ABHIDHAMMATTHA-SAṄGAHA-(PORĀṆA-) ṬĪKĀ
ABHIDHAMMATTHA-SAṄGAHA-(PORĀṆA-) ṬĪKĀ. Với tư cách là một bản tóm tắt của giáo lý Phật giáo mênh mông chứa đựng trong danh từ Abhidhamma, không có cuốn cẩm nang nào hữu ích và được sử dụng nhiều hơn cuốn Thắng Pháp Tập Yếu Luận (q.v.). Với hơn tám thế kỷ tồn tại tính đến ngày nay, cuốn sách đã chiếm một vị trí độc tôn với vai trò một cuốn sách vỡ lòng và cẩm nang hướng dẫn cho sinh viên tâm lý học và triết học ở Miến Điện và Tích Lan. Sự xuất sắc của nó với tư cách là một cuốn sổ tay phục vụ cho các nghiên cứu sâu hơn và một bản tóm tắt cho việc tham khảo có sẵn thuận tiện, điều này đã tạo ra một lượng lớn các chú giải cho nó, vốn càng trở nên cần thiết hơn do sự cô đọng của bản tóm tắt.
Nỗ lực sớm nhất được biết đến trong việc biên soạn một bản chú giải của cuốn tập yếu này mà không biến bản thân nó thành một bản tóm tắt khác là cuốn Abhidhammattha-saṅgaha-ṭīkā có tên là Porāṇa-ṭīkā, được cho là của Trưởng lão Vimalabuddhi (Sāsv. 34; Sāsanavaṃsa Dīpa, v. 1223). Ở Miến Điện, tác giả này còn được gọi là Nava Vimalabuddhi, nhưng ở Tích Lan, ngài được biết đến nhiều hơn với tên Xá-lợi-phất Mahāsāmi. Học trò của ngài cũng đã viết một phụ chú giải về Thắng Pháp Tập Yếu Luận có tựa đề Abhidhammattha-vibhāvanī (q.v.), “vẫn được ưa chuộng cả ở Miến Điện và Tích Lan” (Văn học Pali Tích Lan, 173), trong khi cuốn Porana-Tikā “bị coi là quá cũ kỹ” (Triết học Toát yếu, ix) và ít được sử dụng đến mức “người ta không biết đến sự tồn tại của tác phẩm này ở Tích Lan hiện nay” (De Z. p. 4). Ngay cả trong tác phẩm vô cùng toàn diện là Laṅkāvā Puskolapot Nāmāvaliya (K. D. Somadasa) cũng không thể tìm thấy một ghi chép nào. Cuốn Gandhavaṃsa, hay Thư Sử (Minayeff ed.), mặc dù chi tiết hơn nhiều so với cuốn Sāsanavaṃsa (Giáo sử) hay Sāsanavaṃsadīpa, từng đề cập đến tên các tác giả và tác phẩm của một số cuốn chú giải Thắng Pháp Tập Yếu như Dasagaṇḍhivaṇṇanā của Vepullabuddhi và Maṇisāra-mañjusā của Ariyavaṃsa, cũng không có tham khảo nào về bản dịch cổ nhất của cuốn cuốn Triết học Toát yếu, tập Abhidhammattha-saṅgaha-Porāṇa-Ṭīkā.
H. G. A. v. Z