ABHIDARMA-HṚDAYA-ŚĀSTRA

ABHIDARMA-HṚDAYA-ŚĀSTRA,     A-p’i-t’an-hsin-lun, hay Abhidharmahṛdaya (Abhidharma-sāra), khôi phục thành tên tiếng Phạn từ bản dịch tiếng Hán của Saṅghadeva, và Hui-yuen năm 391 A.C., của một tác phẩm của Fa-sheng[1]. Nó gồm 10 chương trong 4 tập và dày 96 trang.  Nội dung của chúng như sau : 1. Mở đầu; 2. Dhātu (Giới); 3. Saṃskāra (Hành); 4. Karma (Nghiệp); 5. Anuśây (tùy miên) ; 6. Āryapudgala (Bậc Thánh); 7. Trí tuệ ; 8. Samādhi (Định); 9. Shu-to-lo (Bài kinh); 10. Hỗn tạp, và, 11. Bàn luận.

Ở đây cũng có thể đề cập đến hai tác phẩm khác là những chú giải của tác phẩm kể trên.  Ở dạng khôi phục, tựa đề của chúng được đọc là Dharmottara-Abhidharma-Hṛdaya-Śāstra (Thắng Pháp Tâm Luận của ngài Pháp Thắng) và Tạp (theo Nanjio Saṃyukta-) Abhidharma-Hṛdaya-Śāstra (Tạp Thắng Pháp Tâm Luận). Dharmottara-Abhidharma-Hṛdaya-Śāstra được biên soạn bởi tác giả Upaśānta (Upajita, theo Beal) được dịch thành dạng hiện tại bởi Narendrayaśas (563 A.C.), thuộc nhà bắc Tshi.  Tác phẩm này gồm 10 chương trong 6 tập và dày 139 trang (Beal, trong tác phẩm đã trích dẫn, 82 : “2 tập ; 6 Kiouen” ) . Nội dung của tác phẩm này giống như những nội dung đã đề cập ở trên, ngoại trừ không có phần 11.  Tác phẩm này không được tìm thấy ở Tây Tạng.  Abhidharma-Hṛdaya-Śāstra (Thắng Pháp Tâm Luận) của ngài Pháp Thắng được đề cập bởi Tao-yen (thế kỷ thứ 5) bên cạnh Phát Trí Luận và như thể có trước tác phẩm này của ngài Ca-chiên-diên tử (Nanjio, Số 1294 và Takakusu, sách đã trích dẫn).  Ngược lại, Saṃyukta-Abhidharma-Hṛdaya-Śāstra là một tác phẩm gồm 11 chương trong 16 tập, dày 362 trang (Beal, trong tác phẩm đã trích dẫn, 82, “5 tập ; 11 Kiouen”) và được biên soạn bởi Pháp Cứu, người mà tên của ông được Nanjio khôi phục là Đạt-ma-đa-la, trong khi Takakusu phỏng đoán có thể là Dharmatara, một phỏng đoán mà ông ủng hộ bởi thực tế là cái tên đó được ghi là Ta-mo-to-lo trong chương mở đầu.  Takakusu còn khác với Nanjio ở chỗ ông chỉ đề cập đến Sanghavarman là dịch giả của tác phẩm hiện tại, trong khi Nanjio nói rằng tác phẩm này là bản dịch của Sanghavarman và một số dịch giả khác[2], 434 A.C., thuộc triều đại nhà Tống trước đó.  Nội dung của tác phẩm này khác với nội dung của hai tác phẩm trên ở chỗ phần 11 ở dạng ‘Kết luận’.  Tác phẩm này cũng không được tìm thấy ở Tây Tạng.  Trong quyển này, Abhidharma-vibhāṣā (Thắng Pháp-tỳ-bà-sa) được đề cập như là thẩm quyền cho việc giảng giải của tác giả.  Hui-chi (thế kỷ thứ 6) khẳng định rõ ràng rằng quyển này thuộc tông phái Nhất thiết hữu bộ (Nanjio, số 1287; Takakusu, sách đã trích dẫn).  Saṃyukta-Abhidharma-Hṛdaya-Śāstra cũng được dịch bởi Īśvara trong 10 tập vào năm 426 A.C.; và vào năm 431 A.C., bản dịch của ông được Gunavarman tiếp tục, do đó nó được hoàn thành trong 13 tập.  Nhưng toàn bộ bản dịch đã bị thất lạc hoàn toàn vào năm 730 A.C..

T. R.



[1] Nanjio, số 1288, khôi phục tên này sang tiếng Phạn là Dharmajina (ẽ) trong khi Takakusu diễn giải nó là Dharmottara, JPTS. 1904-1905, trang 140.  Cp. Beal trong Danh Mục Tam Tạng , 83, trích dẫn Jullen (Concordance), người đã đánh đồng Fasheng với Upajita, trong khi nói rằng cái tên này dường như có nghĩa là Dharmajita. De la Vallée Poussin, L’ Abhidharmakośa de Vasilbandhu, Mở đầu, trang xiviii, lxiii và L’Inde Classique, phần 2134, cho là Dharmaśri.

[2] Beal, Ghi chép về Phật giáo của Phương Tây, trang 112, n. 102, trong đó Iśvara (426 B.C.) được cho là dịch giả của Tạp Thắng Pháp Tâm Luận.