành Kế Tân. Một hội chúng śramaṇa (sa-môn) tập hợp theo ngài Đạo An đã tham gia công việc truyền bộ luận. Đầu tiên, bộ văn được đọc thuộc lòng bởi Saṅghabhūti và được chép lại bằng tiếng Phạn bởi ngài Đàm-ma-nan-đề (Pháp Hỷ), một śramaṇa (sa-môn) ngoại quốc; sau đó bản tiếng Phạn được phiên dịch ra tiếng Hán bằng miệng bởi ngài Buddharakṣa, và được chép xuống và soạn thành Hán văn viết bởi một śramaṇa người Phù Tần, Mẫn Trí (敏智); cuối cùng, bộ bản Hán văn được biên tập bởi chính ngài Đạo An. Ở phần lời tựa, ngài Đạo An viết: “Văn bản gốc chứa đựng nhiều hơn được trình bày ở đây. Vì sự quên lãng của những người đọc thuộc lòng, chỉ có 40 hạng mục tạo nên mười phương pháp Thắng Pháp căn bản được trình bày ở đây. Mười lăm hạng mục được gộp lại với nhau và đặt ở phần trước với tên “phần nhỏ hơn,” trong khi hai mươi lăm hạng mục còn lại được đặt ở đằng sau bộ sách với tên gọi ‘phần lớn hơn.’ Cả hai phần đều là những bản hoàn chỉnh. Hai hạng mục được gán ở cuối là những đoạn rời rạc đã được thu thập và sắp đặt lại từ trí nhớ.” Bốn mươi hạng mục vừa được nhắc đến, cùng với hai đoạn rời rạc, chỉ bao gồm Grantha thứ hai (Grantha of the Bonds) của bản bộ Đại Tỳ Bà Sa Luận nhà Đường; phần được gọi là Phần Nhỏ Hơn bao gồm 15 hạng mục tương ứng với tập 46-50 của bản nhà Đường, tức là nửa phần đầu của Varga (chương) on Bad Factors (不善納息 – Bất Thiện Nạp Tức), Varga I của bộ Grantha on the Bonds; và phần được đặt tên là Phần Lớn Hơn bao gồm 25 hạng mục tương ứng với tập 71-86, tức là, nửa phần đầu của Varga on the Ten Methods (十門納息 – Thập Môn Nạp Tức), Varga IV của cùng bộ sách đó. Tất nhiên, bản này chỉ trình bày một phần rất là nhỏ của toàn bộ tập Sa Luận. Lý do cho sự thiếu sót của bản này được chỉ ra trong quyển Tiểu Sử Saṅghadeva, trong bộ 高僧傳 (Cao Tăng Truyện) (Lý Lịch Những Vị Tăng Nổi Tiếng) như sau: “Saṅghabhūti đã phải nắm bắt hết học thuyết khổng lồ của bộ Tỳ Bà Sa Luận  tại thời điểm hỗn loạn gây ra bởi sự nổi loạn của bộ tộc Mộ Dung (慕容). Bên cạnh đó, những nhà phiên dịch trong sự hấp tấp đã không thể trình bày hết tất cả chi tiết và do đó ý nghĩa, ngụ ý, phong cách, v.v. đã không được thể hiện đầy đủ. Thêm vào đó, sự qua đời của Đạo An, xảy ra không lâu sau đó, để lại một tác phẩm không được chỉnh sửa.”

2. Bản luận Bắc Lương, được đặt tên là Abhidharmavibhāṣā (Tỳ Bà Sa Luận) 60 Tập (Taishō, No.1546), được phiên dịch bởi ngài Phù Bà Bạt Ma và Đạo Thái. Văn bản tiếng Phạn với 100,000 ślokas (văn vần) đã được đem đến kinh đô nhà Đường từ những vùng ở phía Tây bởi Đạo Thái cùng thời điểm Phù Bà Bạt Ma cũng đặt chân đến kinh đô nhà Lương. Theo yêu cầu của nhà vua, cả hai bắt đầu công việc phiên dịch tại cung điện Nhạn Dự ở giữa mùa trăng thứ tư năm Ất Sửu (乙丑年, 425 C.N). Khoảng ba trăm vị śramaṇas (sa môn), bao gồm Trí Tung (智嵩), Đạo Lãng (道朗),  và những vị khác, đã được mời đến để hỗ trợ công việc khảo sát ngôn ngữ và phân tích ý nghĩa. Ở đầu mùa trăng thứ bảy năm Đinh Mão (丁卯年, 427 C.N) tác phẩm đã được hoàn tất với 100 Tập được biên soạn. Đáng tiếc là những bản thảo bị phân tán và bị hủy hoại trong lúc binh biến tàn phá kinh đô nhà Lương. Vài tập của bộ luận đã được thu thập lại và soạn thành 60 tập. Sau đó bộ śāstra được lan truyền xuống phía nam vào lãnh địa của nhà Tống thời buổi đầu. Sự kiện này được ghi lại dựa theo lời tựa của bộ Tỳ Bà Sa Luận của ngài Đạo Đĩnh. Nhưng theo quyển Collection of the Records of Translation of Tripiṭaka, Tập 2, bản dịch bắt đầu được soạn vào mùa trăng thứ tư năm Đinh Sửu (乙丑年, 437 S.C.N), và hoàn tất vào mùa trăng thứ 7 năm Kỷ Mão (己卯年, 439 S.C.N). Tất cả những ghi chép về sau nói chung đều đồng thuận về những ngày tháng này. Văn bản 60 tập này bây giờ vẫn còn tồn tại. Tuy nhiên, nội dung chỉ còn (1) Grantha on Miscellaneous Categories (Bộ Thể Loại Pha Tạp) , (2) Grantha on the Anuśaya (Bộ Luận Anuśaya) và (3) Grantha on the Jñānas (Bộ Trí Tuệ); chúng tương ứng theo thứ tự với ba Grantha đầu (tức là Bộ Thể Loại Pha Tạp, Bộ Triền (Kết), và Bộ Trí Tuệ của bản nhà Đường (Tập i-iii). Bản thân bản dịch bản Bắc Lương đọc súc tích hơn và trôi chảy hơn là bản nhà Đường, nhưng không chính xác bằng, và bản Bắc Lương phần lớn tương tự với bản nhà Đường về cách diễn đạt và cấu trục, ngoài trừ vài điểm khác biệt.

Thành quả bản dịch tiếng Hán hoàn chỉnh của bộ Đại Sa Luận gồm 200 tập phải dành cho ngài Huyền Trang, và tác phẩm của ngài đến ngày hôm nay vẫn được xem là bản dịch đầy đủ và chính xác nhất của bộ luận này bằng tiếng Hán. Văn bản tiếng Phạn được sử dụng cho bản dịch được đích thân ngài Huyền Trang đem về từ Ấn Độ. Sau khi ngài hoàn tất bản dịch bộ A Tỳ Đạt Ma Hiển Tông Luận và bộ A Tỳ Đạt Ma Thuận Chánh Lý Luận, cả hai bộ thuộc về hệ thống Sa Luận, và bản dịch bộ A Tỳ Đạt Ma Câu Xá, một tác phẩm có liên hệ gần gũi với bộ śāstra này, trong thời kỳ Vĩnh Huy (永徽, 650-655 S.C.N), ngài Huyền Trang bắt đầu phiên dịch bộ Đại Sa Luận vào ngày thứ 27 của mùa trăng thứ bảy năm đầu tiên của thời kỳ Hiển Khánh (顯慶 656 S.C.N) ở Đại Từ Ân Tự (大慈恩寺) tại Trường An. Những vị śramaṇas (sa-môn) Gia Thượng (嘉尚), Hải Tạng (海藏), Thần Phưởng (神昉), và Đại Thừa Quang (大乘光) đã chép xuống trong lúc bộ luận được đọc; hai vị Thần Sát (神察) và Biện Thông (辯通) tiếp tục ghi chép xuống thành văn thư được lưu giữ; các vị Thê Huyền (栖玄), Tĩnh Mại (靖邁), Tuệ Lập (慧立), và Huyền Tắc (玄則) biên soạn những bộ luận; Minh Châu (明珠), Huệ Quý (惠貴), Pháp Tường (法祥), Huệ Cảnh (慧景), Thần Thái (神泰), Phổ Hiền (普賢), và Thiện Lạc (善樂) phân tích và xác định nghĩa; và vị Nghĩa Bảo () và Huyền Ứng (玄應) làm công việc kiểm tra chính tả. Vào ngày thứ ba mùa trăng thứ bảy năm thứ tư thời kỳ Hiển Khánh (659 C.N), bản dịch đã hoàn tất tại Tây Minh Tự (西明寺). Toàn bộ tác phẩm 200 tập, chia thành tám Grantha (phần hoặc bộ phận) mỗi bộ được phân chia thành những Vargas (chương), trình bày một bộ luận với hết thảy tám phần và bốn mươi ba chương, là một bộ luận bao hàm và chi tiết về bộ Phát Trí Luận; và, thêm vào đó, bằng cách so sánh những lý thuyết khác nhau và trình bày chi tiết những ý kiến cá nhân của những người biên soạn, bộ luận này là một đại dương học thuyết to lớn của phái Nhất Thiết Hữu Bộ. Về bộ śāstra ấn tượng này, bản dịch của ngài Huyền Trang vẫn tiếp tục là bản duy nhất được giữ gìn tốt nhất đến ngày hôm nay.

Văn bản tiếng Phạn của bộ śāstra này nằm tại Ấn Độ có vẻ như đã bị thất lạc không lâu sau khi bản dịch tiếng Hán được viết ra. Kể cả tại Tây Tạng, nơi rất gần với thành Kế Tân, chưa một bản tiếng Tây Tạng nào từng được tạo ra. Năm 1944 S.C.N, vị śramaṇa (sa-môn) Pháp Tôn bắt đầu phiên dịch bộ luận sang tiếng Tây Tạng từ bản Hán văn của ngài Huyền Trang. Tác phẩm đã hoàn thành vào năm 1948, và bây giờ đang chờ xuất bản.

Nội dung của bộ śāstra này, phân chia rồi phân chia nhỏ ra thành những Granthas và Vargas, được sắp xếp dựa trên bộ Phát Trí Luận, như được trình bày ở lời tựa: “Những luận thuyết tách biệt được soạn thành những Vargas, và chúng được tiếp tục được gộp thành những Granthas rõ rết. Những khái niệm về những vấn đề được tập hợp dưới phần Grantha Thể Loại Pha Tạp; những phần bàn về vấn đề về Triền (Kiết) sẽ được sáp nhập vào phần Grantha Triền (Kiết); tương tự, những phần bàn về những vấn đề về Jñānas (Trí), về Karmas (Nghiệp), về mahābhūtas (Đại Chủng), về Indriyas (Căn), về samādhis (Định) và về Dṛṣṭis (Kiến) được tập hợp và sáp nhập vào những Granthas tương ứng.” Văn phong chủ yếu là một chuỗi lời luận giải thấu đáo về những vấn đề được phân loại thành tám Granthas theo cách được trình bày ở trên, theo nguyên lý bác những học thuyết của những phái khác và chống đỡ học thuyết của phái mình. Trình tự lôgic của tám Granthas bắt đầu với bộ Grantha Thể Loại Pha Tạp và bộ này được định nghĩa trong tập 2 của bộ śāstra này như sau:

“Bằng cách nào mà nhận thức về những hiện tượng pha tạp có thể thoát khỏi sự không trong sạch, sự tối tăm, v.v.? Câu trả lời là: Bằng cách phá xuyên qua những Triền (Kiết). Do vậy, hãy làm theo bộ Grantha thứ hai, bộ Grantha Triền (Kiết). Bằng cách nào để có thể đắc được sự phá xuyên qua sự ràng buộc (triền, kiết))? Câu trả lời là: Bằng Jñānas (Trí). Do đó hãy làm theo bộ Grantha Jñānas. Ai có thể đắc được Jñānas là điều kiện tất yếu cho việc phá xuyên qua sự ràng buộc (triền, kiết)? Câu trả lời là pudgala (Bổ-đặc-già-la, chúng sanh) thoát khỏi chướng nghiệp. Do đó hay làm theo bộ thứ tư, bộ Grantha Nghiệp. Từ đâu mà Nghiệp được phát sinh? Câu trả lời là: Từ Tứ Đại (mahābhūtas). Do đó hãy học theo bộ thứ năm, bộ Grantha Đại Chủng. Trong số những vô lượng hợp thành của Tứ Đại, thì hợp thành nào đứng đầu? Câu trả lời là: Indriyas (Căn). Do đó hay học theo bộ thứ sau, bộ Grantha Căn. Bằng sức mạnh nào mà các căn được làm cho trong sạch? Câu trả lời là: Sức mạnh của samādhi (Định). Do đó hãy làm theo bộ thứ bảy bộ Grantha samādhis. Vì có những người khi đạt được định vẫn có thể bị dắt đến bất chánh kiến và cảnh giới không tốt bởi những dục vọng sai lệch, vì vậy một Grantha cuối cùng, Grantha thứ tám được dành cho việc bàn về Dṛṣṭi (kiến) với mục đích sự dập tắt của thức.”

Dưới đây là danh sách những đề tài của tám bộ Grantha và những phân chia nhỏ thành những Vargas, với số trong ngoặc để đánh dấu số tập mà những Grantha và Varga bao gồm:

I. Grantha Thể Loại Pha Tạp (1-45)

1. Varga về Laukīkāgra-dharma (những pháp tục đế cao nhất) (1-9). 2. Varga về Jñānas (9-23) 3. Varga về Puddgalas (23-29). 4. Varga về Tình Thương và Lòng Tôn Kính (29-34). 5. Varga về tâm Hổ Thẹn và tâm Vô Úy (không sợ hãi) (34-38). 6. Varga về Hiện Tượng (38-39). 7. Varga về Pháp Tu Tập Vô Nghĩa (39-42). 8. Varga về Cetana (Sở Hữu Tư, chú ý, ý định, tác ý).

II. Grantha Triền (kiết) (46-92)

1. Varga về Tâm Sở Bất Hảo (46-55). 2. Varga về Ekāvacavaka (bàn về pháp liên tiếp nhau) (56-63). 3. Varga về Chúng Sanh Hữu Tình (63-70). 4. Varga về Mười Phương Pháp (71-92).

III. Grantha Trí Tuệ (Jñānas) (93-111)

1. Varga về những Nhánh Học Thuật (93-97). 2. Varga về Năm Điểm (97-99). 3. Varga về Paracittajñāna (Tha Tâm Thông) (99-105). 4. Varga về cách Tu Dưỡng Jñānas (105-108). Varga về Bảy Vị Thánh (109-111).

IV. Grantha Nghiệp (Karma) (112-126)

1. Varga về Ác Nghiệp (112-116). 2. Varga về Ác Ngữ (116-118). 3. Varga về Nghiệp Sát Sinh (118-121). 4. Varga về Nghiệp Trổ Quả và Chưa Trổ Quả (122-124). 5. Varga về Biệt Nghiệp (124-126).

V. Grantha Đại Chủng (Mahābhūtas) (127-141)

1. Varga về Hoạt Động Sáng Tạo của Chủng Đại (127-131). 2. Varga về Pratyayas (Điều Kiện). 3. Varga về Đắc Chánh Kiến (134-137). 4. Varga về Ấn Tượng (137-141).

VI. Grantha Căn (Indriyas) (142-156)

1. Varga về Các Căn (142-146). 2. Varga về Bhava (hữu, sự tồn tại) (147-148). 3. Varga về Sparsa (xúc chạm) (149-150). 4. Varga về Tâm Vô Lượng (151-155). 5. Varga về Tâm Nhất Nguyên (155-156). 6. Varga về Loài Cá (156). 7. Varga về Hetupratyaya (nhân) (156).

VII. Grantha Định (Samādhis) (157-186)

1. Varga về Prāpti (Đắc) (157-162). 2. Varga về  Pratyaya (Nhân Bên Ngoài) (162-165) 3. Varga về Saṅgraha (Nhiếp Sự) (166-173). 4. Varga về Anāgimī (Bất hoàn, A-na-hàm) (174-183). 5. Varga về Ekāvacavaka (bàn về pháp liên tiếp nhau) (183-186).

VIII. Grantha Kiến (Dṛṣṭi) (187-200)

1. Varga về Smṛtyupasthāna (Niệm Xứ) (187-192). 2. Varga về Ba Loại Bhava (Tam Hữu, Tam Giới) (192-195). 3. Varga về Saṇjñā (Tưởng) (195-196). Varga về Jñāna (Trí tuệ) (196-197). Varga về Dṛṣṭis (Kiến) (198-200).

     Ở đây chúng ta thấy một bộ luận bao hàm trình bày bằng cách đi từng điểm một về bộ Phát Trí Luận, bộ tạng căn bản của phái Nhất Thiết Hữu Bộ (với một ngoài trừ duy nhất là chương Varga về Gāthās, và về điểm này thì không cần giải thích), chứ không chỉ là một quyển giải thích lại văn bản , mà là một bộ bách khoa bao trùm và cặn kẽ về học thuyết phái Nhất Thiết Hữu Bộ, những học thuyết tụ lại xung quanh cái trục chính là bộ Phát Trí Luận. Bên cạnh những quan điểm chính thống của những môn đồ phái Nhất Thiết Hữu Bộ, nhưng quan điểm được truyền bá đầy nhiệt huyết, một số lượng lớn những học thuyết khác biệt khác cùng lúc cũng được cân nhắc, với mục tiêu là để bác bỏ những quan điểm sai và làm sáng tỏ những quan điểm đúng, và đó là mục tiêu chính khi bộ śāstra được soạn. Một ví dụ điển hình, trong bộ luận một diễn giải rất thường hay bắt đầu với một dẫn lời dẫn đầu như sau: “Câu Hỏi: Mục đích của luận thuyết này là gì? Trả lời: Để bác bỏ những dị giáo, để làm rõ Chánh Pháp.” Và sau đó việc giảng giải được tiếp tục. Những “dị giáo” cần được bác bỏ ở đây ám chỉ chủ yếu là những học thuyết dị giáo, ví dụ những quan điểm của phái Sāṅkhya (Số Luận), Vaiśeṣika (Thắng Luận), những tác giả phái Śabdavidyā (Ngữ Pháp), những môn đồ phái Vệ-Đà, phái Lokāyata, và phái Nigrantha (tu sĩ lõa thể), v.v. Một vài phái trong cộng đồng Phật Giáo, như những người theo Dharmagupta (Đàm Vô Đức), phái Hóa Địa Bộ, phái Ẩm Quang Bộ, phái Độc Tử Bộ, phái Đại Chúng Bộ, phái Phân Biệt Thuyết Bộ, phái Kinh Lượng Bộ, v.v., là những phái được cho là cần được chứng minh là sai. Kể cả chính những tác giả cả phải Nhất Thiết Hữu Bộ  mà có những ý kiến lệch lạc, như là những người được gọi là Những Người Thuyết Giảng Phương Tây, những Người Thuyết Giảng Càn-đà-la, và còn được gọi là những Triết Gia Trưởng lão Thắng Pháp, những Trưởng lão Thuyết Giảng Ngoại Quốc, và Trưởng lão Người Kaśmīrīs  cũng không tránh khỏi sự phê bình vì trường phái thực tế của phái Nhất Thiết Hữu Bộ  muốn thành lập một hệ thống học thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ  thuần túy như đã được hình dung bới những người theo ngài Già Đa Diễn Ni Tử tại thành Kế Tân, những người được gọi là những triết gia Thắng Pháp và những người Kaśmīrīs, để đẩy mạnh học thuyết của Phát Trí Luận.

Khi bàn về từng đề tài trong bộ Phát Trí Luận, thường một khảo sát chung được thực hiện về những học thuyết hiện có có liên quan đến nội dung của bộ luận, và sau đó một sự đánh giá nhất quyết và đúng đắn sẽ được gán cho những học thuyết được khảo sát. Theo quy định, những quan điểm tương ứng với chân lý thì được tiến cử một cách khách quan và những người soạn không bị phê bình; trong khi những quan điểm bất đồng chánh kiến hoàn toàn hoặc chỉ đồng ý một phần với chánh kiến sẽ luôn luôn bị đem ra phê bình, và phê bình thường bắt đầu với từ những cụm từ: “Nghe nói là như thế này,” “Chánh kiến chính là,” “Điều này cần điển giải thích như sau,” “Phê bình của chúng tôi là như thế này,” “Điều này cần được phê bình như thế này,” v.v. và theo đó chánh kiến được giới thiệu. Quá trình giảng giải có biến đổi, và đôi khi còn bao gồm cả tranh luận. Sự hoàn toàn nhất trí điều kiện cần thiết để một ý kiến được chấp nhận là chánh kiến. Kể cả những ý kiến của nhóm luận sư được gọi Tứ Đại Sa Luận Sư, tức là ngài Thế Hữu, ngài Pháp Cứu, ngài Giác Thiên, và ngài Diệu Âm cũng không được loại trừ khỏi sự chống đối (xem Tập 16, 34, 74, 127, v.v.) mà còn bị nghiền nát với những lời bình như, “Luận thuyết này được soạn ra với mục đích loại bỏ với những dị thuyết như thế này” (xem Tập 154). Việc bộ śāstra được những tôn giả xưa là “bộ luận phán xét những bậc thầy có thẩm quyền” đã minh họa việc bộ luận được soạn bởi học giả Nhất Thiết Hữu Bộ  của thời đó một cách tập thể.

Đối với những tài liệu được dùng trong bộ śāstra, bên cạnh nhiều trích dẫn từ những bộ luận về Phát Trí Luận được viết  bởi những học giả sau thời ngài Già Đa Diễn Ni Tử, bộ śāstra còn tiếp nhận những học thuyết của bộ Prakaraṇapāda, bộ Thi Thiết Luận, bộ Giới thân túc luận, bộ Vijñnānakāya, bộ Pháp Uẩn, và Tập Dị Môn Túc Luận, để khắc phục những thiếu sót tìm thấy trong bộ Phát Trí Luận và làm cho hệ thống luận thuyết được đầy đủ hơn. “Một thân được chống đỡ bởi sáu chân,”  như được người thời kỳ sau diễn tả, là một phép diễn tả ẩn dụ thỏa đáng cho bộ luận. Có thể nói rằng bộ luận bao hàm hoàn toàn phạm vi học thuyết của phái Nhất Thiết Hữu Bộ , được trình qua nhiều giảng giảng về nhiều vấn đề, trong số đó có những vấn đề còn chưa được chạm đến bởi bản thân bộ Phát Trí Luận. Sự bao quát của nội dung, sự to lớn của cách thứ sắp xếp nội dung, sự chính xác về định nghĩa, và sự dồi dào gần như choáng ngợp của tài liệu—tất cả đều đủ, về chất lượng và số lượng, để nó làm cho những  học giả thế hệ sau phải trầm trồ và đủ để giành được một sự công nhận từ tất cả mọi người rằng đây là một kiệt tác của phái Nhất Thiết Hữu Bộ, một phái đệ nhất Phật Giáo Ấn Độ trong thời kỳ bộ phái.

Từ khi bản dịch tiếng Hán nhà Đường được soạn ra, những nghiên cứu tiếp nối đã được thực hiện về bộ śāstra bổi những nhà học giả Phật Giáo của Trung Quốc, Hàn Quốc, và Nhật Bản. Theo bộ Chư Tông Giáo Tạng Tổng Lục (諸宗教藏總錄) được soạn bởi ngài Nghĩa Thiên (義天) từ Hàn Quốc, đã tồn tại trong thời kỳ của vị một số bộ luận cả những ghi chép về bộ śāstra này, ví dụ như Sao chép về tập Đại Tỳ Bà Sa Luận (大毘婆沙論鈔 – Đại Tỳ Bà Sa Luận Sao)  của ngài Huyền Tắc (玄則) gồm 9 tập, bộ Sao () của ngài Cực Thái (極大) gồm 10 tập, bộ Sao của ngài Bổn Nghĩa (本義 ) gồm 11 tập, v.v. Trong số những tác phẩm Nhật Bản còn tồn tại về śāstra này là Đại Tỳ Bà Sa  Luận Điều Cá của tác giả Dung Đạo (融道) bản 2 quyển (hoặc 1 quyển), bộ Thông Lãm Ký (通覽記) của tác giả Liên Thường () gồm 4 tập, v.v.

                                                   KAO KUAN-JU.

 

THAM KHẢO: Chih-sheng (Nhà Đường): A Catalogue of Buddhist Sacred Books of the K’ai-yūan Period (Taishō, số 2154), tập 8. Huyền Trang (Huyền Trang) (Nhà Đường) : The Record of Western Countries of the Great T’ang Dynasty (Taishō, số  2087), tập 3. Kimura, T. (Nhật Bản): Studies on the Abhidharmaśāstra, Phần IV, Bản Thứ Năm, Tokyo, 1943. P’u-kuang (Nhà Đường) : Notes on the Abhidharma-kośa, tập l. Sang -yu (Nhà Lương): A Collection of Records of · Translations of the Tripiṭaka (Taishō, số 2145). tập 10 & 13.