ABHIDHAMMATTHA-VIBHĀVANῙ

ABHIDHAMMATTHA-VIBHĀVANῙ, một phụ chú giải (ṭīkā) của tập Abhidhammattha-saṅgaha (Thắng Pháp Tập Yếu Luận) (q.v.) được viết ở Tích Lan bởi ngài Sumaṅgala Ācariya (Gv. 52), một đệ tử của ngài Sāriputta Mahāsāmi (ngài được biết đến ở Miến Điện với tên Nava Vimalabuddhi).  Chú giải của ngài Xá-lợi-phất về cùng một tác phẩm, Abhidhammattha-saṅgaha-porāna-ṭīkā (Thắng Pháp Tập Yếu Luận phụ chú giải) (q.v.), trở nên hoàn toàn lu mờ so với cách giải thích của đệ tử Ngài, vốn là cách giải thích phổ biến nhất và có thẩm quyền nhất về Abhidhammattha-saṅgaha. Ở Miến Điện, nó được gọi là “phụ chú giải nổi tiếng” (ṭīkā gyaw), vì được ngài Ariyavamsa giảng giải một cách xuất sắc, được nhiều người biết đến và được trích dẫn là “Chú giải Tích Lan”.  Trước đó, nó được gọi là “mỹ chú giải” (lakkhaṇaṭīkā, Sāsv. 96) , “do những giải thích trong đó rất phù hợp với chủ đề bàn luận” (Pali Literature of Ceylon, 200).   Một luận sư sau này, Chapaṭa, người cũng đã biên soạn một chú giải về Abhidhammattha-saṅgaha (Sāsv. 116), đã so sánh tác phẩm khiêm tốn của chính mình, cuốn Saṅkhepa-vaṇṇanā, với một con đom đóm, còn tác phẩm Vibhāvanī của ngài Sumaṅgala Ācariya được ví với mặt trăng. Nhưng sau đó, ngài thêm vào một cách hóm hỉnh, “mặt trăng không thể chiếu sáng trong cây tre; nhưng con đom đóm thì có thể” (Pali Literature of Ceylon, 201).

Tác phẩm thời trung cổ vào cuối thế kỷ 12 này gồm 100 lá cọ có chiều dài 18 in-xơ.  Tác phẩm này viết rằng có một số chú giải về Abhidhammattha-saṅgaha đã được biên soạn với những tựa đề sau : Abhidhammattha-saṅgaha- porāna-ṭīkā của ngài Vimalabuddhi; Abhidhammattha-saṅgaha- padārtha- sanne, một bản diễn giải bằng tiếng Sinhala cũng của ngài Vimalabuddhi (ở đây gọi là Đại Trường lão Xá-lợi-phất) ; Abhidhammattha-saṅgaha-padayojanā, của một tu sĩ Phật giáo ở Lāva (có thể là nước Lào?).

Theo Catalogue of Pali Manuscripts của De Zoysa, những bản thảo này hiện không còn ở Tích Lan, những nghiên cứu mới nhất trong lĩnh vực này đã không thành công hơn (K. D. Somadasa: Laṅkāvē Puskolapot Nāmāvaliya).