ĀBHIDHAMMIKA
ĀBHIDHAMMIKA, người chuyên nghiên cứu về Thắng Pháp[1].
Từ rất sớm, các nhóm tu sĩ đã cống hiến hết mình cho việc nghiên cứu chuyên sâu và trì tụng các phần khác nhau của kinh điển. Chắc chắn, việc ít sử dụng chữ viết vào thời đó và nhu cầu lưu truyền kinh thiên đã khuyến khích hệ thống này, theo đó kinh điển được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và được bảo tồn. Những tu sĩ này được biết đến với những cái tên cho biết bản chất chuyên môn của họ. Như vậy, Suttantika (Kinh Sư) là những vị thông thạo Kinh tạng; Vinayadhara (Luật Sư), chuyên về Luật, và Ābhidhammika, Thắng Pháp Sư[2]. Một nhóm Ābhidhammika được gọi là Abhi Dhammika Vn, cũng như một nhóm Suttantika được gọi là Suttantikaga (Vism. 76). Trong một số vấn đề, Abhidhammikagana có quan điểm khác với Suttantikagana.
Trong Atthasālinī (trang 17) chính Đức Phật được mô tả như là Ābhidhammika đầu tiên: Sammā– sambuddho ’va paṭhamataram Ābhidhammiko. Trong số các đệ tử của Đức Phật, Ābhidhammika lỗi lạc nhất là ngài Xá-lợi-phất. Những người kế tục Ngài, truyền đạt Thắng Pháp cho đến thời điểm của Cuộc Kết tập kinh điển lần thứ ba được cho là Bhaddaji, Sobhita, Piyajāli, Piyapāla, Piyadassī, Kosiyaputta, Siggava, Sandeha, Moggalīputta, Visudatta, Dhammiya, Dāsaka, Sonaka, Revata và những người khác. Thắng Pháp được Mahinda, Iddhiya, Uttiya, Bhaddanāma và Sambala mang đến Tích Lan và được các đệ tử của họ nối tiếp nhau gìn giữ (DhsA. 32).
Các Ābhidhammika rất được kính trọng. Họ được coi là vượt trội so với Suttantika và Vinayadhara. Điều này rõ ràng từ các tài liệu tham khảo kinh văn và các văn khắc. Trong Atthasālinī (trang 29), Đức Phật được tường thuật là đã nói rằng Luận sư là những giảng sư chân chính, trong khi những Vị khác mặc dù có thể thuyết giảng giáo lý nhưng không phải là giảng sư tài ba. Chú giải Trung bộ kinh cũng khẳng định
Ābhidhammika vượt trội hơn những vị không phải Ābhidhammika[3]. Trong Bản khắc trên đá Mihintalē của Mahinda IV vào nửa sau của thế kỷ thứ 10, những vị giảng giải Thắng Pháp rõ ràng được kính trọng hơn những vị giảng giải về Kinh và Luật, vì nó nói rằng họ sẽ nhận được 12 phần (vasag) so với 7 và 5 của hai vị còn lại (EZ. I, 85, 100).
Tài liệu tham khảo được tạo cho từng Ābhidhammika là những tu sĩ rất được kính trọng. Trong các chú giải, nổi bật nhất trong số đó là Ābhidhammika Godatta.
Từ Ābhidhammika được tìm thấy trong các tác phẩm hậu kinh điển, tác phẩm đầu tiên có lẽ là Mi Lan Đà vấn đạo (17, 341). Trong kinh điển, vị giỏi sáng tác thơ kệ từ giáo lý của Bậc đạo sư được gọi là Dhammadharo, Vinayadharo, Mātikādharo (ví dụ, Vin. II, 299). Thuật ngữ Mātikadhara rất có thể là tiền thân của thuật ngữ Ẫbhidhammika sau này.
Luận Sư thường được đề cập nhiều nhất trong các chú giải. Trong Atthasālinī (trang 17) có ám chỉ đến các Ābhidhammika vào thời Đức Phật Ca-diếp và Sumaṅgalavilāsinī nói về 8 vị Tỳ-kheo Ābhidhammika đến giúp vua Duṭṭhagāmani. Chuyện kể rằng vị vua này bị mất ngủ trong suốt một tháng vì niềm vui chiến thắng Tamils và chính 8 vị Luận Sư đã giúp ông ngủ thành công bằng cách tụng bài Tâm song đối luận của Thắng Pháp Tạng (DA.II, trang 640). Ngài Pháp Hiển và ngài Huyền Trang cũng từng đề cập đến Ābhidhammika. Ngài Pháp Hiển nói rằng vào những ngày nhất định, các bậc thầy của Thắng Pháp sẽ cúng dường bảo tháp được xây dựng để tôn vinh Thắng Pháp[4], Ngài Huyền Trang cũng chú thích trong mô tả về Mathura (Muttra) của mình rằng vào những ngày nhịn ăn những người nghiên cứu Thắng Pháp sẽ lễ kính bảo tháp được dựng lên để tưởng nhớ ngài Xá-lợi-phất (Beal : Buddhist Records of the Western World, trang 180). Xem thêm ĀBHIDHĀRMIKA.
L. R .G.
[1] Abhidhammaṃ adhīto ābhidhammiko : Kaccāyanavutti (ấn bản tiếng Sinhala , 1904, trang 80). Xem thêm trang 71 và Saddanīti (Helmer Smith, 1928), trang 786 và 809.
[2] Ngoài ra còn có các Bhāṇaka, tu sĩ trì tụng các phần của Kinh tạng. Trong trường hợp của tất cả các chuyên gia này, thực tế là họ nghiên cứu chuyên sâu về một phần của kinh điển không có nghĩa là họ không nghiên cứu phần còn lại của kinh điển.
[3] Anabhidammiko hi dhammaṃ katheto, ayaṃ sakavādo, ayaṃ paravādo’ ti na jānati . . . Ābhidammiko sakavādam sakavādaniyāmen’ eva paravādaṃ paravādaniyāmeneva dīpeti: MA. II trang 256.
[4] Legge: Fâ-hien’s Record of Buddhistic Kingdoms, trang 44-46. Những bào tháp này được cho là được dựng lên trong các tu viện ở Madhyadeśa (Trung Ấn)