ABHIDHARMA-KOŚA-VYĀKHYĀ

ABHIDHARMAKOŚAVYĀKHYĀ, tên chú giải của Yaśomitra[1] về Abhidharmakośa của ngài Thế Thân. Tác phẩm này, may mắn thay, được lưu giữ trong bản gốc tiếng Phạn.  Bản dịch tiếng Hán không còn nhưng bản dịch tiếng Tây Tạng của Visuddhasimha và Dpal-brtsegs thì còn[2]. (Cordier, III, trang 395; TM . Số 4092).

Chú giải của Yaśomitra tuân theo phong cách của các triết gia Ấn Độ giáo và bàn luận các câu hỏi được đặt ra liên quan đến các quan điểm triết học của chúng, nhưng không cung cấp vṛtti hoặc nghĩa đen.  Tác phẩm này được chia thành 8 chương, mỗi chương được gọi là Kośasthana – ‘kho chứa’. Chương đầu mở đầu bằng việc bàn luận về pháp, được cho là có hai loại – sāśrava (hữu lậu), dẫn đến tái sinh, anāśrava (vô lậu), hoặc pháp đưa đến giải thoát khỏi ràng buộc của sự hiện hữu phàm tục.  Sau đó là mô tả về 12 cơ quan hữu tình cấu tạo nên sắc; chúng bao gồm 5 căn (cơ quan cảm giác), mắt, tai, … và 7 dục được gọi chung là adhyātmika-dhātu. 


Chương 2 đề cập đến các indriya (căn), được tính là 22.  Chương 3 đề cập đến những thứ bậc khác nhau của chúng sinh cõi dục giới (kama-dhātu). Chủ đề của chương 4 là mối quan hệ mà nghiệp của chúng ta mang lại cho kiếp sau, với trạng thái tốt hay xấu tương ứng mà chúng ta gặp phải trong luân hồi (saṃsāra).  Chương 5 mô tả sự đau khổ (duḥkha) đến từ luân hồi tái sinh.  Chương 6 đề cập đến định (samādhi) và thành tựu (sampādana) tuệ quán (vipaśyanā).  Chương 7 đề cập đến trí tuệ (jñāna) có hai loại, một loại trí tuệ thế gian (laukika) và hữu lậu (sāśrava), và hai là trí tuệ xuất thế gian (lokottara) và vô lậu (ansāśrava) hay trí tuệ phát sinh từ thiền định yoga. Chương 8 giảng giải về samādhi hay sự định tâm (cittaikagratā) giúp diệt trừ mọi ràng buộc của sự hiện hữu (vajropamena samādhinā sarvayo-janaprahārṇaṃ kṛtvan).

Nhìn chung, có thể nhận xét rằng các chú giải của Yaśomitra đúng về mặt ngữ pháp và chính xác về mặt triết học.  Trong cách chọn từ, ông tuân theo tông phái ngữ pháp Panihi.  Trong triết học, ông tuân theo bản Kinh tiêu chuẩn và chỉ tên một cách chính xác là ‘Kinh lượng bộ’.  Chúng ta không thực sự sở hữu tất cả các nguồn mà ông dựa vào. Tuy nhiên, những nỗ lực của Yaśomitra thể hiện sự cống hiến đó đối với Phật giáo, được thể hiện qua các luận thuyết triết học của các Bà-la-môn đối với kinh Vệ-đà mà họ trích dẫn ở mọi bước. Yaśomitra đảm nhận việc phân chia kinh Phật thành Ba Giỏ.  Ông đề cập khá thường xuyên đến các tác phẩm bị thất lạc. Đối với những nguồn nổi tiếng hơn, ông đặt tiền tố cho danh hiệu Ārya (cao quý), hoặc Sthavira (trưởng lão). Các trích dẫn của Yaśomitra đôi khi đầy đủ, đôi khi ngắn gọn. Chúng minh chứng cho sự uyên bác và tính chính thống của ông.  Sự tương hợp giữa tiếng Tây Tạng và tiếng Phạn là duy nhất. Trong số các trưởng lão đáng chú ý được ám chỉ có Aávaj, rất hay gặp trong các bản tiếng Phạn từ Nepal.  Chúng ta cũng bắt gặp Dharmatrāta và Buddhadeva.  Hơn nữa, chúng ta còn hay gặp Gunamati và đệ tử của ông là Ngài Thế Hữu hơn, cả hai đều đi trước Yaśomitra với tư cách là nhà chú giải Abhidharmakośa của Ngài Thế Thân. Tiếp theo, chúng tôi chú ý đến Saṅghabhadra, Bhadanta Śrīlabha, Ārya Dharmagupta, Ācārya Manoratha và Bhadanta Ghoṣaka.

Có hai hoặc ba tựa quyển được coi là không có nguồn gốc từ Phật giáo, chẳng hạn, Nigrantha-śāstra, có lẽ là một tác phẩm của Kỳ Na Giáo. Ngoài ra còn có một sự ám chỉ đến Śatarudrīya của Vyāsa, chắc chắn là một bộ luận của Bà-la-môn. Trong các giáo phái ngoại đạo được Yaśomitra đề cập có Pāṇḍaras, Pāśupatas, và Kāpālikas. Hơn nữa, ông còn bài bác Vaiśeṣikas. Ông thừa nhận rằng các tu sĩ Phật giáo hoàn toàn không nhất trí với nhau về một số vấn đề triết học gây tranh cãi. Những tông phái mà ông trích dẫn thường xuyên nhất, hoặc với mục đích bài bác hoặc tham gia phản đối giáo lý của ông, là những tu sĩ Phật giáo của Duy Ngô Nhĩ và Tích Lan và các tu sĩ Độc Tử Bộ. Kāśmiras thường được đề cập và bị bêu riếu như những kẻ ngoại đạo.

Phương pháp của Yaśomitra không phù hợp với việc tái cấu trúc bản của ngài Thế Thân, sự giảng giải của chính ông được trộn lẫn với những lời của tác giả mà ông diễn giải. Theo đánh giá tệ nhất, Abhidharmakośa-vyākhyā là một bộ gồm các bản và diễn giải triết học.  Không một chủ đề nào mà ông đề cập trong tác phẩm của mình được xem xét theo phương pháp liên tục hoặc theo một cách logic. Tất cả chúng đều bị trộn lẫn và cùng một vấn đề được bàn luận trong một số mối liên hệ trong tác phẩm. Giáo lý của cuốn sách rõ ràng là của tông phái Phật giáo cổ xưa nhất, đó là thuyết vô thần.

Do đó, tác phẩm có tầm quan trọng rất lớn như một kho lưu trữ các lý thuyết siêu hình khác nhau của những Phật tử sơ kỳ. Nó lần lượt đề cập đến các chủ đề khác nhau thu hút sự chú ý của chúng, chỉ ra tính cách của chúng, thông báo các tác giả của chúng, quyết định dựa trên giá trị của chúng bằng sự tế nhị và hiểu biết tuyệt vời, và tạo thành một tác phẩm tham khảo có giá trị tham khảo về chủ đề này.[3]

T. RAJAPATRANA.



[1] Hai Kośasthana đầu tiên được chỉnh sửa bởi S.Lesvi and Stcherbatsky (BB. XXI).

[2] Bendall, trang 25; A. C. Banerjee: Kinh Văn Nhất Thiết Hữu Bộ, trang 73, Nanjio, trang 279.

[3] R. Mitra : Kinh Văn Phật giáo Nepal, trang 3-5; G. K. Nariman : Phật giáo tiếng Phạn, trang 279-286; Winternitz : Lịch sử Kinh văn Ấn Độ, II, trang 856; L’ Inde Classique, Tome II, phần 2019.