ABHIDHAMMA-MŪLAṬĪKĀ

ABHIDHAMMA-MŪLAṬĪKĀ, hay, tựa chính xác của nó, Paramatthappakāsinī, hay Sattābhidhammagandha -aṭṭhakathāya mūlaṭīkā (Gv. 60), là một bản chú giải về toàn bộ Thắng Pháp Tạng. Vì đây là tác phẩm đầu tiên (ādibhūtattā) trong tất cả các phụ chú giải, nó được gọi là Mūla Ṭikā (Phụ chú giải) (Sāsv. 33). Khác với những chú giải riêng lẻ về bảy tập sách của Thắng PhápTạng, tác phẩm được cho là của một vị A-nan-đà (Vanaratana Tissa) nào đó. Giống như các luận sư khác, chẳng hạn ngài Đại Ca-chiên-diên, Phật Âm, ngài Buddhadatta (Phật Thọ), ngài Phật Âm, vị A-nan-đà này là một người Ấn Độ. Ông gia nhập Tăng đoàn ở Tích Lan và đứng đầu hội Araññavāsī, được thành lập vào đầu thế kỷ thứ 6 dưới triều đại của vua Aggabodhi II, hội chủ yếu sống ẩn cư. Người ta cho rằng ông đã viết tác phẩm này theo yêu cầu của một trưởng lão tên là Buddhamitta (Gv. 69). Mặc dù đôi chỗ có những điểm bất đồng, chẳng hạn như phủ nhận sự tồn tại của một giai đoạn tư tưởng tĩnh lặng, tách khỏi nó khỏi sự sinh và diệt[1], tác phẩm, vốn là phụ chú giải cổ nhất còn lưu lại về Thắng Pháp,[2] rõ ràng là dựa trên các luận giải của ngài Phật Âm.

Một chú giải (anuṭīkā) về Mūla Ṭīkā có tên là Līnathavaṇṇanā, được biên soạn bởi ngài Culla Dhammapāla, dù đôi khi chú giải này được cho là của Dhammapāla Ācariya (ví dụ: Gv. 60 và Sārv. 33). Tuy nhiên, vị Ācariya Dhammapāla này sống trước thế kỷ thứ 7, khi lữ khách Trung Hoa nổi tiếng thời đó, Huyền Trang, đã nhắc đến tên ông. Mặt khác, Tiểu Dhammapāla (Culla Dhammapāla) lại là học trò lớn của vị Ānanda Vanaratana Tissa đã đề cập ở trên. Vì ông là tác giả của Saccasaṅkhepa (q.v.) nên có nhiều khả năng cũng chính ông là người đã biên soạn các chú giải cho cuốn Mūla Ṭīkā của thầy mình.

Theo thời gian, nhiều tông phái khác nhau đã biên soạn các bộ phụ chú giải phụ riêng, và khi những bài viết trở nên quá mâu thuẫn, chúng được ngài Đại Ca-diếp, tác giả của Saddhammasaṅgaha (Diệu pháp Yếu lược), và nhóm tu sĩ uyên bác của ông tại Kỳ Viên Tự ở thành Pulatthipura (Polonnaruva, Tích Lan) xem xét lại sau khi các tông phái đối lập được hòa giải và thống nhất dưới thời vua Parākramabāhu I. Kết quả của việc sửa đổi này là sự ra đời của tập Pañcappakaraṇaṭṭhakathā (Chú giải ngũ thư) gồm ba phần liên quan đến các tác phẩm Thắng Pháp, ngoại trừ chú giải Athasālinī của bộ Pháp Tụ và chú giải Sammohavinodanī của bộ Phân Tích.

Do đó, tác giả của Mūla Ṭīkā có lẽ sống vào thế kỷ thứ 8 hoặc thứ 9, và không nên nhầm lẫn với một vị A-nan-đà khác, người cũng thuộc hội Araññavāsī và là đệ tử của Udumbaragiri Medhaṅkara, học trò của ngài Xá-lợi-phất vào đầu thế kỷ 13, dưới triều đại của vua Vijayabāhu III tại


Jambuddoni (Damba-deṇiya, Tích Lan), dù vị A-nan-đà sau thường được cho là tác giả của Phụ chú giải Thắng Pháp.

Các bản sao viết tay bằng lá cọ của tác phẩm hiện được lưu giữ trong nhiều tự miếu ở Tích Lan, theo K.D.Samadasa: Laṅkāvē Puskolapot Nāmāvaliya, danh mục MSS bằng lá cọ. ở Tích Lan (Colombo, 1959).

H. G. A. v. Z.



[1] Shwe Zan Aung: Triết học Toát yếu. Dẫn nhập. Luận, p. 26.

[2] De Z. p. 3.