ABHIDHĀNAPPADῙPIKĀ
ABHIDHĀNAPPADῙPIKĀ, từ điển các từ đồng nghĩa tiếng Pali, được biên soạn bởi trưởng lão Mục-kiền-liên trú tại Tịnh xá Kỳ viên ở Polonnaruwa (Tích Lan) dưới triều đại của Parākramabāhu Đại đế (1153-1186 A.C.). Tác phẩm có thẩm quyền cao nhất, giữ vị trí trong kinh văn Pali giống như Amarakośa nổi tiếng bằng tiếng Phạn.
Như vậy, chúng ta tìm thấy 32 danh hiệu của Đức Phật, 46 danh hiệu của Niết-bàn, 20 danh hiệu của vua trời Đế Thích, chỉ đề cập đến ba trong số 179 mục của quyển đầu tiên về Cõi trời (sagga-khaṇḍa). Quyển thứ hai về cõi đất (bhū-khaṇḍa), được chia thành 6 chương về trái đất như đất (bhūmivagga); về thị trấn (pura-vagga) bao gồm, chẳng hạn, 24 từ đồng nghĩa với ngôi nhà; một chương về con người (nara-vagga), đưa ra, chẳng hạn, 10 từ đồng nghĩa với đàn ông, 15 từ đồng nghĩa với phụ nữ, nhưng 24 từ đồng nghĩa với người trí, với nhiều chi tiết về giải phẫu, y phục và đồ gia dụng của họ; một chương về thứ bậc xã hội của 4 giai cấp (catubbaṇna-vagga) với số lượng lớn nhất các tiếng lóng (19) dành cho kẻ thù của mỗi giai cấp; một chương về vườn rừng (araññadi-vagga) và một chương về cõi âm (pātala-vagga) bao gồm tất cả những gì không phải là đất rắn chắc, ví dụ như địa ngục, đại dương và hoa súng. Quyển thứ ba là sách hỗn tạp (sāmañña-khaṇḍa) và có 4 chương về các đặc điểm phân biệt (visessādhīna-vagga), các mục hỗn hợp (saṅkiṇṇa-vagga), các khía cạnh đa dạng (anekattha-vagga) và các tiền tố không biến cách (avyaya-vagga).
Toàn bộ tác phẩm liệt kê tất cả các mục này trong 1203 khổ thơ tứ tuyệt.
Abhidhānappadīpikā-ṭīkā (Chú giải Danh Nghĩa Minh Đăng Kinh) được biên soạn bởi Caturangabala ở Vijayapura, một chú giải tiếng Myanmar của Nānăvăsa, và một mục lục chi tiết với các ghi chú ngữ pháp, Abhidānappādīpikā-sūci, bởi một tu sĩ Phật giáo Tích Lan, Waskaḍuwē Subhūti vào năm 1883.
H. G. A. v. Z.
THAM KHẢO: Fausböll, JPTS. 1883, trang 150 ; Francke, Gesch. và Krit. trang 65.