ABHIDHARMA LITERATURE

ABHIDHARMA LITERATURE[1]. Mở đầu. Từ những thời kỳ đầu tiên, trong số các tu sĩ của Tăng đoàn, đã có những chuyên gia được gọi là Ābhidhammika (Thắng Pháp sư) chuyên nghiên cứu và chú giải Thắng Pháp.  Tuy nhiên, trong thời kỳ Phật giáo tông phái, tức là sau sự phát triển của nhiều tông phái khác nhau, Thắng Pháp đã trở thành một nhánh nghiên cứu riêng biệt với một kinh văn chuyên biệt gắn liền với nó, mặc dù nguyên mẫu của kinh văn này thậm chí đã được tìm thấy sớm hơn. Tuy nhiên, không phải tất cả các tông phái đều thể hiện sự hào hứng như nhau đối với việc nghiên cứu và phát triển Thắng Pháp. Chẳng hạn, Đại-chúng-bộ bị tụt hậu so với những bộ khác về mặt này, mặc dù việc xem xét các bản của các tông phái khác nhau cho thấy rằng mỗi tông phái đều có Tam tạng của riêng mình. (Về điều này, hāy xem s.v. ABHIDHARMA)

Sự phát triển của các nghiên cứu về Thắng Pháp và việc đưa chúng vào các quyển sau đó đại khái có thể được chia thành ba giai đoạn.  Giai đoạn đầu tiên bao gồm thời kỳ Phật giáo nguyên thủy và quay trở lại thời kỳ Đức Phật còn tại thế. Giai đoạn hai là thời kỳ mà Thắng Pháp trở thành một bộ độc lập hay còn gọi là Tạng, tách rời khỏi hai Tạng khác là Kinh


Tạng và Luật Tạng.  Đây là thời kỳ biên soạn các bản cơ bản của Thắng Pháp và có thể được ấn định theo thứ tự thời gian là kéo dài từ khoảng giữa thế kỷ thứ 3 trước công nguyên đến đầu công nguyên.  Thời kỳ này gần như trùng với thời kỳ phân hóa các tông phái Phật giáo.

Giai đoạn ba chứng kiến sự ra đời của các chú giải cho các bộ sách cơ bản và Cẩm nang dựa trên chúng.  Thời kỳ này khác nhau ở các tông phái khác nhau, nhưng nói một cách đại khái, nó kéo dài từ khoảng đầu công nguyên đến khoảng cuối thế kỷ thứ 5 A.C..  Nhưng, tất nhiên, việc biên soạn các chú giải và quyển học thực sự chưa bao giờ chấm dứt hoàn toàn, đặc biệt là ở các tông phái Phật giáo nam tông Pali, và ở một số quốc gia, như Miến Điện, quá trình này vẫn tiếp tục cho đến tận ngày nay.

Bây giờ chúng ta hāy tiếp tục xem xét chi tiết hơn về ba giai đoạn được đề cập ở trên.

I. Thắng Pháp Trước Khi Thành Lập Thắng Pháp Tạng.  Giáo lý mà Đức Phật đã thuyết giảng cho các đệ tử và tín đồ của Ngài trong suốt 45 năm trong sự nghiệp giáo hóa của Ngài sau đó đã được biên tập và kết tập thành bốn bộ A-hàm hay Năm bộ kinh dưới tên gọi chung là Kinh tạng.  Thêm vào đó là các giới luật được thể hiện trong Luật và được hệ thống hóa thành Luật tạng. Tại Cuộc kết tập ở Vương Xá, được tổ chức ngay sau khi Đức Phật nhập diệt, toàn bộ giáo lý của Đức Phật đã được tụng lại và tóm tắt dưới tên gọi Pháp-Luật.  Bao gồm toàn bộ tài sản tinh thần của những người theo đạo Phật thời kỳ đầu.

Sau đó, Pháp và Luật không những cần phải lưu giữ bằng cách ghi nhớ, mà còn phải được nghiên cứu và giảng giải. Trong trường hợp của Giáo pháp, như được thể hiện trong Kinh Tạng, người ta nhận thấy rằng hình thức mà các bài pháp được diễn đạt và nội dung của chúng khác nhau phần lớn tùy theo bản chất của người nghe mà bài pháp được thuyết giảng. Vì vậy, trong khi một số bài kinh chứa đựng những giáo lý cao siêu và khó hiểu, thì những bài kinh khác lại chứa đựng những lời dạy tổng quát, dễ lĩnh hội hơn.  Hơn nữa, Đức Phật không tuân theo một hệ thống cụ thể nào trong việc giảng giải giáo lý của Ngài; phần lớn Ngài tùy theo từng trường hợp.  Các bài Pháp đã được thuyết khi thời gian và thời điểm giáo hóa xuất hiện. Do đó, nhiều bài Pháp được ghi nhớ và lưu giữ thường rời rạc và thường ngắn gọn.

Tuy nhiên, trong trường hợp các đệ tử trực tiếp của Đức Phật, những người được Bậc Đạo sư dạy dỗ trực tiếp, những bài pháp này mặc dù ngắn gọn nhưng lại đầy đủ và những người nghe bài pháp đều lĩnh hội được.  Nhưng đối với các đệ tử và người nghe đến sau một hoặc hai thế kỷ sau đó, các bài Pháp khó lĩnh hội hơn.  Do đó, nhu cầu giảng giải và làm sáng tỏ thêm (các bài pháp) đã nảy sinh.  Một lập trường tương tự cũng nảy sinh liên quan đến việc giảng giải và áp dụng các giới luật. Do đó, đã bắt đầu hai nhánh nghiên cứu mới, một nhánh được gọi là Thắng Pháp để giảng giải giáo lý
và nhánh còn lại, Thắng Luật, để giảng giải các giới luật.  Khi những điều này tiếp tục, các chuyên gia chú ý đến Thắng PhápThắng Luật đã nảy sinh, lần lượt được gọi là Pháp sư và Luật sư, trong khi các vị chuyên cả về Thắng Pháp lẫn Thắng Luật được gọi là mātikādhara.  Thuật ngữ mātikā (Skt. mātrkā) có nghĩa là tóm lược bài Pháp về Thắng Pháp hay Thắng Luật.  Ở giai đoạn sau, Ābhidhammika còn được gọi là Suttantika (Skt. sūtrāntika, kinh sư) bahussuta (Skt. bahuśrula: đa văn).

Khi Kinh Tạng được tách thành các ‘bộ’ được gọi là A-hàm hoặc bộ Kinh, các thuật ngữ khác vẫn được sử dụng, chẳng hạn, Dīghabhāṇaka (người trì tụng Trường Bộ), Majjhima-b0 (người trì tụng Trung Bộ), Saṃyutta-b0 (người trì tụng Tương Ưng Bộ), Aṅguttara-b0 (người trì tụng Tăng Chi Bộ), Kuddaka-b0 (người trì tụng Tiểu Bộ) và Jātaka-bhāṇaka (người trì tụng Chuyện tiền thân).  Những người tinh thông cả 5 bộ kinh Nikāya được gọi là Pañcanekāyikā (Ngũ kinh Nikāya sư).  Thời gian trôi qua, Thắng Luật được thêm vào Luật Tạng và trở thành chủ đề nghiên cứu của vinayadhara (Luật Sư).  Parivāra, của Luật Tạng Pali, và Luật của tông Dharmaguptaka không có gì ngoài Thắng Luật.  Kết quả là, thuật ngữ mātikādhara được giới hạn cho các vị chuyên về Thắng Pháp, những người, rõ ràng, cũng được gọi là dhammakathika (Skt.dharmakathika: người giảng giải giáo lý). Vào thời Đức Phật còn tại thế, có những vị Tỳ-kheo như Phú-lâu-na-mãn-từ-tự, những Tỳ-kheo ni như Đàm-ma-đề-na và những cư sĩ như Cittagahapati, những vị này nổi tiếng là những vị dhammakathika.  Chúng tôi cũng bắt gặp nhiều trường hợp mà thuật ngữ dhammakathika, được tìm thấy trong Luật tạng Pali, được dịch trong các bản tiếng Hán là “giảng sư”, tương đương với ābhidharmika.  Bây giờ, thuật ngữ ābhidharmika chỉ được tìm thấy trong Tam tạng Pali ở Tiểu Bộ Kinh, bộ kinh muộn hơn tứ A-hàm.  Có vẻ như là vào thời điểm hình thành Tiểu Bộ KinhNghĩa thích, việc nghiên cứu Thắng Pháp đã phát triển đến một mức độ đáng kể.

Cần lưu ý rằng, theo thứ tự thời gian, các thuật ngữ dhammadhara, vinayadhara mātikādhara chỉ được tìm thấy trong Trung bộ kinhTăng Chi Bộ Kinh, là những bộ kinh tương đối muộn trong số các Kinh Nikāya. Chúng không được tìm thấy trong Trường bộ Kinh hay Tương Ưng Bộ Kinh. Thứ hai, tên gọi bahussuta, vinayadhara dhammakathika cũng chỉ được tìm thấy trong Trung Bộ Kinh và Tăng Chi Bộ Kinh, trong khi ba tên suttantika, vinayadhara dhammakathika không bao giờ được tìm thấy trong bốn Kinh Nikāya mà chỉ được tìm thấy trong Luật Tạng hoặc trong Đại nghĩa thích của Tiểu Bộ Kinh. Tuy nhiên, các tên suttantika, vinayadhararibhidhammika, cũng không bao giờ được tìm thấy trong Luật Tạng, mà chỉ có trong Đại nghĩa thích.

Những sự kiện này chứng minh rằng chính từ những vị chuyên về Thắng Pháp đã phát sinh ra các abhidharmika, và chính từ họ mà kinh văn Thắng Pháp phát sinh.


Những chủ đề mà những ābhidharmika đi trước của giai đoạn chuẩn bị đã nghiên cứu là gì? Những thành tựu của họ đã được lưu giữ ở đâu? Chúng được tìm thấy trong Kinh Tạng hiện có. Trong Trung Bộ KinhTăng Chi Bộ Kinh, cụm từ abhidhammakatham katheti: vị thuyết giảng giáo lý Thắng Pháp[2], thường xuyên được sử dụng.  Và trong các bài kinh của Tăng Chi Bộ Kinh, chúng ta tìm thấy Kinh Đại Phương QuảngKinh Tiểu Phương Quảng.  Kinh Đại Phương Quảng, trong đó ngài Ma-ha-câu-thi-la hỏi và ngài Xá-lợi-phất trả lời, đề cập đến sự khác biệt giữa trí tuệ và vô minh, với thức, cảm thọ, tâm thức, chánh kiến, ba trạng thái tồn tại, bốn mức thiền, chứng đắc đoạn diệt và ba hình thức giải thoát.  Trong bài Kinh Tiểu Phương Quảng, Tỳ-kheo ni Đàm-ma-đề-na, trả lời các câu hỏi của nam cư sĩ Visākha, từng là chồng cô trước khi xuất gia, dừng lại ở các chủ đề về ngũ khandha (uẩn), sự trái đạo lý của cá nhân, mối quan hệ của Bát Chánh Đạo với Tam học, sự khác biệt giữa hữu lậu và vô lậu, chứng đắc đoạn diệt và Niết-bàn. Các bài kinh được đề cập ở trên, Kinh Phương Quảng, có thể được coi là một loại Thắng Pháp.

Bây giờ những chủ đề nào đã được đề cập trong nghiên cứu Thắng Pháp như đã thấy trong A Hàm (Kinh Nikāya)? Và bằng phương pháp nào? Các đối tượng sẽ được phân loại thành ba nhóm sau:

Nhóm đầu tiên, giảng giải có hệ thống về những duyên dẫn đến những dục vọng và đức hạnh xấu, những vấn đề liên quan đến tu tập và giải thoát, và bàn luận về giáo lý tổng quát.  Thuộc phạm trù này là Kinh BahudhātukaKinh Sáu Sáu thuộc Trung bộ kinh.  Trong bài Kinh Bahudhātuka, vai trò của 18 dhātu (giới), 12 căn và trần, mười hai nhân duyên được đề cập.  Trong bản dịch tiếng Hán của bài kinh này, bên cạnh những điều đã đề cập ở trên, tứ niệm xứ, bảy yếu tố của trí tuệ cũng được đề cập.  Trong bài kinh Sáu Sáu, các chủ đề là 6 căn, 6 trần, 6 xúc , 6 thức, 6 ái, các duyên dẫn đến các dục vọng xấu và quá trình diệt trừ chúng.  Kinh Phương Quảng đã đề cập ở các phần trước cũng thuộc phạm trù này.

Nhóm thứ hai là danh pháp các thuật ngữ kỹ thuật được sắp xếp theo thứ tự số.  Kinh Phúng TụngDasuttaru Suttanta của Trường Bộ Kinh thuộc nhóm này.  Bên cạnh đó, trong bản dịch tiếng Hán, chúng ta còn có Kinh Ekottara. Những bài kinh này là tuyển tập các định nghĩa và diễn giải của nhiều bài pháp khác nhau.  Các số là từ 1 đến 10 hoặc 11.  Kinh Phúng Tụng của nhóm này đã được mở rộng và phát triển thành quyển Thắng Pháp mang tên Tập-dị-môn-túc của tông phái Nhất thiết hữu bộ.  Puggala-pannatti của Thắng Pháp Tạng Pali cũng có cùng khuynh hướng. Các bài kinh đề cập ở trên trong Trường Bộ KinhTập-dị-môn-túc được cho là được thuyết giảng bởi ngài Xá-lợi-phất, người thông thạo Thắng Pháp. Và Tăng Chi Bộ Kinh, mà phần lớn là một tuyển tập gồm các mục được sắp xếp theo thứ tự số, dường như đã được sắp xếp theo khuynh hướng Thắng Pháp.  Điều tương tự cũng có thể nói về Itivuttaka (được dịch sang tiếng Hán là Ityuktaka).

Nhóm thứ ba có chứa các bài kinh giảng giải chi tiết về giáo lý và các bài kệ.  Khuynh hướng này được đại diện bởi các bài kinh Phân Biệt của Trung Bộ Kinh.  Trong đó có 8 bài kinh sau: Tiểu Kinh nghiệp phân biệt, Đại Kinh nghiệp phân biệt, Kinh Sáu Xứ Phân Biệt, Kinh Tổng Thuyết Và Biệt Thuyết, Kinh Vô Tranh Phân Biệt, Kinh Giới Phân Biệt, Kinh Sự Thật Phân BiệtKinh Cúng Dường Phân Biệt.  Tất cả 8 bài kinh này đều chứa những định nghĩa và giảng giải chi tiết về những giáo lý như nghiệp báo, nội và ngoại căn, sáu cõi giới và tứ đế.  Hầu hết những bài kinh này đều được thuyết giảng bởi Đức Phật. Nhưng một số được thuyết giảng bởi các đệ tử thông thạo* Thắng Pháp của ngài. Chẳng hạn, bài Kinh Tổng Thuyết Và Biệt Thuyết do ngài Mục-kiền-liên thuyết giảng, và bài Kinh Sự Thật Phân Biệt do ngài Xá-lợi-phất thuyết. Theo cách này, các định nghĩa và giảng giải chi tiết về ‘giáo lý đơn giản’ thường được thấy trong ‘Thắng Pháp’ sơ kỳ.  Phương pháp định nghĩa, như được thể hiện trong các bài kinh Phân Biệt đã đề cập ở trên, cho thấy sự phù hợp hoặc tương đồng thường xuyên với phương pháp của các quyển Thắng Pháp sơ kỳ.  Hơn nữa, chú thích cho các dòng trong bài kệ cũng nên thuộc về đây. Chẳng hạn, trong Tương Ưng Bộ Kinh, chúng ta tìm thấy một chú giải chi tiết về một bài kệ trong Kinh tập (844), được ngài Mục-kiền-liên, người thông thạo Thắng Pháp, đưa ra vì lợi ích của cư sĩ Hāliddika.  Bài kinh được trích dẫn nguyên vẹn trong Đại nghĩa thích.

II. Kinh Văn Trung Gian Ở Giữa Kinh Tạng Và Thắng Pháp Tạng. Khuynh hướng Thắng Pháp được đề cập ở các phần trước đã được thấy rõ nơi chính Đức Phật và các đệ tử thiện xảo về Thắng Pháp của Ngài. Sau khi Ngài nhập diệt, khuynh hướng này có lẽ còn phát triển hơn nữa. Như đã đề cập, hầu hết các bài Pháp về Thắng Pháp đều có trong các bộ kinh. Nhưng khi xu hướng này trở nên đáng chú ý hơn, đã nảy sinh một phong cách kinh văn đặc biệt đối với Thắng Pháp, một cái gì đó khác cả về nội dung lẫn hình thức so với các bài kinh nói chung. Những quyển Thắng Pháp được sắp xếp độc lập với kinh điển và tự phát triển thành Thắng Pháp cơ bản, mà về sau trở thành Thắng Pháp-tạng. Trên thực tế, không có ví dụ nào về kinh văn chuyển tiếp hoặc trung gian giữa Kinh vănThắng Pháp Tạng có thể được tìm thấy trong kinh văn Phật giáo Bắc tông. Nhưng trong Phật giáo Pali, chúng ta có lấy một số ví dụ như Bộ Phân Tích ĐạoNghĩa thích của Tiểu Bộ Kinh.

Nghĩa thích gồm hai phần: Đại nghĩa thíchTiểu nghĩa thích.  Đại nghĩa thích là một tuyển tập chú giải từng chữ một của 210 bài kệ trong 16 bài kinh trong Phẩm Tám của Kinh Tập. Tiểu nghĩa thích là một chú giải về 118 câu kê trong 18 bài kinh của Phẩm Qua Bờ Kia và 41 bài kệ của một bài kinh trong cùng Kinh Tập. Phẩm Tám và Phẩm Qua Bờ Kia nằm trong số những phần cổ nhất của kinh điển Phật giáo. Có thể, nguyên mẫu của chúng đã được hình thành trong thời Đức Phật còn tại thế. Các bài kinh và bài kệ của hai phẩm này được trích dẫn trong các bài kinh của Tương ưng bộ Kinh, bản thân nó rất cổ xưa và, như đã nói trước đây, chứa đựng trong đó lời giảng giải từng chữ một về một bài kệ của ngài Mục-kiền-liên (Sn. 844). Dù sao đi nữa, Nghĩa thích vẫn là những bản giảng giải về Thắng Pháp đối với những phần như Phẩm TámPhẩm Qua Bờ Kia, thuộc về tầng lâu đời nhất. Định nghĩa và giảng giải các mệnh đề và các thuật ngữ kỹ thuật hoàn toàn thuộc bản chất của Thắng Pháp và hoàn toàn phù hợp với định nghĩa của các quyển Thắng Pháp sơ kỳ. Hơn nữa, chúng ta tìm thấy trong Nghĩa thích những từ như suttantika, vinayadharaãbhidhammika, và sutta, vinayaabhidhamma. Những từ này không bao giờ được tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác trong Kinh Tạng hoặc Luật Tạng. Từ quan điểm này, Nghĩa thích hiển nhiên thuộc về phần mới nhất của Kinh Tạng Luật Tạng.

Bây giờ, chúng ta sẽ bàn luận về Bộ Phân Tích Đạo. Trong quyển này, 30 vấn đề giáo lý, được giải quyết trong thời kỳ đầu của Phật giáo, được đề cập trong 3 phần và 30 chương. Hầu như tất cả các mục quan trọng của giáo lý Phật giáo  đều được liệt kê. Trước mỗi mục là giáo trình được gọi là mẫu đề hoặc nội dung ngắn gọn, và một chú giải chi tiết theo sau mẫu đề hoặc bản.  Phương pháp này rất giống với phương pháp được áp dụng trong các quyển Thắng Pháp sơ kỳ.  Trong một số chú giải, cùng một định nghĩa chính thức về Thắng Pháp cũng đã được áp dụng. Về phương diện này, Patisambhidamagga dường như thuộc cùng loại kinh văn với Nghĩa thích.  Trong hai quyển này, bài Pháp không hoàn toàn mạch lạc và chứa đựng sự pha trộn của một số yếu tố.  Hơn nữa, giáo lý bên trong đó nguyên thủy hơn giáo lý  của những quyển Thắng Pháp sơ kỳ. Do đó, chúng ta có thể suy luận rằng Nghĩa thíchBộ Phân Tích Đạo thuộc về thời kỳ trước sự xuất hiện của bảy quyển Thắng Pháp Pali.  Nhưng, như đã đề cập trước đây, những từ như bài kinh, luật và Thắng Pháp đã được tìm thấy trong Nghĩa thích, ngụ ý sự tồn tại của Thắng Pháp thuộc Tam tạng, và chúng ta có thể có lý khi cho rằng vào thời điểm Nghĩa thích được viết, những quyển Thắng Pháp sơ kỳ đã tồn tại dưới một hình thức nào đó hoặc ít nhất, trong quá trình phát triển.

Ngày nay hai quyển này thuộc về Tiểu Bộ Kinh và được đưa vào Kinh Tạng chứ không phải Thắng Pháp Tạng. Tuy nhiên, dường như đã có một thời chúng được coi là những quyển Thắng Pháp. Theo chú giải Trường Bộ Kinh, người trì tụng Trung Bộ Kinh đã đưa những bản này vào Kinh Tạng, như hiện nay, nhưng người trì tụng Trường Bộ Kinh đưa chúng vào Thắng Pháp Tạng.  Trong bản dịch tiếng hán của Giải Thoát Đạo Luận của ngài Upatissa, (Cẩm nang của tông Abhayagiri-vihara, hơi khác với tông Mahāvihara đại diện cho Phật giáo nam tông ngày nay), Nghĩa thích và Bộ Phân Tích Đạo thường xuyên được trích dẫn. Trong Giải Thoát Đạo Luận, phần trích dẫn từ hai quyển này được đặt trước mệnh đề “Thắng Pháp nói rằng” , hay “điều đó được nói trong Thắng Pháp”.  Điều này cho thấy tác giả của Giải Thoát Đạo Luận coi hai hai quyển này như kinh văn Thắng Pháp.

Truyền thống Pali quy quyền tác giả của hai quyển này cho ngài Xá-lợi-phất, một trong những đệ tử trực tiếp của Đức Phật. Tuy nhiên, chúng ta không thể chấp nhận truyền thống này là đúng về mặt lịch sử. Trong những quyển này, tên của ngài Xá-lợi-phất xuất hiện, nhưng chỉ ở ngôi thứ ba.  Thuyết truyền thống (về tác giả) có lẽ là do sự thật là ngài Xá-lợi-phất, thông thạo Thắng Pháp, được coi là có thẩm quyền nhất để trở thành tác giả của bộ sách có khuynh hướng Thắng Pháp. Trên thực tế, xét từ nội dung và hình thức, những quyển này nên được coi là sách Thắng Pháp hơn là kinh điển.

III. Thắng Pháp Căn Bản. Thắng Pháp Tạng với tư cách là một trong Tam Tạng, dường như đã được viết sau khi các tông phái khác nhau tự thành lập, nhưng một cái gì đó giống như nguyên mẫu của chúng có lẽ đã tồn tại sớm hơn.  Các quyển Thắng Pháp như chúng ta thấy ngày nay đều có tính chất tông phái.  Do đó, có khả năng là mỗi tông phái, sau khi tách ra, đã viết những quyển Thắng Pháp của riêng mình.  Chúng ta không thể khẳng định chắc chắn thời điểm chia tách của các tông phái này. Hơn nữa, sự chia tách dường như không diễn ra trong một thời gian ngắn. Ít nhất phải hai hoặc ba trăm năm đã trôi qua giữa lần phân nhánh đầu tiên và lần phân nhánh phụ cuối cùng.  Khoảng đầu công nguyên, mười tám hoặc hai mươi tông phái đã tồn tại.  Như vậy, quá trình phân nhánh kéo dài khoảng hai hoặc ba trăm năm từ khoảng năm 300 B.C.. Các quyển Thắng Pháp của mỗi tông phái có lẽ đã được chuẩn hóa trong thời kỳ này. Có thể suy ra rằng, các quyển Thắng Pháp của Phật giáo Pali và của Nhất Thiết Hữu bộ không phải được viết trong một thời gian ngắn, mà đã có sự kế thừa đáng kể về tư tưởng và giáo lý, điều này có thể truy nguyên trong các quyển Thắng Pháp. Các bộ Thắng Pháp có thể được chia thành ba loại: sơ kỳ, trung kỳ và hậu kỳ.

Thắng Pháp căn bản của Phật giáo tông phái được chứa đựng trong bảy quyển kinh của Nhất thiết hữu bộ và bảy quyển kinh của Phật giáo Pali (gần như là Nam tông nguyên thủy).  Để những quyển này có thể được thêm vào Thắng Pháp-śāstra của ngài Xá-lợi-phất của một tông phái chưa rõ.   Theo truyền thống Pali, Thắng Pháp lần đầu tiên được chính Đức Phật thuyết giảng trong ba tháng an cư Cõi trời Tam thập Tam trước Thánh mẫu (Maya) và các vị thiên tử khác.  Sau đó, ngài Xá-lợi-phất thỉnh cầu Đức Phật thuyết lại bài Pháp đó cho mình.  Sau khi nghe xong và sắp xếp lại bài Pháp một cách có hệ thống, ngài Xá-lợi-phất đã thuyết giảng nó cho 500 đệ tử của mình.  Trong Thuyết Sự Luận, quyển cuối cùng trong 7 cuốn Thắng Pháp, Đức Phật, thấu rõ tương lai, đã giảng giải các giáo lý của các tông phái khác nhau dưới dạng mẫu đề.  Hơn 200 năm sau khi Đức Phật nhập Niết-bàn, dưới triều đại của vua A-dục, những quan điểm khác nhau nảy sinh liên quan đến giáo lý Phật giáo. Ngài Mục-kiền-liên-tử Đế-tu, một vị Tổ, đã triệu tập Cuộc kết tập lần thứ ba ở thủ đô Pataliputta, và trì tụng Thuyết Sự Luận, bác bỏ quan điểm ngoại đạo và khẳng định quan điểm chính thống, theo mầu đề của Thuyết Sự Luận, mà theo truyền thống, do chính Đức Phật để lại. Trong Phật giáo Pali, điều này được coi là một sự thật lịch sử. Ủng hộ quan điểm này, một số học giả phương Tây cũng gán việc viết của Thuyết Sự Luận cho triều đại A-dục và cho rằng bảy quyển Thắng Pháp đều đã được hoàn thành vào thời điểm đó. Tuy nhiên, các học giả phê bình không chấp nhận rằng Thắng Pháp Tạng được Đức Phật hoặc các đệ tử trực tiếp của Ngài thuyết; họ cũng không tin rằng các quyển Thắng Pháp Pali đã được hoàn thành vào giữa thế kỷ thứ ba B.C..  Quan điểm của các tông phái, rõ ràng được hình thành sau khi vua A-dục qua đời, đã được đưa vào Thuyết Sự Luận. Bên cạnh đó, những phần bổ sung được thực hiện sau đó ở Tích Lan không chỉ được tìm thấy không chỉ trong Thắng Pháp Tạng mà còn trong Kinh TạngLuật Tạng, những Tạng được cho là được viết trước các quyển Thắng Pháp. Do đó, bảy quyển Thắng Pháp là điều không thể hoàn thành sớm hơn khi tất cả Kinh thiêng Pali hiện còn đều được chuyển sang dạng chữ viết vào thế kỷ thứ nhất B.C.

Trong Nhất Thiết Hữu Bộ,  Luật Tạng không được coi là chứa đựng những bài Pháp do trực tiếp Đức Phật thuyết. Ngay cả những bộ quyển Thắng Pháp sơ kỳ cũng được cho là do các đệ tử của Đức Phật thuyết, chẳng hạn như ngài Xá-lợi-phất hay ngài Mục-kiền-liên. Những quyển Thắng Pháp sau này được cho là viết bởi ngài Thế Hữu hoặc Kātyāyaniputra, những vị sống ở hai ba trăm năm sau khi Đức Phật nhập Niết-bàn.  Như vậy, nếu chúng ta thừa nhận rằng các quyển Thắng Pháp hiện có là do ngài Xá-lợi-phất hoặc một số vị cùng thời với ngài viết, chúng ta phải thừa nhận rằng những quyển Thắng Pháp sơ kỳ đã tồn tại vào thời Đức Phật còn tại thế, bởi vì ngài Xá-lợi-phất và ngài Mục-kiền-liên qua đời trước khi Đức Phật nhập Niết-bàn.  Nhưng Tập Dị Môn Túc Luận, được gán cho ngài Xá-lợi-phất, là sự phát triển của Kinh Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh, và Kinh Phúng Tụng chắc chắn là bài Pháp của ngài Xá-lợi-phất. Do đó, điều tự nhiên là Tập Dị Môn Túc Luận, được viết sau này, dựa trên Kinh Phúng Tụng và với những phần bổ sung và mở rộng, được gán cho ngài Xá-lợi-phất. Theo đó, nói một cách nghiêm túc, ngay cả khi nguyên mẫu của cái mà ngày nay được gọi là Thắng Pháp sơ kỳ đã được các đệ tử trực tiếp của Đức Phật thuyết giảng, thì nó chỉ có hình thức hiện tại sau khi tông phái Nhất thiết hữu bộ trở nên độc lập, tức là một thời gian đáng kể sau khi Đức Phật nhập Niết-bàn. Hai trăm năm nữa sẽ trôi qua trước khi các bộ Thắng Pháp trung kỳ và hậu kỳ được viết.

Đối với Thắng Pháp-śāstra của ngài Xá-lợi-phất không rõ thuộc về một tông phái nào, trong Bát-nhã-ba-la-mật-đa Luận (quyển II) của ngài Long Thọ, có trích dẫn rằng ngài Xá-lợi-phất đã biên soạn bộ Thắng Pháp lúc Đức Phật còn tại thế vì ngài hiểu được lời Phật dạy, sau này Độc tử Bộ đã trì tụng nó và nó được lưu truyền cho đến ngày nay dưới tên là Thắng Pháp luận của ngài Xá-lợi-phất.  Quyển này cũng vậy, dường như đã được lưu truyền, như tựa đề của nó gợi ý, là một quyển về các bài Pháp do ngài Xá-lợi-phất thuyết. Quyển sách này chứa đựng tuyển tập khái quát bảy bộ Thắng Pháp của các tông phái khác.  Nó là đại diện của giai đoạn ở giữa giai đoạn sơ kỳ và trung kỳ của sự phát triển.

Trên đây là sơ lược về các bộ Thắng Pháp căn bản hiện có.  Phần tiếp theo sẽ đề cập đến bảy quyển Thắng Pháp của Nhất Thiết Hữu Bộ, bộ Thắng Pháp của ngài Xá-lợi-phất, các chú giải, cẩm nang và các tác phẩm hỗn tạp khác về Thắng Pháp cơ bản, tông phái Kinh lượng bộ và Thí dụ bộ, đã tách chúng ra khỏi tông phái Nhất thiết hữu bộ và có giáo lý Thắng Pháp của riêng mình, và cuối cùng, Thành Thật luận làm Cẩm nang cho các tông phái này.  Tóm lại, phần hai sẽ mô tả sự thay đổi và phát triển của Phật giáo Thắng Pháp Bắc tông.

Trong phần ba, chúng ta sẽ bàn luận về sự phát triển lịch sử của kinh văn Thắng Pháp liên quan đến bảy quyển Thắng Pháp bằng tiếng Pali cùng những chú giải và Cẩm nang của chúng.


IV. Kinh Văn Thắng Pháp Của Bắc Tông. I. NHẤT THIẾT HỮU BỘ VÀ THẮNG PHÁP: Theo như Thắng Pháp được nghiên cứu trong Phật giáo tông phái, Thắng Pháp có thể được cho là đã phát triển cùng với Phật giáo tông phái. Một số trường phải đóng góp nhiều vào sự phát triển của Thắng Pháp trong khi những tông phái khác thì không. Trong tất cả các tông phái Phật giáo Bắc tông, tông phái có đóng góp lớn nhất là Nhất thiết hữu bộ.  Giáo lý Thắng Pháp của tông phái này có nhiều ảnh hưởng đến giáo lý Thắng Pháp của các tông phái khác.  Trường phải này được coi là tiêu biểu nhất trong tất cả các tông phái Phật giáo.  Ngay cả tông phái Đại thừa cũng bị ảnh hưởng, cả tích cực lẫn tiêu cực, bởi giáo lý của tông phái này.        

Ban đầu, mệnh đề cơ bản của tông phái Nhất Thiết Hữu bộ, đúng như tên gọi của nó, là giáo lý về vạn vật đều tồn tại (nhất thiết hữu).  Từ mệnh đề phổ quát và đơn giản này, tông phái này đã phát triển một giáo lý hợp lý và chi tiết. Tất cả các tông phái Đại thừa đều áp dụng giáo lý của tông phái này, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp, như một sự dẫn nhập vào các hệ thống uyên thâm của chúng.  Đó là lý do tại sao nó lan truyền cả ở trong lẫn ngoài Ấn Độ với tư cách là đại diện cho Phật giáo bộ phái tông phái và đặt nền móng cho các tông phái Đại thừa.  Lúc đầu, trung tâm của nó ở quận Mathura, nhưng dưới triều đại của vua A-dục và sau đó, nó chuyển đến phía tây bắc Ấn Độ, nơi mà trên hết, Kaśmĩra được coi là trung tâm của Phật giáo chính thống.  Chống lại tiểu tông phái mới này, Nhất thiết hữu bộ của Gandhara và Parthia ở phía tây của nó, được gọi là tông phái phía Tây.  Về sau, ảnh hưởng của Nhất thiết hữu bộ đã thấm sâu vào các quận của Trung Á và còn xa hơn nữa vào Trung Quốc  và Nhật Bản. Theo hướng khác, nó đi vào Quần đảo phía Nam (Sumatra và Java) áp dụng Miến Điện và Indonesia-Trung Quốc.

2. BẢY QUYỂN THẮNG PHÁP ĐƯỢC XEM LÀ THẮNG PHÁP CĂN BẢN CỦA NHẤT THIẾT HỮU BỘ: Bảy quyển này đều vẫn còn ở bản dịch tiếng Hán, nhưng trong phiên bản tiếng Tây Tạng chỉ còn Thi thiết Túc Luận trong khi bản gốc tiếng Phạn đã bị thất lạc.  Một số tác giả đã được gán cho bảy quyển Thắng Pháp này, nhưng truyền thống tiếng Hán theo ngài Huyền Trang cũng như phiên bản tiếng Phạn và phiên bản tiếng Tây Tạng không đồng ý với việc gán quyền tác giả cho hầu hết chúng.  Bảy quyển Thắng Pháp và các tác giả truyền thống có thể được liệt kê như sau: (1) Tập Dị Môn Túc Luận (Tiếng Hán. Ngài Xá-lợi-phất; Tiếng Phạn và tiếng Tây Tạng. Ngài Ma-ha-câu-thi-la); (2) Pháp Uẩn Túc Luận (Tiếng Hán. Ngài Mục-kiền-liên; Tiếng Phạn và tiếng Tây Tạng. Ngài Xá-lợi-phất); (3) Thi thiết Túc Luận (Tiếng Hán. Ngài Ca-chiên-diên; Tiếng Phạn và tiếng Tây Tạng. Ngài Mục-kiền-liên); (4) Thức Thân Túc Luận (cả ba nguồn: Ngài Ðề-bà-thiết-ma); (5) Giới Thân Túc Luận (Tiếng Hán. Ngài Ngài Thế Hữu; Tiếng Phạn và tiếng Tây Tạng. Ngài Pũrṇa); (6) Phẩm Loại Túc Luận (cả ba nguồn: Ngài Thế Hữu); (7) Phát Trí Luận (cả ba nguồn: Ngài Ca-chiên-diên tử).


Mặc dù các tác giả của ba quyển Thắng Pháp đầu tiên không giống nhau theo truyền thống tiếng Hán, tiếng Tây Tạng và Tiếng Phạn, nhưng tất cả các tác giả được đề cập đều là đệ tử trực tiếp của Đức Phật. Nếu chúng ta tin vào truyền thống, thì những quyển này phải được viết ở Trung Ấn, trên hoặc gần giữa đồng bằng sông Hằng.   Tất cả các phiên bản đều đồng ý gán quyển thứ tư cho ngài Ðề-bà-thiết-ma.  Ku-sha-ron-ki, chú giải về Abhidharmakośa-śāstra của Pu-kuang, người được cho là đệ tử của ngài Huyền Trang, nói rằng ngài Ðề-bà-thiết-ma sống ở thế kỷ thứ nhất sau khi Đức Phật nhập Niết-bàn.  Ngài không phải là đệ tử trực tiếp của Đức Phật.  Theo truyền thống của Phật giáo Bắc tông, vua A-dục sống khoảng 100 năm sau khi Đức Phật nhập Niết-bàn.  Do đó, theo trình tự thời gian, ngài Ðề-bà-thiết-ma sống trước nhà vua một thời gian.  Huyền Trang du ký, quyển V, xác nhận rằng có một tu viện lớn ở vùng ngoại ô thủ đô của đất nước Viśākha, và ngài Ðề-bà-thiết-ma đã viết Thức Thân Túc Luận trong tu viện này.  Nước Viśākha được đồng nhất với Saketa, tức là Ayodhya, cũng nằm ở Trung Ấn dọc theo sông Hằng đồng thời nằm giữa Ba-na-lại và Xá-vệ.  Sau đó, Thức Thân Túc Luận cũng có thể được viết trước khi tông phái Nhất Thiết Hữu bộ lan rộng đến tây bắc Ấn Độ.

Ngài Thế Hữu, tác giả của Giới Thân Túc LuậnPhẩm Loại Túc Luận theo Ku-sha-ron-ki (Quyển I), sống vào đầu thế kỷ thứ tư sau khi Đức Phật nhập diệt.  Ngài có lẽ sống sau vua A-dục khoảng 100 năm.  Huyền Trang du ký (Quyển II) nói rằng ngài Thế Hữu đã viết Giới Thân Túc LuậnPhẩm Loại Túc Luận gần Puṣkaravatī ở quận Gandharā.  Do đó, từ điều này, có thể suy ra rằng hai quyển này được viết sau khi tông phái Nhất thiết hữu bộ chuyển đến vùng tây bắc Ấn Độ. ‘Ngài Ca-chiên-diên tử, tác giả của quyển cuối cùng, Phát Trí Luận, theo Huyền Trang du ký (Quyển IV), đã viết bộ luận tại Chùa Tamasāvana, cách Cinavati 500 lý về phía tây nam, vào thế kỷ thứ tư sau khi Đức Phật nhập diệt.  Tamasāvana được cho là ở đâu đó gần Delhi hiện đại.  Việc quyển sách này được viết ở phía đông, tức là ở Trung Ấn chứ không phải ở tây bắc Ấn, cũng được đề cập trong Đại Tỳ-bà-sa luận (quyển V).  Do đó, chúng ta có thể cho rằng phần lớn trong số bảy bộ luận được viết ở Trung Ấn, trước khi tông phái Nhất thiết hữu bộ bắt đầu thịnh hành ở tây bắc Ấn Độ.

Bảy bộ luận này có thể được chia thành ba nhóm: sơ kỳ, trung kỳ và hậu kỳ, tùy theo nội dung giáo lý và hình thức diễn đạt của chúng.  Ba bộ luận đầu, Tập Dị Môn Túc Luận, Pháp Uẩn Túc LuậnThi thiết Túc Luận, thuộc nhóm sơ kỳ.  Hai bộ tiếp theo, Thức Thân Túc LuậnGiới Thân Túc Luận, thuộc nhóm trung kỳ, trong khi hai bộ cuối, Phẩm Loại Túc LuậnPhát Trí Luận, thuộc nhóm hậu kỳ.

A. Thắng Pháp sơ kỳ. Từ sự kiện là ba bộ luận đầu tiên đều được cho là của các đệ tử trực tiếp của Đức Phật, chẳng hạn như ngài Xá-lợi-phất, ngài Mục-kiền-liên, ngài Ma-ha-câu-thi-la hay ngài Ca-chiên-diên, chúng ta nên suy luận rằng ngay cả khi các vị này không phải là tác giả thực sự, thì Thắng Pháp sơ kỳ đã được phát triển từ phương pháp thuyết giảng của những vị Thánh đệ từ này.  Các ngài tinh thông Thắng Pháp và được mô tả là tác giả của những ba bộ luận này vì những bài Pháp của các vị đã cung cấp nguyên mẫu cho chúng.

Trong Thắng Pháp sơ kỳ, ý nghĩa ban đầu của từ Thắng Pháp là phương pháp thuyết giảng, nghĩa là, giảng giải Kinh điển ở dạng Giáo Pháp và sự hệ thống hóa của nó.  Trong các loại Thắng Pháp, chỉ Thắng Pháp sơ kỳ có liên hệ trực tiếp với A-hàm (Kinh Nikāya).  Thắng Pháp được phát triển sau này dần dần tách ra khỏi Kinh điển, đồng thời phát triển các giáo lý cũng như bài Pháp của riêng mình.  Lúc đầu, các tông phái có nhiều điểm tương đồng và tương quan mật thiết với nhau, nhưng theo thời gian, chúng dần rời xa nhau cho đến khi chúng cho thấy sự khác biệt đáng kể về nội dung giáo lý cũng như hình thức diễn đạt.

Tập Dị Môn Túc Luận, như đã đề cập ở trên, là một tuyển tập gồm các thuật ngữ chuyên môn, được sắp xếp theo thứ tự số  (từ 1 đến 11) giống hệt như cách sắp xếp của Kinh Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh.  Tập Dị Môn Túc Luận có nhiều mục hơn Kinh Phúng Tụng.  Các định nghĩa và giảng giải kỹ lưỡng và chi tiết hơn; và thứ có thể được gọi là định nghĩa Thắng Pháp đã được áp dụng.

Pháp Uẩn Túc Luận là tuyển tập các giáo lý và lý thuyết quan trọng của Phật giáo sơ kỳ, như được tìm thấy trong A-hàm. Chúng đề cập đến giới luật và đức tin của người cư sĩ, chẳng hạn như pañca sikṣāpadāni (ngũ giới của cư sĩ tại gia), catvāro śrotāpattyaṅgā (bốn pháp) và catvāro avetyaprasāda (bốn niềm kính tin); những vấn đề liên quan đến sự tu tập và giác ngộ của chư tăng ni, chẳng hạn như tứ śrāmaṇya-phala (sa-môn quả), tứ abhijñā-pratipat (thông hành), ārya-vaṃśa (Thánh chúng), tứ samyak-prahāṇa (chánh cần), tứ ṛddhipāda (thần túc), tứ smṛtiprasthāna (niệm xứ), tứ ārya satya (diệu đế), bát chánh đạo, tứ dhyāna (định), tứ apramāṇa (vô lượng thiền), bốn ārupya samāpatti (mức thiền vô sắc), bốn samādhi-bhāvanā (cách tu thiền) và thất bodhyanga (giác chi);  những vấn đề đề cập đến lý thuyết và giáo lý cơ bản của Phật giáo, chẳng hạn như tạp sự (kṣudrakavastu, kleśa), 22 quyền, 12 căn và trần (lục căn và lục trần), ngũ skandha (uẩn), nhiều cảnh giới (bahu-dhātu) và thuyết 12 nhân duyên.  Trong cách giảng giải đơn giản, thẩm quyền cuối cùng đã được tìm kiếm trong A-hàm (Kinh Nikāya) và các đoạn trong Kinh điển được giảng giải chi tiết hoặc được lý thuyết hóa một cách có hệ thống theo cách định nghĩa và giảng giải của Thắng Pháp.

Thi thiết Túc Luận trong bản dịch tiếng Tây Tạng gồm ba thi thiết (prajñapti) về loka (thế gian), hetu (nhân)karrma (nghiệp báo).  Nhưng riêng nhân thi thiết (hetu-prajñapti) được dịch sang tiếng hán.  Thi thiết (prajñapti)  (Pali: paññatti) là một loại tín ngưỡng phổ biến.  Chẳng hạn, nhân thi thiết (hetu-prajñapti) mô tả nguyên nhân của 7 kho báu của một vị chuyển luân vương (cakravarti-rājā).  Nó cũng mô tả những quý tướng và khía cạnh xuất sắc của Đức Phật; nguyên nhân dẫn đến các ham muốn xấu và việc huân tập đức hạnh của chúng sinh hữu tình; nguyên nhân của bhājana-loka (hay thế giới vật chất, nghĩa là đất đai và thực vật); nguyên nhân của nhiều dạng hiện tượng vật chất và tinh thần. Nhiều bài kinh từ A-hàm được trích dẫn là thẩm quyền. Các giảng giải đơn giản và dễ hiểu. Chúng hoàn toàn không liên quan đến giáo lý cơ bản của Phật giáo được trình bày trong Tập Dị Môn Túc Luận hay Pháp Uẩn Túc Luận.  Thế gian thi thiết (loka-prajñapti), vốn không có trong bản dịch tiếng Hán, trình bày nguồn gốc và hủy diệt thế gian theo cách tương tự như trong Kinh Khởi Thế Nhân Bổn của Trường Bộ Kinh.  Nguồn gốc vũ trụ của thế gian thi thiết (loka-prajñapti) là sự phát triển của điều được giảng giải trong bài Kinh Loka-utsthana của Trường A Hàm, mô tả cõi trời, cõi người, cõi ngạ quỷ, v.v.  Lý thuyết kiểu này là tín ngưỡng phổ biến không liên quan gì đến giáo lý cơ bản của Phật giáo. Tuy nhiên, Thi thiết Túc Luận, giống như Tập Dị Môn Túc Luận hay Pháp Uẩn Túc Luận, lấy thẩm quyền từ các bản A-hàm và giảng giải chúng, hoặc sắp xếp và thống nhất chúng. Về phương diện này, ba quyển Thắng Pháp thời sơ kỳ này có đặc điểm giống nhau.

B. Thắng Pháp trung kỳ. Trong Thắng Pháp sơ kỳ, nếu xem xét kỹ lưỡng chúng ta sẽ thấy các tông phái khác nhau đều có một số đặc điểm tông phái của riêng chúng, nhưng nhìn chung, các tông phái Thắng Pháp sơ kỳ có nhiều điểm tương đồng với nhau.  Có rất ít sự phân biệt rõ ràng giữa mỗi tông phái:  Tuy nhiên, trong Thắng Pháp trung kỳ, chúng ta nhận thấy  những đặc điểm phân biệt chúng với nhau. Chúng ta hāy xem xét Thức Thân Túc LuậnGiới Thân Túc Luận, là những quyển Thắng Pháp của tông phái Nhất thiết hữu bộ thuộc thời kỳ trung kỳ.

Thức Thân Túc Luận lần đầu tiên thể hiện rõ ràng tư tưởng về “sự tồn tại thực sự của các hiện tượng trong ba trạng thái thời gian”.  Nó trái ngược với mệnh đề của ngài Mục-kiền-liên (vị thuộc một trường phải khác và có lẽ không phải vị đại đệ tử cùng tên của Đức Phật) ở chỗ những thứ tồn tại ở hiện tại thực sự tồn tại, nhưng sự tồn tại ở quá khứ và vị lai là một sự xuất hiện chứ không phải một thực tại, một quan điểm rõ ràng đã được tông Đại Chúng Bộ và Kinh Lượng Bộ sau này nắm giữ.  Ngược lại, các trí giả của Nhất Thiết Hữu Bộ chủ trương rằng hiện tượng ở cả quá khứ, hiện tại và vị lai đều thực sự tồn tại (như một thực thể) trong suốt ba thời. Thức Thân Túc Luận khẳng định rõ về việc tồn tại thực sự của các hiện tượng trong ba thời.  Tuy nhiên, ý tưởng về sự tồn tại vĩnh cửu của thực thể không được khẳng định rõ ràng như vậy.  Ý tưởng này đã được thể hiện chi tiết trong Phát Trí Luận, bộ Thắng Pháp thuộc hậu kỳ, và chủ giải của nó là Luận Ðại Tỳ-bà-sa.  Tuy nhiên, để thừa nhận sự hiện hữu thực sự của các hiện tượng trong ba trạng thái thời gian, sự hiện hữu thực sự của thực thể phải được giả định là cơ sở logic của nó. Do đó, chúng ta phải chấp nhận rằng ý tưởng về thực thể đã được giả định trong Thức Thân Túc Luận mặc dù chúng ta không tìm thấy thuật ngữ hay ý tưởng nào như ‘thực thể thường hằng’ trong đó.  Hơn nữa, sự khẳng định của các Pudgalavādin của Độc tử Bộ rằng tồn tại pulgala, thứ giữ cho nghiệp tiếp tục, trong Thức Thân Túc Luận, trái ngược với thuyết vô ngã của Nhất Thiết Hữu Bộ cho rằng không tồn tại thứ như pulgala.  Vì sự tồn tại thực sự của hiện tượng trong ba trạng thái thời gian và thuyết vô ngã (anātma-vāda) cấu thành nên những điểm chính yếu của giáo lý Nhất thiết hữu bộ, Thức Thân Túc Luận, nhấn mạnh hai điểm này, đã đặt nền tảng lý thuyết cho tông phái này.  Dĩ nhiên, những lập luận được viện dẫn vẫn rất sơ khai đến mức chúng phải được phát triển thêm và giải thích chi tiết trong những bộ Thắng Pháp sau này.  Ngoài những lập luận này, chúng tôi còn tìm thấy thuyết bốn duyên (pratyaya) được mô tả trong bộ sách này.  Bốn duyên (pratyaya) là nhân duyên (hetu-pratyaya), sở duyên (ālambana-pratyaya), đẳng vô gián duyên (samanantara-pratyaya) và tăng thượng duyên (adhipati-pratyaya).  Đây là bộ sách đầu tiên mô tả lý thuyết này.

Giới Thân Túc Luận liên quan đến các thuộc tính tinh thần, trong khi đối tượng của Thức Thân Túc Luận là chính tâm trí. Ở đây, giới (dhātu) nghĩa là những yếu tố cấu thành những thuộc tính của tâm.  Thân (Kāyā) là nhóm.   Do đó,  giới thân (dhātu-kāyā) nghĩa là nhóm các thuộc tính cấu thành nên chính tâm thức. Theo thuật ngữ Phật giáo, thuộc tính của tâm được gọi là tâm sở (catasika) (hay tâm (caitta)).  Mặc dù từ hay khái niệm về tâm sở (catasika, Pali: cetasika) đã được bắt gặp trong các bộ Thắng Pháp sơ kỳ, nhưng nó vẫn chưa được thảo luận một cách có hệ thống.  Tuy nhiên, trong Giới Thân Túc Luận, các hành động hợp phần của tâm được phân loại như sau: thập đại địa pháp (mahābhūmika dharma), thập đại tùy phiền não địa pháp (kleśa-mahābhūmika dharma), thập tùy phiền não địa pháp (upakleśa-bhūmika dharma), năm phiền não (kleśa), năm tà kiến (dṛṣṭi), năm pháp (dharma), sáu thức thân (vijñāna-kāyā), sáu xúc thân (sparśa-kāyā), sáu thọ thân (vedanā-kāyā), sáu tưởng thân (saṃjña-kāyā), sáu hành thân (saṃcetana-kāyā), và sáu tṛṣna-kāya.  Trong những nhóm này, những nhóm ở phía sau “năm phiền não” đã đã được đề cập trong A-Hàm (Kinh Nikāya).  Nhưng trong bộ sách này, chúng được giảng giải chi tiết hơn và mỗi nhóm được định nghĩa rõ ràng.  Phương pháp định nghĩa được phát triển từ phương pháp của Thắng Pháp sơ kỳ.  Ngược lại, thập đại địa pháp, thập đại tùy phiền não địa pháp và thập tùy phiền não địa pháp lần đầu tiên xuất hiện trong bộ sách này.  Phân loại này là tiền thân của phân loại về tâm sở sau đó.  Tất nhiên, không phải tất cả tâm sở đều được bao hàm, cũng như phân loại không được hoàn chỉnh.  Và bộ sách này không nỗ lực bàn luận về tâm sở một cách tổng thể.  Vì chúng ta tìm thấy sáu thức thân được bao hàm ở đây, mà theo quan điểm sau này, nên được coi là tâm thức.

C. Thắng Pháp hậu kỳ – Bộ Prakaraṇa-śāstra (Phẩm Loại Túc Luận) và Bộ Phát Trí Luậna-śāstra (Phát Trí Luận) thuộc về  Thắng Pháp hậu kỳ. Truyền thống Phật Giáo Trung Quốc xác định tôn giả Vasumitra (Thế Hữu) là tác giả của cả hai bộ Dhātukāya (Giới Thân Túc Luận) của Thắng Pháp trung kỳ và bộ Prakaraṇa (Phẩm Loại Túc Luận) của Thắng Pháp hậu kỳ.  Nhưng giữa hai bộ luận này, chúng ta có thể tìm thấy những vết tích của sự phát triển và sự thay đổi. Vẫn là những vấn đề giống nhau nhưng chúng được tiếp cận một cách khác nhau. Bộ Giới Thân Túc Luận giới thiệu và chỉ ra những vấn đề và đã đưa ra những kiểu câu trả lời cho những vấn đề đó. Bộ Phẩm loại túc luận đã lấy những vấn đề đó, xem xét và phân tích chúng lại một lần nữa, và đưa ra những câu trả lời khác. Đây chính là một sự phát triển mang tính đánh dấu thời đại. Một ví dụ là trong bộ Phẩm loại túc luận khái niệm về những vật hiện hữu được gộp thành năm phạm trù thể loại: rūpa (sắc), citta (tâm), caitasika (tâm sở), cittaviprayukta (tâm bất tương ưng hành), và asaṃskṛta (vô vi). Có thể cho rằng cách tiếp cận duy lý đặc biệt của Thắng Pháp có được sự khởi đầu từ cách thức phân loại thành năm phạm trù ở trên. Cho đến thời điểm đó, những vật hiện hữu vẫn được phân loại thành năm skandha (uẩn), mười hai āyatana (xứ), mười tám dhātu (giới), hoặc là bốn smṛtiprasthāna (niệm xứ). Những cách thức phân loại này đã được sử dụng từ Phật Giáo nguyên thủy. Mục tiêu của những hệ thống phân loại là để phân loại tất cả mọi thứ làm sao để sự vô thường, bất như ý, đau khổ, và vô ngã của chúng có thể được nhận biết, với chủ ý là để đạt được mục đích tối cao trong Phật Pháp đó là Nirvāṇa (Niết-bàn). Nhưng những cách


thức phân loại cũ đã không đủ để phục vụ cho việc phân tích mọi sự vật một cách toàn diện, khách quan, và lý trí. Để khắc phục khuyết điểm này mà cách thức phân loại thành năm phạm trù được đặt ra và đã được trình bày trong bộ Phẩm loại túc luận. Việc phân loại được trình bày ở phần đầu của cuốn Phẩm loại túc luận và mỗi phạm trù được giải thích một cách thấu đáo. Sau đó, khi bàn về mười dạng trí tuệ, quan hệ phân chia và phân cấp giữa những cách thức phân loại cũ với nhau (thành ngũ uẩn, mười hai xứ  và mười tám giới, v.v. được giải bày. Tiếp theo là phần bàn luận về những hạng mục bắt nguồn từ mười mahābhūmika-dharma (Đại thập địa pháp) đến sáu vedanā-kāya (sở hữu thọ) mà đã được bàn đến trong bộ Giới Thân Túc Luận, và năm uẩn, mười hai xứ và mười tám giới. Trong bộ Giới Thân Túc Luận, những tâm sở được phân loại thành mười mahābhūmika-dharma (Đại thập địa pháp), mười kleśa-mahābhūmika-dharma (Đại thập phiền não pháp) và  upakleśabhūmika-dharma (Đại thập vô phiền não pháp): tổng cộng là ba mươi hạng mục, thành ra một hệ thống phân loại mới. Trong bộ Phẩm loại túc luận cách thức phân loại được mở rộng thêm và mười kusalamahābhūmika dharma (Đại thập thiện pháp) được thêm vào tạo thành tổng cộng bốn mươi hạng mục thuộc tính. Thêm nữa, tất những chủ đề, từ một pháp đến mười pháp, mà đã được trình bày trong bộ Saṅgīti-paryāya (Tập dị môn túc luận), đã được bàn đến một cách kỹ lưỡng hơn và những đề tài, từ ngũ giới đến thập nhị nhân duyên, được cân nhắc một cách sâu sắc hơn. Và khái niệm anuśaya (tùy miên hay phiền não tiềm tàng) và kleśa (phiền não) được phân loại thành chín mươi tám nhóm. Những nhóm phân loại này tạo nên một cách thức phân loại mới. Nói tóm lại, trong bộ Phẩm loại túc luận tất cả những học thuyết được diễn giải trong những nguyên văn Thắng Pháp giai đoạn sơ và trung kỳ được tập hợp lại và phát triển đến một mức độ gần như hoàn chỉnh. Cuốn sách này có vẻ được xem như quyển sách quan trọng nhất trong những quyển sách Thắng Pháp căn bản thuộc phái Sarvāstivāda (Nhất Thiết Hữu Bộ). Có hai bản dịch hoàn chỉnh của quyển sách này bằng tiếng Hán. Mỗi chương trong tám chương của  tập sách dường như được sử dụng như một văn bản riêng biệt. Trong những bản tiếng Hán cổ nhất được viết giữa thế kỷ Thứ Hai S.C.N, ta thấy có ba chương của cuốn sách đã được phiên dịch một cách riêng rẽ; trong ba chương được dịch, chỉ còn hai chương còn tồn tại. Một luận giải của chương đầu tiên được viết ra bởi ngài Dharmatrāta (Pháp Cứu) thế kỷ thứ 4 và được dịch ra Hán ngữ  (Ngũ Sự Tỳ Bà Sa Luận). 

Bộ luận cuối cùng, Phát Trí Luận, tiếp cận những đề tài Thắng Pháp một cách toàn diện, nên được gọi là kāya-śāstra (luận thuyết phần thân), trong khi những cuốn trước đó thì chỉ tiếp cận đề tài một cách cục bộ và không toàn diện nên được gọi là pāda-śāstra (những luận thuyết phân nhánh). Trong bộ này, tất cả những chủ đề được bàn luận trong phái Nhất Thiết Hữu Bộ được xem như một khối trọn vẹn, trong tám chương kṣudraka (tạp chương),  saṃyojana (kiết sử), prajñā (bát nhã), karma (nghiệp), mahābhūta (tứ đại chủng), indriya (căn), samādhi (định), dṛṣṭi (kiến). Những học thuyết được dẫn giải rất là chuyên môn và khó để hiểu đối với những ai không biết nhiều về những học thuyết và phương pháp của Thắng Pháp. Cách sắp đặt tám chương và cách phân chia thành những đoạn văn trong mỗi chương thiếu sự thống nhất và tư duy có hệ thống. Hậu quả là dẫn đến sự khác biệt về cách diễn giải trong số các nhà tư tưởng chuyên nghiệp, mặc dù quyển sách được đánh giá rất cao như một quyển sách giáo khoa có giá trị cho môn đồ triết học. Những cách diễn giải đa dạng này sau đó đã được quy tụ lại trong bộ luận nổi tiếng, bộ Đại Sa Luậnāstra (Đại Tỳ-bà-sa Luận). 

3. BỘ ŚĀRIPUTRA-ABHIDHARMA-ŚĀSTRA chỉ còn tồn tại dưới dạng chữ Hán (Xá Lợi Phất A Tỳ Đàm Luận). Tông phái mà bộ luận này thuộc về là một ẩn số. Và cũng không có một phái đích thực nào để xác định nguồn gốc của bộ luận này. Ngài Nāgārjuna (Long Thọ) cho rằng tác giả của bộ luận này là ngài Vātsīputra (Độc Tử) nhưng một môn phái bắt nguồn từ ngài Huyền Trang cho là bộ luận thuộc về phái Sammitīya (Chánh Lượng Bộ). Danh hiệu Độc Tử có khả năng là ám chỉ phái Vātsīputrīya (Độc Tử Bộ), nhưng pudgala-vāda (Thuyết nhân vị), thuyết mà được cho là căn bản của phái Độc Tử, không được dẫn giải trong bộ luận này. Có một lời viết ở trong một cuốn sách Trung Quốc về Phật Giáo (出三蔵記集, Xuất Tam Tạng Ký Tập, Tập 3) được viết vào đầu thế kỷ Thứ Sáu, và trong đó Độc Tử được cho là một cá nhân thuộc phái Mahāsaṅghika (Đại Chúng Bộ) được thành lập bởi những nhà sư phái Độc Tử (Tiếng Pali: Vajjiputta). Thêm nữa,  chúng ta thấy được đề cập trong quyển sách này là học thuyết “sự trong sạch chân tâm sẵn có và sự ô uế của những dục vọng bất thiện được thâu vào” và học thuyết về chín asaṃskṛta (vô vi pháp), và cả hai học thuyết này được cho là quan điểm của phái Đại Chúng Bộ. Hơn nữa, những học thuyết của phái Chánh Lượng Bộ không được biết đến nhiều. Trong bộ Kathāvatthu (Ngữ Tông), hai mươi hai quan điểm được đề cập tới cùng với những quan điểm thuộc phái Chánh Lượng Bộ. Không có sự mâu thuẫn mang tính khẳng định nào giữa hai mươi hai quan điểm và những quan điểm được trình bày ở trong quyển sách này. Ở vài điểm, hai quyển sách này còn đồng nhất với nhau. Ví dụ, ở trong cả hai quyển sách, khái niệm vijñapti (hiển thị lực), avijñapti (vô hiển thị lực), và śīla (giới, khuôn phép) được kèm vào khái niệm rūpa (sắc). Vì lẽ đó, chúng ta thấy được văn bản này đại diện cho quan điểm của cả hai phái Chánh Lượng Bộ và phái Đại Chúng Bộ. Có thể quyển sách này là một hệ thống Thắng Pháp của một tiểu phái nào đó nằm ở dưới phái Chánh Lượng Bộ và nó đã bị pha lẫn với những xu hướng của phái Đại Chúng Bộ, vì phái Chánh Lượng Bộ là một phái mang tính chiết trung. 

Bộ Xá Lợi Phất A Tỳ Đàm Luận, chứa đựng trong một cuốn sách duy nhất, gần như tất cả những nội dung trong bảy tập Thắng Pháp của phái Nhất Thiết Hữu Bộ và của Phật Giáo Pali. Do đó, quyển sách chứa đựng tất cả những tài liệu thuộc cả ba thời kỳ, tiền, trung, và hậu. Nhưng, quyển sách này nói chung là đơn giản hơn và nguyên thủy hơn những bộ sách của những phái khác. Quyển sách này gồm bốn phần: praśna-bhāga (phần liên quan đến những nghi vấn), na-praśna-bhāga (phần không nghi vấn), saṅgraha-samprayoga-bhāga (phần nói về sự đồng hóa và sự giao hội) và prasthāna-bhāga (?) (phần nói về những điểm khởi nguồn). Phần bhāga thứ hai thuộc sơ kỳ và bhāga thứ nhất thuộc trung kỳ, trong khi phần thứ ba và phần thứ tư thuộc về giai đoạn Thắng Pháp trung kỳ cho đến hậu kỳ. Phần thứ hai, phần không nghi vấn, tương đồng và tương ứng với bộ Prajñapti (Thi Thiết Luận), bộ Saṅgītiparyāya (Tập dị môn túc luận), và bộ  Dharma-skandha-śāstra (Pháp uẩn luận) của phái Nhất Thiết Hữu Bộ. Phần miêu tả những giới, nghiệp, pudgala (chúng sanh), jñāna (trí) tương ứng với bộ Thi Thiết Luận, và phần bàn đến chúng sanh tương ứng với bộ Puggala-paññātti (Nhân Chế Định). Phẩm Nidāna-varga, phẩm Smṛtiprasthāna-vo, phẩm Samyakprahāṇa-vo, bộ Ṛddhipāda-vo, phẩm Dhyāna-vo, phẩm Mārga-vo, phẩm Kleśa-vo, và những Vargas (phẩm) khác của phần hai bàn đến pratītya-samutpāda (Lý Duyên Khởi), và những dục vọng bất thiện, v.v., tương tự như bộ Pháp uẩn luận và bộ Tập dị môn túc luận. đây văn bản  giống với  bộ Vibhaṅga (Phân Tích) của dòng Pali. Nói một cách ngắn gọn, ở phần không nghi vấn, như những hệ thống Thắng Pháp của những phái khác, trích dẫn từ bộ Āgama (A-hàm) (Nikāya) được sắp xếp lại và được diễn giải. Những chương của nửa phần còn lại của phần thứ tư, phần nói về những điểm khởi nguồn, có thể được xem là thuộc về giai đoạn sơ kỳ. 

Trong phần thứ nhất, phần liên quan đến những nghi vấn, những giáo lý quan trọng trong Phật Giáo được giải thích như năm uẩn, mười hai xứ, mười tám giới, bốn diệu đế, hai mươi hai căn, bảy giác chi, ba kuśala-mūla (thiện căn), ba akuśala-mūla (bất thiện căn), bốn đại chủng, v.v. Và đi sau những lời giải nghĩa là phần phân tích cặn kẽ từng hạng mục, để làm rõ phạm vi và chiều rộng của chúng. Phương pháp giảng giải được gọi là pañha-puccha (prśnapṛccha) và tạo nên một trong những đặc tính của Thắng Pháp trung kỳ. Phái Nhất Thiết Hữu Bộ  đã bắt chước theo phương pháp giảng giải này ở trong bộ Phẩm loại túc luận của họ trong khi dòng Pali cũng làm như vậy trong bộ Phân Tích. Phần thứ ba, phần nói về sự đồng hóa và sự giao hội, mô tả sự phân loại mang tính bao trùm của tất cả sự vật và sự liên kết giữa các tâm sở. Phương pháp này đã được tiếp tục sử dụng trong bộ Giới thân túc luận và bộ Phẩm Loại Túc Luận của phái Nhất Thiết Hữu Bộ. Một phương pháp tương tự có được tìm thấy trong bộ Dhātukathā (Chất Ngữ) của dòng Phật Giáo Pali. Phương pháp này thuộc hệ thống Thắng Pháp giai đoạn sau giai đoạn trung kỳ. Sau cùng, phần thứ tư, phần nói về những điểm khởi nguồn, bàn đến mười pratyaya (duyên) và mười hetu (nhân) ở nửa phần đầu, còn nửa phần cuối thì thuộc về giai đoạn sơ kỳ. Phần thứ tư giống như bộ Paṭṭhāna (Vị Trí) của của dòng Phật Giáo Pali, và bộ này bàn đến hai mươi bốn paccaya (pratyaya, duyên). 

4. THẮNG PHÁP TRONG THỜI KỲ LUẬN GIẢI VÀ CẨM NANG. A. Quá trình biên soạn bộ Đại Tỳ-bà-sa Luận: Quyển sách này, một quyển sách bình luận của phái Nhất Thiết Hữu Bộ, được cho là được biên soạn trong triều đại của Vua Kaniṣka, tức là vào thế kỷ thứ 1 hoặc thứ 2 S.C.N, hoặc không quá lâu sau đó. Giữa sự thành lập những quyển sách Thắng Pháp căn bản và sự ra đời của bộ luận này là một khoảng thời gian đáng kể, và trong khoảng thời gian đó học thuyết Thắng Pháp của phái Nhất Thiết Hữu Bộ đã phát triển mạnh mẽ. Những kết quả của sự phát triển về luận thuyết được hiện thân trong bộ luận. Bộ Đại Tỳ-bà-sa luận cung cấp cho chúng ta học thuyết của nhiều phái Phật Giáo, dẫn đầu bởi phái Nhất Thiết Hữu Bộ ở tây bắc Ấn Độ đến tầm thế kỷ thứ 2. Quyển sách này chỉ còn tồn tại dưới dạng Hán văn và trong số những triết gia được nhắc đến trong quyển sách này là ngài Kātyāyanīputra (Già Đa Diễn Ni Tử) tác giả của bộ Phát Trí Luận. Những cá nhân khác được nhắc đến gồm có ngài Pārśva (Hiếp Tôn Giả), một tên tuổi lớn trong thời kỳ biên soạn Bộ Luận Đại Tỳ-bà-sa, và bốn vị triết gia lớn ở thời kỳ đó: Thế Hữu (khác với tác giả của bộ Phẩm loại túc luận), ngài Pháp Cứu (khác với tác giả của bộ Saṃyukta-abhidharma-hṛdaya-śāstra (Tạp A Tỳ Đàm Tâm Luận) ở thế kỷ thứ 4), ngài Śrīghoṣaka và ngài Giác Thiên. Cho dù những tác giả này không quan tâm trực tiếp đến việc biên soạn, nhưng dựa trên đánh giá chung, quan điểm của họ có sức ảnh hưởng lớn lên bộ luận và họ thường được trích dẫn trong sách. Nổi bật hơn hết, những quan điểm của ngài Thế Hữu đã được coi trọng nhất vì chúng đại diện cho Phật Giáo chính thống tại thành Kāśmīra (Kế Tân). Chúng ta thấy trong bộ luận này những danh hiệu sau: những triết gia lớn của thành Kế Tân, những người thấy vĩ đại phương Tây, những vị thầy lừng danh của Kinh Đô Gandhāra (Càn-đà-la), những bậc thầy ngoại quốc, những vị Thắng Pháp sư xưa và những vị Thắng Pháp sư hiện tại (thịnh hành). Những sự gọi tên mang tính địa phương và theo thứ tự thời gian cho thấy rằng phái Nhất Thiết Hữu Bộ đã từng lan xa và rộng trên phương diện lịch sử và địa lý. Bên cạnh những danh hiệu được nhắc đến ở trên, trong số những nhà triết gia khác, những người mà quan điểm của họ được đại diện trong bộ luận, có Buddharakṣa, Ghoṣa-varman, Vāmalabdha, Jīvala, Saṅghavasu, Kṣemadatta, Pūrṇayaśas, Vaśpa, Dharadatta, và Dharmanandin (Đàm-ma-nan-đề hay Pháp Hỷ). Có khả năng họ là những triết gia của phái Nhất Thiết Hữu Bộ. Tuy nhiên, địa điểm và thời điểm hoạt động của họ thì chưa được ai biết. Có thể vài người trong số họ đã thành công cùng thời điểm bộ luận được biên soạn. Nhưng đa phần trong số họ sống trong giai đoạn trước thời điểm đó và những tác phẩm của họ vẫn còn tồn tại hoặc được trích dẫn trong những bộ sách khác. Bên cạnh bảy quyển sách Thắng Pháp căn bản, những tác phẩm được trích dẫn trực tiếp gồm hai bộ Acquired-wisdom-śāstra và Innate-wisdom-śāstra. Bộ thứ hai cho là được viết bởi ngài Śrīghoṣaka, nhưng nó không còn tồn tại. Dù sao đi nữa, căn cứ trên số lượng triết gia và tính bao quát của những học thuyết, chúng ta có thể thấy học thuật Thắng Pháp của phái Nhất Thiết Hữu Bộ đã phát triển mạnh mẽ đến cỡ nào ở vùng tây bắc Ấn Độ cỡ thời điểm bắt đầu của thời kỳ Thiên Chúa Giáo. 

Những quan điểm về triết lý Thắng Pháp được trích dẫn ở trong Bộ Luận Đại Tỳ-bà-sa gồm có những quan điểm của phái Yuktavādin, Dārṣṭāntika (Thí Dụ Bộ) , Vibhajyavādin (Phân Biệt Thuyết Bộ), Eka-citta-santāna-vādin, Du-già Nam Tông, Du-già Bắc Tông,  Du-già đại chúng, v.v… Những phái khác cũng được nhắc đến, ví dụ như Dharmagupta  (Đàm Vô Đức Bộ), Mahīśāsaka (Hóa Địa Bộ), Đại Chúng Bộ, Độc Tử Bộ, Kāśyapīya (Ẩm Quang Bộ), Sthaviravādin (Thượng Tọa Bộ), Sautrāntika (Kinh Lượng Bộ), và những phái khác. Hơn nữa, những môn phái nằm ngoài phạm vi Phật Giáo, như là Sabdavādins (Ngữ Pháp), Sāṅkhya (Số Luận), Vaiśeṣika (Thắng Luận), Hetuvidyā, Anya-tīrthaka, và những môn phái khác cũng được nhắc đến cùng với những học thuyết của họ. Trong số họ, những môn đồ Yuktavādin đại diện cho quan điểm của các tu sĩ phái Nhất Thiết Hữu Bộ, và Phân Biệt Thuyết Bộ thuộc về môn phái Thượng Tọa Bộ hoặc một nhánh nào đó thuộc phái Đại Chúng Bộ, phái với quan điểm đối nghịch với quan điểm của phái Nhất Thiết Hữu Bộ. Phái Thí Dụ Bộ là hậu duệ của Kinh Lượng Bộ và đại diện quan điểm cũ của phái Kinh Lượng Bộ. Người sáng lập ra phái Kinh Lượng Bộ là ngài Kumāralāta (Cưu-ma-la-đa). Được kể lại rằng, ngài Cưu-ma-la-đa, gốc là tu sĩ phái Nhất Thiết Hữu Bộ, nhưng đã bất đồng quan điểm dựa trên lý do là phái này đã đi lệch hướng xa rời Kinh Điển và đặt quá nhiều trọng lượng lên Thắng Pháp, ngài đã thành lập môn phái Kinh Lượng Bộ, xác định Kinh Điển là tiêu chuẩn cho công việc nghiên cứu và luận giải. Vài học giả của phái Nhất Thiết Hữu Bộ, như là ngài Giác Thiên, có những quan điểm rất giống với những quan điểm bên Thí Dụ Bộ. 

B. Sự Ra đời Của Các Cẩm Nang: Luận Đại Tỳ-bà-sa là một bộ luận đồ sộ và chứa đựng gần cả trăm nghìn câu kệ (nói chính xác hơn là ba triệu hai trăm nghìn âm tiết). Tác phẩm này, gốc là một bộ luận về một bộ luận khác là bộ Phát Trí Luận, bình luận từng chương một của tám chương của bộ Phát Trí Luận. Tuy nhiên, tám chương không có một liên kết học thuyết nào với nhau. Sự thiếu liên kết này cũng xuất hiện khi nhìn vào từng phần trong mỗi chương. Đúng như vậy, cho dù các chương và các phần được chú thích, thì hệ thống lý thuyết lại không được làm rõ. Thêm vào đó, việc đi lạc đề khỏi ý chính, thường được lồng vào những lời bình luận, làm cho bộ luận thêm rắc rối và khó hiểu. Bộ Luận Đại Tỳ-bà-sa, bao gồm tất cả những luận thuyết và lý thuyết của thời kỳ đó một cách rất chi tiết, là một nguồn tài liệu gốc dồi dào. Nhưng bộ luận, nhìn một cách tổng quát, không có một sự thống nhất nào. Không có một hệ thống chặt chẽ nào ở đây cả. Bộ luận rất hữu dụng cho những chuyên gia am hiểu được nhiều học thuyết, nhưng nó rất khó hiểu cho những người mới bắt đầu. Để khắc phục trở ngại đó, một làn sóng đã nổi dậy với mong muốn rút ngắn bộ luận, còn một làn sóng khác thì mong muốn cung cấp cho bộ luận một hệ thống học thuyết. Vì lẽ đó, những cuốn sách tóm tắt và sách cẩm nang đã được phát hành. Và hậu quả là triết lý của những môn đồ phái Nhất Thiết Hữu Bộ được thúc đẩy mãnh liệt bởi những quyển cẩm nang này. Sau đây là danh sách những quyển cẩm nang theo thể loại đó tồn tại dưới dạng Hán tự: Bộ Abhidharma-hṛdaya-śāstra (阿毗曇心論 – A Tỳ Đàm Tâm Luận), 4 Tập, tác giả Dharma-śrī; bộ Abhidharma- hṛdaya-sūtra (阿毗曇心A Tỳ Đàm Tâm Kinh), 6 Tập, tác giả Upaśānta (Ưu-bà-sẩn-đà); bộ Saṃyukta-abhidharma- hṛdaya-śāstra (雜阿毗曇心論Tạp A Tỳ Đàm Tâm Luận), 11 Tập, tác giả Pháp Cứu; bộ Abhidharma-kośa-śāstra (阿毗達磨俱舍論A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận), 30 Tập, tác giả Thế Thân; bộ Abhidharma-nyāyānusāra-śāstra (阿毗達磨順正理論A Tỳ Đạt Ma Thuận Chánh lý Luận), 80 Tập, tác giả Saṅghabhadra (Tăng-già-bạt-đà-la); bộ Abhidharma-kośa- samaya-pradīpikā -śāstra (阿毗達磨藏顯宗論A Tỳ Đạt Ma Tạng Hiển Tông Luận), 40 Tập, tác giả Tăng-già-bạt-đà-la.

Bộ A Tỳ Đàm Tâm Luận được xuất bản vào khoảng năm 200 A.C. Những bộ cẩm nang được xuất bản lần lượt theo trình tự thời gian và bộ Kośa-śāstra (Câu Xá Luận) được xuất bản vào năm 350 S.C.N, trong khi bộ Thuận Chánh Lý Luận được xuất bản một thời gian sau. 

Nội dung của Luận Đại Tỳ-bà-sa được cô đọng lại thành 250 câu kệ trong bộ A Tỳ Đàm Tâm Luận. Bản thân vị Dharmaśrī đã cung cấp thêm những lời giải đơn giản cho những câu kệ. Quyển cẩm nang rất là súc tích và có nhiều tác phẩm luận giải về quyển cẩm nang này đã được viết. Bộ A Tỳ Đàm Tâm Kinh và bộ Tạp A Tỳ Đàm Tâm Luận nằm trong những tác đó. Bộ A Tỳ Đàm Tâm Kinh, theo được biết, chỉ là bộ A Tỳ Đàm Tâm Luận với 350 câu kệ được thêm và những lời giải về những câu kệ đó. Quyển sách này đạt được sự thống nhất đáng kể và có vẻ như được nghiên cứu rộng rãi ở bên Ấn Độ và Trung quốc. Tỳ Đàm Tông, phái Thắng Pháp ở Trung Quốc, đã được thành lập trên nền tảng học thuyết của Tạp A Tỳ Đàm Tâm Luận. 

Ba quyển cẩm nang được nhắc đến ở trên gần như lập khuông nhau về phương diện cấu tạo nội dung, trừ quyển cẩm nang được nhắc sau cùng thì được cho thêm vào như một phần bổ sung. Tuy vậy, ở những điểm học thuyết chi tiết, có vài điểm khác biệt và hướng phát triển khác nhau trong số những quyển sách đó. Ở vài điểm chúng bất đồng quan điểm với Bộ Luận Đại Tỳ-bà-sa. Tóm tắt lại, bộ A Tỳ Đàm Tâm Luận A Tỳ Đàm Tâm Kinh, không tuân thủ theo phái Nhất Thiết Hữu Bộ chính thống, mà thuộc về phái Nhất Thiết Hữu Bộ vùng Càn-đà-la phía Tây và có những lúc đã tiếp nhận những luận thuyết của phái Kinh Lượng Bộ và phái Đàm-vô-đức Bộ. Bộ Tạp A Tỳ Đàm Tâm Luận, ngược lại, thể hiện  một sự gần gũi đáng kể với những phái chính thống và có những điểm tương đồng lớn với Bộ Luận Đại Tỳ-bà-sa. Quyển sách này được cho là được viết tại kinh đô Puṣkaravatī của Vương Quốc Càn-đà-la.

Quyển  cẩm nang Tạp A Tỳ Đàm Tâm Luận, với hệ thống học thuyết chặt chẽ và giải nghĩa khá là tinh vi, đã được xem là rất hữu dụng trên phương diện là một sách giáo khoa về hệ thống Thắng Pháp. Nhưng hệ thống của nó bắt chước hệ thống của bộ A Tỳ Đàm Tâm Luận và kết cấu của nó rất khó để gọi là hoàn chỉnh. Để loại trừ những khiếm khuyết này, ngài Thế Thân đã viết bộ A Tỳ Đạt Ma Câu xá luận, một luận thuyết với một hệ thống hoàn chỉnh. Ngài Thế Thân có vẻ như đã mô phỏng theo bộ Tạp A Tỳ Đàm Tâm Luận. Nhưng ngài cũng đã viết thêm 600 câu kệ (kārikā) hoàn toàn mới một cách độc lập và không phụ thuộc vào 600 câu kệ có sẵn trong bộ  Tạp A Tỳ Đàm Tâm Luận, và cũng cung cấp lời giải cho những câu kệ ngài đã viết. So sánh nội dung của hai quyển sách, chúng ta ra rút ra được kết quả sau đây:

Bảng kê ở trên cho thấy rằng bộ Câu Xá Luận đã tinh chế hệ thống của bộ Tạp A Tỳ Đàm Tâm Luận làm cho nó chặt chẽ hơn nữa và đã giúp định hình rõ ràng hơn hệ thống học thuyết của phái Nhất Thiết Hữu Bộ . Hệ thống có cấu trúc như sau:

Trong quá trình soạn bộ Câu Xá Luận, ngài Thế Thân không luôn luôn tiếp nhận quan điểm chính thống của phái Nhất Thiết Hữu Bộ  tại thành Kế Tân. Ngài đến từ Càn-đà-la và tràn đầy tinh thần phê phán. Ngài viết những gì ngài xét đoán là đúng. Bản thân ngài nói là ngài tuân thủ theo chính thống, nhưng ngài thường phê bình nhưng môn đồ phái Nhất Thiết Hữu Bộ từ góc độ những phái phương Tây, nhất là phái Kinh Lượng Bộ. 

Sự phê bình của ngài đã đem lại những phê bình đánh trả từ những học giả theo dòng chính thống Kāśmīra. Pháp sư Tăng-già-bạt-đà-la viết bộ Thuận Chánh Lý Luận và bác bỏ những khẳng định trong bộ Câu Xá Luận. Những học thuyết của phái Kinh Lượng Bộ được thể hiện trong quyển sách này là của hai vị Śrīlāta và Rāma, hai bậc thầy của phái Kinh Lượng Bộ vào thời điểm đó. Quan điểm của hai vị đại diện cho học thuyết đã được phát triển rất nhiều của phái Kinh Lượng Bộ hậu kỳ, và học thuyết này không được tìm thấy trong Luận Đại Tỳ-bà-sa và cả trong bộ Câu Xá Luận. Quyển sách của Pháp sư Tăng-già-bạt-đà-la cung cấp những lời giải chi tiết hơn những lời giải được tìm thấy trong bộ Câu Xá Luận, và nó là một trong những quyển sách tham khảo quan trọng nhất cho công việc nghiên cứu học thuyết của hai phái Nhất Thiết Hữu Bộ và Kinh Lượng Bộ. Nhưng trong quyển sách này và cả trong bộ A Tỳ Đạt Ma Tạng Hiển Tông Luận, Pháp sư Tăng-già-bạt-đà-la đã theo sát hệ thống của Câu Xá Luận.

Sau ngài Thế Thân, không có tác phẩm nào được viết ra trong phái Nhất Thiết Hữu Bộ  để vượt trội hơn bộ Câu Xá Luận của ngài. Đa số tác phẩm sau đó chỉ là những sách luận về bộ Câu Xá Luận. Guṇamati, Sthiramati, ngài Thế Hữu, Dignāga, Yaśomitra, Pūrṇavardhana có thể được nhắc đến trong số những học giả đã bình luận bộ Câu Xá Luận. Trong số những tác phẩm của họ, chỉ riêng bộ luận tiếng Phạn của Yaśomitra còn tồn tại, trong khi chỉ một phần của bộ luận súc tích của Sthiramati còn được lưu lại dưới dạng Hán tự. Những bộ luận của Yaśomitra, Dignāga, và Pūrṇavardhana vẫn còn tồn tại trong bản dịch Tây Tạng. Có thể đề cập ở đây rằng phái Câu Xá của Phật giáo Trung Quốc và Nhật Bản (phái 倶舎 -Duy Thức Tông) đã thành lập trên học thuyết của bảy quyển sách Thắng Pháp căn bản và Bộ Đại Luận, với bộ Câu Xá Luận  đóng vai trò trọng tâm. 

Chúng ta đã khảo sát học thuyết và những tác phẩm của những môn đồ phái Nhất Thiết Hữu Bộ, và ta cho rằng phái này thiết lập dòng Phật Giáo chính lúc bấy giờ. Bên cạnh những tác phẩm được nhắc đến ở trên, còn có bộ Abhidharmāvatāra (Nhập A Tỳ Đạt Ma Luận) của ngài Skandhila (Tắc-kiền-đà-la), thầy của Pháp sư Tăng-già-bạt-đà-la. Vị này được cho là đã viết bộ luận bàn về bộ Phẩm loại túc luận. Bộ Nhập A Tỳ Đạt Ma Luận của ngài Tắc-kiền-đà-la giải thích hiện tượng dựa theo trật tự của năm skandha (uẩn). Ngài Tắc-kiền-đà-la đã từ chối thừa nhận góc nhìn của Luận Đại Tỳ-bà-sa là chính thống. Ngaif đánh giá cao hơn bảy quyển sách Thắng Pháp căn bản. Trong những tác phẩm của phái Nhất Thiết Hữu Bộ , được phát hành xung quanh thời điểm của Bộ Đại Luận, bộ Amṛtarasa-śāstra (阿毗曇甘露味論 – A Tỳ Đàm Cam Lộ Vị Luận) của ngài Śrīghoṣaka, Samayabheda-vyūha- cakra-śāstra (異部宗輪論 – Dị Bộ Tông Luân Luận) của ngài Vasumitra (Thế Hữu) và một số tác phẩm khác đã được dịch sang tiếng Hán. Có một bản dịch tiếng Tây Tạng và ba bản dịch tiếng Hán của tập Dị Bộ Tông Luân Luận. Bên cạnh những bản dịch đó, chúng ta có một quyển sách giảng tương tự với tên Tôn Bà Tu Mật Bồ Tát Sở Tập Luận (婆須菩薩所集論Ārya Vasumitrabodhi-sattva-saṃcita-śāstra). Những bộ śāstras (bộ luận), với chức năng ghi chép lại sự phân biệt giữa những phái và sự tập hợp lại những quan điểm khác nhau, thuộc chung cấp bậc với bộ Ngữ Tông của dòng Phật Giáo Pali. Vì vậy, cho mục đích nghiên cứu những học thuyết khác nhau, bộ Dị Tông Bộ Luân Luận giành được chỗ đứng trên phương diện một quyển sách tham khảo cùng vị trí với Bộ Đại Luận, bộ Câu Xá Luận và bộ Thuận Chánh Lý Luận. 

C. Cẩm Nang Của Các Tông Phái Khác: Ở phần trước, những sách cẩm nang Thắng Pháp của những môn đồ Nhất Thiết Hữu Bộ đã là chủ đề chính. Trong phần này, những cẩm nang của những phái khác sẽ được bàn đến. Chúng ta sẽ bắt đầu với phái Chánh Lượng Bộ, một phái dường như được phát triển trong trung tâm Ấn Độ. Đáng tiếc rằng không có nhiều thông tin được truyền xuống chúng ta từ phái này. Trong số những nguyên bản của phái này, chỉ có bộ Sammitīya-nikāya-śāstra (Tam-di-để bộ luận) là được dịch ra Hán tự. Nhưng quyển sách này không quá giá trị. Một bản thảo tiếng Phạn của bộ Abhidharma-samuccaya (A Tỳ Đạt Ma Tập Luận) của phái này đã vừa được phát hiện ra và đã được xuất bản. 

Chúng ta có một bản dịch Hán tự của bộ Satyasiddhi-śāstra (成質論 – Thành Thật Luận) 16 tập, và chúng là bộ sách cẩm nang của phái Kinh Lượng Bộ. Bộ Thành Thật Luận được viết bởi ngài Harivarman (Ha Lê Bạt Ma) là học trò của ngài Cưu-ma-la-đa, người được thuật lại là người sáng lập phái Kinh Lượng Bộ. Trong bộ sách này, quyển Catur-śataka (một thuyết luận được viết thành bốn trăm câu thơ) của ngài Aryadeva (Đề-bà) được nhắc đến bằng tên. Quyển sách này được dịch thành tiếng Hán bởi Kumārajīva vào đầu thế kỷ thứ 5. Dựa trên những cơ sở lập luận này, chúng ta có thể suy ra rằng quyển sách được viết vào khoảng thời gian giữa năm 250 và 350 A.C.. Hiện tại, trong phả hệ của phái Nhất Thiết Hữu Bộ, tu sĩ Ha Lê Bạt Ma được xem là trưởng lão, một nhân vật đến sau ngài Long Thọ và ngài Đề-bà nhưng đến trước ngài Thế Thân. Danh diệu Thế Thân trong phả hệ này được gọi là “Thế Thân trưởng,” người được cho là đã sống rất lâu trước ngài Thế Thân tác giả của bộ Câu Xá Luận. Vì thế, bộ Thành Thật Luận phải lâu đời hơn bộ Câu Xá Luận rất nhiều. Có thể nó đã được viết vào khoảng năm 300 A.C.. Học thuyết của phái Kinh Lượng Bộ, được miêu tả trong quyển sách này, là phái xa xưa hơn học thuyết của phái được trích dẫn trong bộ Câu Xá Luận và bộ Thuận Chánh Lý Luận và nó cho thấy một sự thống nhất quan điểm với học thuyết của phái Thí Dụ Bộ mà đã được nhắc đến trong Luận Đại Tỳ-bà-sa là thuộc về dòng Kinh Lượng Bộ cũ.

Theo truyền thống của phái, ngài Ha Lê Bạt Ma đã học bảy quyển sách Thắng Pháp căn bản, Luận Đại Tỳ-bà-sa của bên phái Nhất Thiết Hữu Bộ, và có thể cả học thuyết của phái Kinh Lượng Bộ. Ngài cũng đã nghiên cứu học thuyết của năm phái (bao gồm phái Đại Chúng Bộ) và những học thuyết khác, trải dài từ những triết lý Đại Thừa của ngài Long Thọ và ngài Đề-bà đến những học thuyết của phái Sāṅkhya (Số Luận), phái Vaiśeṣika (Thắng Luận), và những phái khác. Việc nghiên cứu bộ luận này đã từng rất thịnh hành ở Trung Quốc vào thế kỷ thứ 6, đến nỗi một phái dựa trên quyển sách này đã được thành lập trong nước. Tại thời điểm đó, quyển sách được khẳng định là một quyển sách Đại Thừa, tuy nhiên sự khẳng định đó sau đó đã bị loại bỏ. 

Bộ luận bao gồm 202 chương và bàn về bốn satya (chân lý, Tứ Diệu Đế) về Khổ, Tập, Diệt, Đạo, theo thứ tự đó. Trong phần Mở Đầu, những quan điểm bất đồng của những phái Phật Giáo, liên quan đến hệ thống Thắng Pháp, được liệt kê.  Tất cả những phần luận bàn đều ở dạng vấn đáp. Đối phương, những nhân vật đặt ra câu hỏi trong bộ luận, thể hiện quan điểm của môn đồ Nhất Thiết Hữu Bộ là chính. Do đó, bộ luận là một quyển sách tham khảo có giá trị cho công việc nghiên cứu sự khác biệt giữa phái Nhất Thiết Hữu Bộ  và phái Kinh Lượng Bộ. 

Tiếp theo, chúng ta có Tứ Đế Luận (四諦論), chính là bộ thuyết luận bốn tập bàn về bốn satya (chân lý, Tứ Diệu Đế) dưới bằng Hán ngữ, miêu tả những quan điểm khác nhau của những tông phái Phật Giáo về đề tài tứ đế. Tác giả của bộ luận này mà tông phái chúng thuộc về đều là những ẩn số. 

Tông phái Du-già cũng đã từng cố gắng kết hợp lại những thuyết học của phái Nhất Thiết Hữu Bộ  và phái Kinh Lượng Bộ từ góc độ Đại Thừa. Như đã đề cấp trước, phái này cũng sở hữu vài bộ sách cẩm nang với tựa đề bắt đầu với chữ abhidharma. 

V. Hệ Thống Thắng Pháp của Phật Giáo Nam Tông. Cái mà chúng ta gọi là Phật Giáo Nam Tông là Phật Giáo của phái Trưởng Lão Bộ (hay Theravāda, Thượng Tọa Bộ), với Tích Lan là trung tâm. Gần như tất cả tài liệu liên quan đến hệ thống Thắng Pháp của phái này đều được gìn giữ đến tận ngày hôm nay bằng ngôn ngữ Pali. Có bảy quyển sách Thắng Pháp căn bản thuộc dòng Nam Tông và đối với tác phẩm về sau thì tồn tại bộ Thanh Tịnh Đạo và những bộ luận về bảy quyển sách Thắng Pháp, v.v. Những bộ luận này và bộ Thanh Tịnh Đạo  được quy cho ngài Phật Âm thuộc nửa đầu thế kỷ thứ 5. Luận sư tiền bối của ngài, tu sĩ Buddhadatta (Phật Thọ), cũng từng viết những bộ sách cẩm nang, như là bộ Nhập A Tỳ Đạt Ma Luận. Sau đó, phái Trưởng Lão Bộ ở Tích Lan đã trải qua một thời kì bị lu mờ kéo dài vài trăm năm. Nhưng, trong giai đoạn này, có vài bộ cẩm nang đơn giản đã được viết. 

Sự hồi sinh của học thuật Thắng Pháp bắt đầu vào khoảng thế kỷ 12. Đặc biệt là bộ Thắng Pháp Tập Yếu Luận của ngài Anuruddha (A-nậu-lâu-đà) có một chỗ đứng tất yếu trong phái Trưởng Lão Bộ tương tự như bộ Câu Xá Luận đối với phái Nhất Thiết Hữu Bộ. Sau đó, học thuật Thắng Pháp đã tiếp bước tiến từ bộ sách này và nhiều bộ luận và sách giảng giải về nó đã được viết ra. Không lâu sau đó, trung tâm của học thuật Thắng Pháp đã di dời từ Tích Lan sang Burma (Miến Điện). Từ đó, tại Miến Điện, nhiều sự phát triển đã diễn ra ở đó. Đến tận ngày hôm nay, học thuật Thắng Pháp vẫn được đeo đuổi một cách nhiệt huyết tại Miến Điện. Học thuật Thắng Pháp là linh hồn của học thuật Phật Giáo, và bản thân học thuật và nghiên cứu Phật Giáo được gọi là Thắng Pháp. 

Sẽ rất tiện nếu chúng ta phân chia quá trình phát triển hệ thống Thắng Pháp trong phái Theravāda thành ba giai đoạn như đã được làm với Phật Giáo Bắc Tông: (1) bảy quyển sách Thắng Pháp căn bản, (2) những bộ luận về bảy quyển sách này và những bộ sách cẩm nang, (3) những chú thích phụ dưới chúng. Tuy nhiên, những chú thích phụ dưới những bộ luận chính sẽ không được bàn tới ở đây. 

1. BẢY BỘ SÁCH THẮNG PHÁP CĂN BẢN: Các tài liệu về Thắng Pháp của dòng Phật Giáo Pali xuất hiện trước sự biên soạn bày quyển sách đã được bàn đến. Những quyển sách căn bản Pali về hệ thống Thắng Pháp được gộp lại thành các tập theo thứ tự sau: Pháp Tụ, Phân Tích, Chất Ngữ, bộ Nhân Chế Định, Ngữ Tông, Song Đối, và Vị Trí hoặc Mahāpakaraṇa (Pháp Thú Đại Luận).   

Như đã được đề cập, trong truyền thống Phật Giáo Nam Tông những quyển sách này được quy cho chính Đức Phật. Nhưng, trên thực tế, chúng chắc hẳn được viết trong thời gian kéo dài hai đến ba trăm năm, bắt đầu từ Thế Kỷ Thứ Hai hoặc Thế Kỷ Thứ Ba sau khi Đức Phật nhập Niết-bàn. Những quyển sách có thể được xem như chia thành ba nhóm dựa theo thời điểm chúng được biên soạn: sơ kỳ, trung kỳ, và hậu kỳ. Bộ Phân Tích, Pháp Tụ, Nhân Chế Định thuộc về thời kỳ đầu tiên. Bộ Chất Ngữ Ngữ Tông thuộc về giai đoạn trung kỳ, và bộ Song Đối Vị Trí thuộc về giai đoạn hậu kỳ. 

A. Những Bộ Sách Giai Đoạn Sơ Kỳ: Trong vài đoạn của bộ  Pháp Tụ, bộ Phân Tích và xuyên suốt bộ Nhân Chế Định, những trích dẫn từ Tạng Kinh được giảng giải và đi vào chi tiết. Những nguyên bản này, do đó, dường như thuộc về giai đoạn sơ kỳ. Đúng là phương pháp học thuật được tìm thấy ở giai đoạn trung kỳ đã được tiếp nhận ở vài phần của bộ Pháp Tụ và bộ Phân Tích, nhưng những đặc điểm của giai đoạn sơ kỳ vẫn dễ nhận diện hơn trong những quyển sách này. Vì thế, chúng ta có thể khẳng định chắc chắn rằng chúng thuộc về giai đoạn sơ kỳ. 

Bộ Pháp Tụ giữ vị trí như là một hạt nhân của toàn thể bảy quyển sách. Nó cung cấp những dòng miêu tả chi tiết về cittacetasika-dhamma (tâm và tâm sở) và rūpa-dhamma (sắc pháp), và trước chúng là một một danh sách thuật ngữ được gọi là mātikā (Mẫu Đề).  Cittacetasika rūpa- dhamma là những đề tài cơ bản của Thắng Pháp. Trong bộ Pháp Tụ , những thực thể này được phân tích dưới góc độ đạo lý hoặc có thể gọi là góc độ “nhân quả.” Danh sách tám mươi chính citta-dhamma (tâm pháp, bản chất tâm) và cetasika (tâm sở, những đặc tính và sự đồng phát của tâm) đi cùng với mỗi trạng thái nhận thức cho thấy một cách có chứng cứ rằng quyển sách này đúng ra là một quyển sách thuộc Thắng Pháp giai đoạn trung kỳ, nếu xét trên tiêu chuẩn của phái Nhất Thiết Hữu Bộ  và những phái khác. Nhưng, phương pháp định nghĩa và giảng giải được tiếp nhận trong quyển sách này mang dấu ấn đặc thù của giai đoạn sơ kỳ. Quyển sách này thường bắt đầu tiếp cận vấn đề với thái độ phân tích, mổ xẻ triệt để sự vật thành những thành phần tột cùng căn bản, cho thấy bản chất sự vật là những hiện tượng vô ngã. Có thể là do tầm quan trọng và bản chất căn bản của nó mà nó được đặt ở đầu danh sách. Quyển sách này có thể so sánh được với bộ Vijñāna-kāya và bộ Dhātu-kāya-śāstra nếu nói về nội dung. Điểm khác biệt giữa hai bên là bộ Thắng Pháp của phái Nhất Thiết Hữu Bộ  không chỉ phát triển lý thuyết liên quan đến citta cetasika, mà còn những thuyết liên quan đến rūpa-dharma, những dục vọng bất thiện, tu tập và những đề tài khác, trong khi bộ Thắng Pháp Pali nhấn mạnh phạm vi tinh thần và đã cho thấy một sự phát triển đặc biệt và đặc thù theo hướng đó. Sự khác biệt trong cách tiếp cận giữa hai phái thật sự rõ rệt. Những đồ đệ Nhất Thiết Hữu Bộ có thể được miêu tả là thiên về triết học và siêu hình, trong khi Phật Giáo Pali thì khoa học và thiên về tâm lý học.  

Bộ Phân Tích, tương tự như bộ Pháp Uẩn Luận của phái Nhất Thiết Hữu Bộ , giải nghĩa những hạng mục quan trọng trong học thuyết Phật Giáo, như là năm khanda (uẩn), mười hai āyatana (xứ), mười tám dhātu (giới), bốn sacca (chân lý, Tứ Diệu Đế), hai mươi hai indriya (căn, quyền, lực), mười hai paticca-samuppada (nhân duyên), bốn sati-paṭṭhāna (niệm xứ), bốn sammappadhāna (chánh cần, chánh tinh tấn), bảy bojjaṅga (giác chi), ariya-aṭṭhaṅgikamagga (bát chánh đạo), jhāna (thiền), kilesa (phiền não), v.v. Nhưng trong khi bộ Pháp Uẩn Luận tiếp nhận phương pháp của hệ thống Thắng Pháp thời kỳ đầu, trích dẫn và giảng giải những quyển sách thuộc kinh A-hàm , thì quyển sách này, bên cạnh sử dụng phương pháp giảng Kinh (suttanta-bhājaniya), cũng tiếp nhận phương pháp giảng giải những hạng mục một cách độc lập mà không phụ thuộc vào Kinh theo phong cách Thắng Pháp (Thắng Phápbhājaniya) và theo cách thức giảng giải pañhapuccha (đặt câu hỏi) xuyên suốt hai mươi hai mẫu đề bàn luận (mātikā). Những phương pháp thuộc về giai đoạn trung kỳ. Tác phẩm này gồm có một chuỗi 18 luận thuyết (tập Phân Tích), bản thân tất cả những luận thuyết đều tự túc và hoàn chỉnh, và độc lập đối với nhau. Mỗi Vibhaṅga, theo quy tắc, gồm có 3 phần, một phần giảng giải Kinh, một phần giảng giải Thắng Pháp, và một phần vấn đáp bằng cách đặt câu hỏi và đưa câu trả lời. Nhiều đoạn của tập  Phân Tích cũng được tìm thấy trong tập Paṭisambhidāmagga (Phân Tích Đạo), một bộ mà quyển Phân Tích có nhiều điểm tương đồng trên phương diện nội dung lẫn cấu trúc. 

Bộ Nhân Chế Định là bộ nhỏ nhất trong bày quyển sách về hệ thống Thắng Pháp Pali. Ở trong Phật Giáo Pali có sáu paññātti (chế định): khandha- (uẩn), āyatana- (xứ), dhātu- (giới), sacca- (chân lý), indriya- (căn), và puggala-paññatti (nhân chế định). Trong bộ Thi Thiết Luận của môn đồ Nhất Thiết Hữu Bộ, ba loại loka-hetu (cõi-nhân, nhân sinh cảnh) và karma-prajñapti (nghiệp-chỉ định, hành động chỉ định) được miêu tả, như đã nói trước đây. Bộ Nhân Chế Định, đúng như tên gọi của nó chỉ bàn về Nhân chế định. Trên thực tế, điều này có vẻ không ăn khớp với hệ thống Thắng Pháp, bởi vì một trong những đặc điểm của Thắng Pháp là nó không sử dụng những thuật ngữ mang tính quy ước (pháp tục đế) như là ‘chúng sanh’ (puggala) mà chỉ bàn về nguyên tố (pháp chân đế). Tuy nhiên, quyển sách này, được viết theo ngôn ngữ quy ước được tìm thấy trong Kinh Tạng, và phần lớn nội dung của nó có sự trùng lắp với Tăng Chi Bộ Kinh Bộ và bài kinh Sangiti Sutta (Phúng Tụng) thuộc Trường Bộ Kinh. Những bài kinh từ Tạng Kinh được trích dẫn và được giảng giải đều liên quan đến những thể loại puggala (cá nhân). Quyển sách này rõ ràng là thuộc về Thắng Pháp sơ kỳ. Chương Pudgala trong phần Na-prasna-bhaga của bộ Xá Lợi Phất A Tỳ Đàm Luận tương ứng với tập Nhân Chế Định.

B. Những Bộ Sách Giai Đoạn Trung Kỳ: Chúng ta có bộ Chất Ngữ là một quyển sách của thời kỳ này. Bộ Ngữ Tông cũng sẽ được xem là quyển sách thuộc giai đoạn trung kỳ. 

Bộ Chất Ngữ với 14 chương miêu tả sự liên kết giữa tất cả hiện tượng với khái niệm uẩn (khandha), xứ (āyatana), và giới (dhātu) và tất cả mối liên kết tâm-tâm sở (citta-cetasika) với nhau. Phương pháp học thuật mang tính biện chứng này, bao gồm hàng trăm câu hỏi và câu trả lời, là một trong những đặc điểm của giai đoạn trưng kỳ. Cũng chính là phương pháp này đã được sử dụng trong bộ Giới Thân Túc Luận và bộ Phẩm Loại Túc Luận của phái Nhất Thiết Hữu Bộ . 

Bộ Ngữ Tông theo truyền thống thì được cho là của trưởng lão Moggaliputtatissa (Mục-kiền-liên-tử Đế-tu), chủ tọa Đại Hội Kết Tập tại thành Pātaliputta. Hai trăm mười chín hạng mục học thuyết khác nhau của nhiều phái khác nhau được liệt kê ra trong 23 chương và mỗi hạng mục bị bác bỏ. Quyển sách này có vẻ như được phát triển từ từ và đa số những quan điểm dị giáo được bàn đến đều được gán cho những phái và trong số đó một số phái có lâu đời hơn những phái khác. Bản thân quyển sách không nhắc gì đến tên của những phái. Những cái tên được cung cấp sau bởi những bộ luận. Trong quyển sách này, nhiều đoạn được trích từ Tạng Kinh trao thẩm quyền cho những lý lẽ của quyển sách. Về khía cạnh thuật ngữ được sử dụng lý thuyết được trình bày, quyển sách này có vẻ như thuộc về thời hậu kỳ. Một số học giả đồng quan điểm với truyền thống Pali và chấp nhận quyển sách này thuộc về giai đoạn sau cùng nhất. Những học giả khác cho là bộ Vị Trí là quyển sách sau chót nhất trong tất cả bảy quyển. Những quan điểm dị giáo khác nhau được miêu tả trong quyển sách, theo quan điểm của những bộ luận, gồm có những quan điểm của phái Vajiputtaka, phái Chánh Lượng Bộ, phái Sabbatthivāda, phái Đại Chúng Bộ, phái Kassapīya, phái Andhaka, phái Pubbaseliya, phái Aparaseliya, phái Rājagirika, phái Siddhathika, phái Gokulika, phái Bhaddayānika, phái Mahiṃsāsaka, phái Uttarāpathaka, phái Hetuvāda, phái Vetulyaka (Mahāsuññavāda), v.v. Một trong những số này là phái Bắc Tông được biết đến với tác phẩm Dị Tông Bộ Luân Luận và bộ Đại Sa Luận. Một số khác là những phái Nam Tông mà dòng Bắc Tông không biết đến. Những học thuyết của những phái này có thể được nắm bắt tốt hơn bằng cách nghiên cứu quyển sách này cùng với những nguyên bản và tài liệu của dòng Bắc Tông.

C. Những Bộ Sách Hậu Kỳ: Trong giai đoạn sơ kỳ, những phái nhìn tương tự nhau trên phương diện là những quyển sách Thắng Pháp đầu tiên đã định nghĩa và giảng giải những nội dung của Kinh Tạng (kinh A-hàm) theo phong cách Thắng Pháp, trong khi đó những quyển sách thuộc trung kỳ bàn về những vấn đề liên quan đến cách thức phân loại, miêu tả, và sắp xếp cấp bậc tất cả sự vật và mối liên kết giữa tâm và tâm sở. Nhưng đối với những quyển sách thuộc giai đoạn hậu kỳ, những phái dần dần khác biệt nhau trên phương pháp học thuật và thể hiện ít điểm tương đồng với nhau. Vì thế, chúng ta khó tìm thấy được những điểm tương xứng giữa những quyển sách sau cùng của hệ thống Thắng Pháp Pali và những hệ thống Thắng Pháp của những phái khác. 

Bộ Song Đối bàn về những vấn đề liên quan đến saṅgaha (phân loại và phân cấp bậc) và uppāda-nirodha (sự sanh diệt) của tất cả sự vật, được trình bày đi theo dạng cặp đôi theo phong cách vấn đáp. Quyển sách cố gắng đưa ra diễn giải logic và xác định ranh giới của tất cả những khái niệm học thuyết trên khía cạnh phạm vi và ý nghĩa của chúng. Quyển sách này có thể được miêu tả là một tác phẩm “logic ứng dụng,” nhưng mà cách miêu tả này không hợp lắm và hơi kỳ quặc. Chúng ta có thể nói rằng, phương pháp của nó có phần nào tương tự phong cách vấn đáp của bộ Vedalla thuộc navanga-sasana (Cửu Bộ Pháp Kinh) (hoặc là Vedalla Sutta (kinh Phương Quảng), như đã nhắc đến trước). Nhưng phong cách vấn đáp của bộ Song Đối  thì lại quá bí hiểm gần như là không sao hiểu được đối với những ai mới bắt đầu mà không có một kiến thức sâu sắc về học thuyết Thắng Pháp. Về điểm này, bộ Song Đối giống như bộ Phát Trí Luận, một quyển sách sau cùng của bên phái của những tu sĩ phái  Nhất Thiết Hữu Bộ, cũng là một cuốn sách quá chuyên môn đối với thành phần nhập môn. Tựa đề của tập sách (Song Đối) có thể là bắt nguồn từ cách phân nhóm theo cặp đôi, theo dạng một câu hỏi và sự trình bày công thức ngược lại, được tuân thủ một cách nghiêm ngặt từ đầu đến cuối.    

Bộ Vị Trí rút gọn tất cả mối liên kết hiện tượng thành hai mươi bốn paccaya (duyên) và cân nhắc mọi hiện tượng từ mọi góc độ với sự hỗ trợ của những liên hệ nhân duyên này.  Hai mươi bốn paccaya gồm có: -(1) hetu-paccaya (Nhân duyên), (2) ārammaṇa-paccaya (Cảnh duyên), (3) adhipati- paccaya (Trưởng duyên), (4) anantara-paccaya (Vô gián duyên), (5) samanantara-paccaya (Ðẳng Vô gián duyên), (6) sahajāta-paccaya  (Câu sanh duyên), (7) aññamañña- paccaya (Hỗ tuơng duyên), (8) nissaya-paccaya (Y chỉ duyên), (9) upanissaya-paccaya (Cận y duyên), (10) purejāta-paccaya (Tiền sanh duyên), (11) pacchājāta- paccaya (Hậu sanh duyên), (12) āsevana-paccaya (Trùng dụng duyên, (13) kamma-paccaya (Nghiệp duyên), (14) vipāka-paccaya (Dị thục quả duyên), (15) āhāra-paccaya (Vật thực duyên), (16) indriya-paccaya (Quyền duyên), (17) jhāna-paccaya (Thiền na duyên), (18) magga-paccaya (Ðồ đạo duyên), (19) sampayutta-paccaya (Tương ưng duyên), (20) vippayutta-paccaya (Bất tương ưng duyên), (21) atthi-paccaya (Hiện hữu duyên, (22) natthi-paccaya (Vô hữu duyên), (23) vigata-paccaya (Ly khứ duyên), (24) avigata-paccaya (Bất ly duyên). Một trong số những paccaya (duyên) ở đây, đã được bàn đến ở trong cả hai bộ Phân Tích Đạo  và bộ  Ngữ Tông. Nhưng đây là quyển sách đầu tiên đã gộp chúng lại thành một khối gồm hai mươi bốn paccaya (duyên). Vì là quyển sách thuộc giai đoạn hậu kỳ, nó có những điểm tương đồng với bộ Xá Lợi Phất A Tỳ Đàm Luận, trong đó mười loại nhân duyên được bàn đến, và với bộ Phát Trí Luận, trong đó sáu nhân duyên được bàn đến. Mười nhân duyên trong bộ Xá Lợi Phất A Tỳ Đàm Luận nói chung tương đồng với một số những duyên trong bộ sách Pali. Vì đây là quyển sách khó hiểu nhất và đồ sộ nhất trong bảy quyển, nên đôi khi nó được biết đến với cái tên bộ Pháp Thú Đại Luận. Tương tự như bộ Song Đối, quyển sách này rất khó để hiểu. Vì vậy, đã được cho rằng nếu ai đã tinh thông quyển sách này thì người đó tinh thông tất cả những học thuyết Thắng Pháp. 

2. THỜI KỲ SÁCH LUẬN VÀ SÁCH CẨM NANG: A. Những Bộ Luận Về Bảy Quyển Sách Thắng Pháp Căn Bản. Phong cách của bảy quyển Thắng Pháp rất là súc tích và đối lúc quá trịnh trọng đến mức chúng ra vẻ khô khan và nhàm chán. Khó để hiểu ý nghĩa đích thực của những quyển sách này nếu chỉ đọc riêng chúng không. Vì lý do đó, bên cạnh bản thân bảy quyển sách, những bộ luận giải nghĩa những quyển sách gốc chắc hẳn đã được cung cấp và truyền lại cho những học trò môn Thắng Pháp. Những nội dung của quyển sách gốc có khả năng là được giữ gìn không thay đổi, trong khi đó số lượng những bộ luận càng ngày càng tăng trưởng theo quá trình học thuật và theo sự phát triển của học thuyết. Vì thế, chỉ là lẽ tự nhiên những bộ luận khác biệt lẫn nhau đã xuất hiện như là một hệ quả của sự phân biệt giữa những trường phái và hệ phả. Những bộ luận về Thắng Pháp còn tồn tại đều được quy cho ngài Phật Âm , người đã sống vào nửa đầu thế kỷ thứ 5. Đã được cho rằng ngài đã tham khảo nhiều bộ luận Sinhala để có thể sáng tác những tác phẩm của riêng ngài. Những bộ luận cũ được nhắc đến mà ngài đã tham khảo là những bộ sau: (a) bộ Mūla-aṭṭhakathā (Chánh Tạng Chú Giải) còn được gọi là bộ Mahā-aṭṭhakathā (Đại Chú Giải), được viết bằng tiếng Sinhala, và được bảo tồn trong Đại Tự Viện ở thành Anuradhapura, kinh đô cổ của Tích Lan; (b) một bộ luận được bảo tồn tại Uttaravihāra (Bắc Tự) trong cùng thành phố, còn gọi là Uttaravihāra-aṭṭhakathā;(c) bộ Mahā-paccarīaṭṭhakathā cho là được viết trên một cái bè; (d) bộ Andhaka-aṭṭhakathā được bảo tồn tại Kāñcīpura ở “Āndhara” lục địa Ấn Độ; (e) Kurundī-aṭṭhakathā được bảo tồn  tịnh xá Kurundavelu tại Tích Lan; (f) bộ Sakhepa-aṭṭhakathā, một bộ luận ngắn, hình như được bảo tồn tại phía nam Ấn Độ. 

Thêm vào danh sách những bộ luận trên dường như còn có một bộ luận được biết với cái tựa Porāāaṭṭhakathā (Cổ Luận) hoặc chỉ là bộ Porāā (Tiền Bối)[3]. Thêm nữa, ngài Phật Âm  không chỉ trích dẫn những đoạn từ bộ Phân Tích Đạo và bộ Diễn giải, những bộ luận theo xu hướng Thắng Pháp, mà ngài còn trích từ bộ Milinda Vấn Đạo và bộ Nettipakaraṇa, v.v., là những bộ luận xuất hiện sau Thắng Pháp căn bản. Điểu này cho thấy học thuật Thắng Pháp đã được phát triển một cách đáng kể trước ngài Phật Âm. 

     B. Phái Đại Tự Viện và phái Vô Úy Sơn Tự: Sáu bộ luận cổ được nhắc đến ở trên không phải là độc quyền của riêng mỗi phái Đại Tự Viện. Tại thời điểm đó, có ba phái thuộc về dòng Thượng Tọa Bộ ở Tích Lan, và ba phái này đi theo giáo lý của Chánh Tạng Pali. Ba phái này gồm có Vô Uý Sơn Tự (ở những phần khác của sách đã dùng danh hiệu Dhammarucika), phái Đại Tự Viện và phái Kỳ Viên (còn được gọi là Sagaliya). Những tu sĩ Vô Uý Sơn Tự và Đại Tự Viện đã tranh đua với nhau để giành vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực học thuật và trong hoạt động tu tập. Bộ phái Đại Tự Viện có xu hướng bảo thủ và nghiêm khắc, trong khi phái Vô Úy Sơn Tự thì cấp tiến và rộng rãi. Phái Đại Tự Viện đã nổi trội trong việc tuân theo những giới của Đức Phật và bảo tồn những bộ sách Chánh Tạng với những bộ luận về chúng một cách trung thành. Phái Vô Úy Sơn Tự rõ ràng đã nhiệt huyết hơn trong việc thi hành những phận sự tu tập. Điểm khác biệt này không những được xác nhận bởi những tài liệu bàn về lịch sử của Tích Lan mà còn được xác nhận bởi những sách du hành của những vị tu sĩ Trung Quốc, như là Pháp Hiển và Huyền Trang. Việc những bộ sách Chánh Tạng được lấy từ Tích Lan và dịch sang tiếng Hán sau Thế Kỷ Thứ Ba, ví dụ như kinh Pháp Cú, Atthakavagga (Phẩm Tám) của Kinh Tập, Giải Thoát Đạo, v.v., là những bộ lấy được  từ phái Vô Úy Sơn Tự chứ không phải từ phái Đại Tự Viện, chứng minh tầm ảnh hưởng rộng lớn của những môn đồ Vô Uý Sơn. Tông phái này có vẻ đã phát triển trên lục địa Ấn Độ chứ không chỉ tại Tích Lan. 

C.  Phật Âm, luận sư vĩ đại. Theo truyền thống Pali, ngài Phật Âm  đã sinh ra gần thành Buddhagayā trên lục địa Ấn Độ và đã xuất gia và thọ giới tại tịnh xá Mahabodhi-vihara, trên danh nghĩa một thành viên của phái Abhayagiri. Ở đó ngài đã học Tạng Pali, những khi ngài gặp phải nhiều điểm  tối nghĩa và khó hiểu, đã đi qua Tích Lan để tiếp tục học tập. Ngài được cho là đã viết bộ Atthasalini, bộ luận về tập Pháp Tụ thuộc Thắng Pháp Tạng, trong những ngày ngài còn ở Ấn Độ. Theo như được biết, ngài đã nghiên cứu bộ Giải Thoát Đạo, là một bộ cẩm nang của phái Vô Úy Sơn Tự. Khi ngài đã đặt chân đến Tích Lan, ngài nhận thấy rằng phái Đại Tự Viện cao cấp hơn về học thuật và những bộ luận ngài cho rằng là chính thống. Những học giả phái Đại Tự Viện muốn thử sự uyên bác của ngài, và đã chọn cho ngài một câu kệ từ bộ Nikāya, và yêu cầu ngài diễn giải câu kệ đó. Ngay sau đó, có lời kể lại rằng, ngài Phật Âm  đã viết bộ Thanh Tịnh Đạo , và bộ luận này đã hệ thống hóa học thuyết

của phái Đại Tự Viện. Thỏa mãn với sự uyên bác của ngài, những học giả của phái đã cung cấp cho ngài tất cả những tài liệu mà ngài cần và đã yêu cầu ngài viết những bộ luận về Tam Tạng. Và ngài, được thuyết phục bởi sự chính thống của quan điểm của phái phái Đại Tự Viện, đã thẳng thừng tuyên bố trong những bộ luận của ngài rằng những quan điểm được trình bày trong đó là thuộc về phái Đại Tự Viện và những quan điểm này hợp thức với học thuyết chính thống của Đức Phật. Những tác phẩm của ngài liên quan đến hệ thống Thắng Pháp gồm có bộ Thanh Tịnh Đạo và những bộ luận về bảy quyển Thắng Pháp căn bản.

Bộ Thanh Tịnh Đạo, theo truyền thống Pali, là tác phẩm đầu tiên được viết bởi ngài Phật Âm  sau khi ngài đặt chân đến Tích Lan. Trong Phật Giáo Pali, quyển sách này chứa đựng những giảng giải hay nhất về học thuyết Thắng Pháp, được trình bày một cách cặn kẽ và chặt chẽ. Trong quá trình viết quyển sách này, tác giả dường như đi theo cách thức hệ thống hóa của bộ Giải Thoát Đạo thuộc phái Vô Úy Sơn Tự. Cách tiếp cận của ngài Phật Âm  giống như cách của ngài Thế Thân  thuộc phái Nhất Thiết Hữu Bộ , người đã tham khảo bộ Tạp A Tỳ Đàm Tâm Luận khi ngài viết bộ Câu Xá Luận. Bộ Giải Thoát Đạo, bộ Pali gốc, đã bị thất lạc, đã được phiên dịch sang Hán tự (淨道論Thanh Tịnh Đạo Luận). Tác giả, ngài Xá-lợi-phất, dường như đi trước ngài Phật Âm  cỡ một trăm năm. Việc bộ Giải Thoát Đạo là tác phẩm của ngài Xá-lợi-phất và thuộc về phái Vô Úy Sơn Tự được nhắc đến ở trong ṭīkā (phụ chú giải, tức bộ Paramattha-mañjūsā của kinh Pháp Cú trong bộ Thanh Tịnh Đạo. Sau đây là bảng so sánh cấu trúc và nội dung của bộ Giải Thoát Đạo và bộ Thanh Tịnh Đạo :


Sự so sánh này cho thấy rằng cả hai quyển sách đều miêu tả quá trình để đặt được mục đích giải thoát qua việc tu tập, theo thứ tự śīla (giới), samādhi (định), và paññā (huệ). Hai quyển sách này trùng khớp với nhau khi nhìn đường nét ngoài, những bộ Thanh Tịnh Đạo  bàn về những đề tài một cách bao quát hơn. Những nội dung học thuyết của chúng nhìn chung thì có sự trùng khớp, nhưng có sự bất đồng về những điểm chi tiết. 

Ba bộ luận sau đây về những quyển sách Thắng Pháp căn bản được quy cho ngài Phật Âm  gồm có: (a) Bộ Atthasalini: đây là bộ luận về bộ Pháp Tụ . Ngài Phật Âm  đã viết bộ Atthasalini trước khi ngài đi qua Tích Lan. Có khả năng là bản gốc của quyển sách này không giống như quyển sách mà chúng ta có được ngày hôm nay. Kể cả văn bản còn tồn tại cho thấy có vài điểm khác biệt giữa giữa bộ Atthasalini và bộ Thanh Tịnh Đạo  với những bộ luận khác của ngài Phật Âm . Điều này tăng khả năng cho giả thuyết rằng nguồn gốc quyển sách đã được viết trên lục địa Ấn Độ và sau đó được chỉnh sửa đến một mức nào đó, nhưng vẫn còn lưu giữ những dấu hiệu của sự ảnh hưởng của phái Vô Úy Sơn Tự trên phương diện phong cách và nội dung. Trong quyển sách này, có một số luận giải học thuyết được tìm thấy mà lại không có mặt ở những bộ luận khác. Điều đó làm cho quyển sách này thành tất yếu cho việc nghiên cứu kỹ lưỡng Thắng Pháp Tạng. (b) Bộ Sammohavinodanī: phần lớn nội dung của bộ luận về bộ Phân Tích đồng quan điểm với Thanh Tịnh Đạo. (c) Bộ Pancappakarana-atthakatha (): những bộ luận về năm quyển còn lại của bộ sách Thắng Pháp căn bản được gộp lại thành một tập, cho phép chúng ta  thu thập được những luận giải cụ thể về học thuyết. 

Nên được bàn thêm ở đây rằng mặc dù không được xem là tác phẩm của ngài Phật Âm , những bộ luận bàn về bộ Phân Tích Đạo và bộ Diễn giải cũng nên được tham khảo trong nghiên cứu Thắng Pháp. Biết rằng những quan điểm nằm trong những bộ luận này đồng quan điểm gần như hoàn toàn với nhau dù cho chúng có phải là tác phẩm của những tác giả khác hoặc là của ngài Phật Âm , dường như khi ngài Phật Âm  viết những bộ luận của ngài, ngài đã từ chối chia sẻ những ý kiến cá nhân của ngài, và lấy tất cả tài liệu từ những bộ luận Sinhala. Theo phương diện này, ngài khác với ngài Thế Thân , tác giả cả bộ Câu Xá Luận. Chính xác hơn, ngài giống tác giả của bộ Đại Tỳ-bà-sa Luận

D. Những Bộ Cẩm Nang Học Thuyết Khác. Những quyển sách của ngài Phật Âm  quá đồ sộ và khó khăn cho người mới bắt đầu. Do đó, đã phát sinh nhu cầu những quyển cẩm nang viết theo phong cách đơn giản và súc tích hơn. Để thỏa mãn nhu cầu học thuật, vài bộ sách cẩm nang về Thắng Pháp đã được viết ra trong quá trình năm hoặc sáu trăm năm sau thời kỳ của ngài Phật Âm , cũng là thời kỳ tăm tối của phái Theravāda. Tại một thời điểm say đó, chín quyển sách sau đây ở Miến Điện được xem như những bộ cẩm nang tiêu biểu cho học thuật Thắng Pháp: bộ Nhập A Tỳ Đạt Ma Luận, bộ rūparūpa-vibhaga, bộ Sacca-saṅkhepa, bộ Mohavicchedanī, bộ Nāmarūpa-samāsa, bộ Thắng Pháp Tập Yếu Luận, bộ Paramattha-vinicchaya, bộ Namarūpa- pariccheda, và bộ Namacara-dipaka. 

Hai bộ đầu tiên được viết bởi ngài Phật Thọ, một nhân vật đương đại với ngài Phật Âm. Ngài đã viết một số bộ cẩm nang về Thắng Pháp và bộ Vinaya (Luật Tạng), dựa trên những bộ luận của ngài Phật Âm. Thái độ của ngài không quá thận trọng như ngài Phật Âm, và ngài thể hiện ý kiến mình một cách thoải mái. Quyển sách đầu tiên, Nhập A Tỳ Đạt Ma Luận, là cuốn sách tóm tắt Thanh Tịnh Đạo; được viết theo dạng kệ, nó được trân trọng và nghiên cứu như là quyển sách tiêu biểu nhất thuộc thể loại này đến khi sau đó bộ Thắng Pháp Tập Yếu Luận xuất hiện. Quyển sách thứ hai, bộ rūparūpa-vibhaya, viết theo kiểu văn xuôi, được viết với mục đích cho người mới bắt đầu sử dụng. Trong những quyển sách của ngài Phật Thọ, thực thể được phân loại thành bốn nhóm: citta (tâm), cetasika (tâm sở), rūpa (sắc), nibbāna (vô vi); những khái niệm hiểu như những hiện tượng nhất thời được gọi là paññātti và được phân loại và giải thích. Lý thuyết và những cách thức phân loại này là một sáng kiến mới và chưa được ai nghĩ ra kể cả trong những tác phẩm của ngài Phật Âm . Những sáng kiến này được phát triển đến dạng cuối cùng trọng bộ Thắng Pháp Tập Yếu Luận sau đó.

Quyển sách thứ ba, bộ Sacca-saṅkhepa, đã được quy cho vị Dhammapala. Để phân biệt được vị này với ngài Maha Dhammapala, luận sư lừng danh nhất sau Phật Âm , từ chỉ tước Cula (tiểu) được thêm vào danh hiệu của vị này. Vị Dhammapala Cula có vẻ đến sau ngài Maha Dhammapala một chút. Quyển sách này, một quyển sách nhỏ viết theo kiểu văn xuôi, phù hợp với những người nhập môn nên không chứa đựng những phát triển học thuyết mới hoặc những đặc thù mới mẻ. Ngài Maha Dhammapala, ngoài việc viết chú thích cho một số Kinh của bộ Khuddaka Nikāya (Tiểu Bộ), được xem là đã viết Paramattha-mañjūsā, một chú thích phụ (tika) về bộ Thanh Tịnh Đạo của ngài Phật Âm , và Paramatthappakasini, một chú thích phụ cho những bộ luận của ngài Phật Âm về bảy cuốn Thắng Pháp. Tác phẩm của ngài rất hữu dụng cho những ai mong muốn đi sâu hơn trong việc học và nghiên cứu Thắng Pháp. Do đó, ngài Maha Dhammapala cũng đã đóng góp lớn cho nỗ lực làm sáng tỏ Thắng Pháp. 

Quyển sách thứ tư, bộ Mohavicchedanī, là một tác phẩm của một tác giả người Sinhala tên là Kassapa. Quyển sách thứ năm, bộ Nāmarūpa-samāsa, có tên khác là Khema-pakarana (Luận Thuyết của Khema). Thời điểm chính xác của những tác giả này không ai biết, nhưng có khả năng là họ đương đại với vị Cula-Dhammapala. Những quyển sách nhỏ này mục đích là dành cho những người mới bắt đầu và không có thể hiện chất sáng tạo

Ba quyển sách (từ quyển thứ sáu đến quyển thứ tám trong danh sách) được viết bởi ngài Anuruddha. Thời gian của hoạt động sáng tác của ngài cũng là một ẩn số. Đánh giá trên việc ngôn ngữ của những văn bản này gồm có những từ Pali được Phạn hóa và việc những văn bản này được viết vào nửa sau của Thế Kỷ Thứ Mười Hai, có thể cho rằng ba quyển sách này được viết vào khoảng Thế Kỷ Thứ Mười Một, khi ngôn ngữ Pali bắt đầu bị ảnh hưởng bởi ngôn ngữ Phạn. Bộ Thắng Pháp Tập Yếu Luận là quyển sách có thẩm quyền nhất trong ba quyển sách. Trong bộ cẩm nang ngắn này, học thuyết Thắng Pháp của phái Đại Tự Viện được tóm lược một cách rất là khéo léo. Bản thân quyển sách quá súc tích và khó khăn đối với những ai không được sự đào tạo chuyên môn. Nhưng một số bộ luận đã được viết về nó. Trong học thuật Thắng Pháp dòng Pali ở thời điểm sau, quyển sách này và những bộ luận về nó là những lời chỉ dẫn không thể thiếu cho đến ngày hôm nay. Quyển sách về tổng quát là một tác phẩm mạch lạc và có


hệ thống. Cách thức phân loại và liệt kê những cetasika (tâm sở) và rūpa (sắc pháp), cách giảng giải về paññātti (khái niệm, chế định), v.v., đã được hoàn thành trong quyển sách này. Quyển sách có thể được xem là đại diện cho đỉnh cao của sự phát triển học thuyết Thắng Pháp. Góc nhìn của quyển sách này tương đồng với góc nhìn của tập Câu Xá Luận. của phái Nhất Thiết Hữu Bộ. Bộ luận nổi tiếng nhất về quyển sách này là bộ Abhidhammattha-vibhāvanī của ngài Sumaṅgala vào khoảng thế kỷ 11 hoặc thế kỷ 12. Quyển sách thứ bảy và thứ tám trong danh sách là những quyển cẩm nang dành cho cho những người nhập môn, nhưng lại không được đánh giá cao như bộ Thắng Pháp Tập Yếu Luận.

Quyển sách thứ chín là tác phẩm của vị Saddhamma-jotipala, một tu người Miến Điện. Tên tiếng Miến Điện của vị là Chapada. Ngài  đã đi đến Tích Lan để học tập vào cuối thế kỷ 12 và đã xuất gia và thọ giới tại đó.[4] Vị Chapada đã giới thiệu Giáo Hội Sinhala đến Miến Điện. Tại thời điểm đó phái Mahavira đã phát huy hết sức mạnh trong cả hai lĩnh vực học thuyết và hoạt động tu tập. Sau thời gian mười năm tại Tích Lan, vị Chapada đã quay lại Miến Điện, đem theo với vị Phật Giáo Sinhala và một số tài liệu về dòng Phật Giáo này. Theo đó mà nền tảng học thuật Thắng Pháp được thành lập tại Miến Điện. Ngoài bộ Nanacara-dipaka, vị Chapada cũng đã viết bộ Visuddhimagga-ganthipda, quyển cẩm nang cung cấp giải nghĩa về những thuật ngữ khó của bộ Thanh Tịnh Đạo, v.v. Sau đó, trung tâm học thuật Thắng Pháp di dời từ Tích Lan đến Miến Điện và tiếp tục đến tận ngày hôm nay.

                                KŌGEN MIZUNO



[1] Một số thông tin được cung cấp trong bài viết này cũng xuất hiện ở những bài viết khác, đôi khi chi tiết hơn, theo chủ đề riêng biệt chẳng hạn như người và sách, ở đây được liệt kê thành từng mục. Thông tin được lặp lại ở đây phù hợp với nguyên tắc được áp dụng trong Bách khoa toàn thư này về việc tạo ra từng bài viết, càng độc lập càng tốt.-G. P. M.

[2] Đối với cách giải thích khác (của Oldenberg và Horner) xem ABHIDHAMMA, ft.nts. 24, 26.-Ed.

[3] Xem s.v. PORĀĀ–G. P. M.

[4] Ngày tháng 3 thế kỷ sau đc gợi ý cho ông, xem A. P. Buddhadatta Thera trong UCR. IX, 1. pp. 69 ff. Hoặc s.v. CHAPPAṬA.-G.P.M.