ABHIBHĀYATANA

ABHIBHĀYATANA, viết tắt của abhibhū āyatana, có nghĩa là một giai đoạn làm chủ các giác quan. Năng lực làm chủ/nhiếp phục (abhibhavati) này được trình bày chi tiết trong các bài kinh thuộc Trường Bộ Kinh, Trung BộTăng Chi bao gồm tám trạm/miền/khu vực hoặc giai đoạn (āyatana), không nên nhầm lẫn với mười hai lĩnh vực nhận thức (12 xứ) của các cơ quan cảm giác (căn) và các đối tượng cảm giác (trần), vốn được dùng cùng một thuật ngữ āyatana (q.v.).


“Bất kỳ ai, khi ý thức được các đặc tính vật chất bên trong cơ thể, nhìn thấy hình sắc ngoài thân là hữu hạn, đẹp hay xấu, khi người ấy làm chủ được chúng với ý nghĩ: ta biết, ta thấy, và khi thấy rõ được điều đó, vị ấy bước vào trạng thái thiền định, đó là giai đoạn đầu tiên của sự nhiếp phục” (A. IV, 305; M. II, 13, v.v..).

Giai đoạn thứ hai khác giai đoạn thứ nhất ở chỗ các hình sắc ngoài thân, người ấy biết thấy rõ chúng là vô hạn, đẹp hay xấu.

Giai đoạn thứ ba và thứ tư đề cập như nhau về các hình sắc ngoài thân, tương ứng với việc người ấy biết và thấy rõ chúng rõ  là hữu hạn hoặc vô hạn, nhưng trong hai giai đoạn này, vị ấy không còn nhận thức các đặc tính vật chất trong cơ thể, ý thức chỉ bị giới hạn ở các hình sắc ngoài thân.

Bốn giai đoạn còn lại của việc làm chủ các giác quan giống nhau ở chỗ vị ấy không còn nhận thức về các đặc tính vật chất trong cơ thể; chúng khác nhau ở chỗ hình sắc ngoài thân xuất hiện dưới nhiều màu sắc khác nhau như xanh lam, vàng, đỏ và trắng. Và với suy nghĩ ý thức này, người ấy bước vào trạng thái thiền định.

Do đó, các trạng thái thiền định này (jhāna, q.v.) được gọi là các ‘thắng xứ’ (nơi an trú tối thắng) bởi xứ / vị trí (āyatana) mà chúng phát sinh là một trong những hiểu biết tối thắng (abhibū). Dù giống nhau ở chỗ đều là các đề mục (kasiṇa) tham thiền, nhưng chúng khác nhau về cách phát triển (DhsA. 187: samāne pi ārammaṇe bhāvanāya asamānattāya). Ngoại trừ hai giai đoạn đầu, các giai đoạn còn lại không có sự nhận thức về đặc tính vật chất bên trong cơ thể vì đó không phải là đối tượng để nhiếp phục. Ở đây các hình sắc ngoài thân mới là đối tượng cần chế ngự. Những đối tượng này được biết và thấy rõ là hữu hạn do sự suy tầm (vitakka), hoặc vô hạn do si mê (moha); cái đẹp hợp với đặc tính do sân làm chủ, cái xấu do tham dục chế ngự. (ibid. 189; cp. Vism. p. 82 f.).

Do đó, biến xứ “đất” (paṭhavī-kasiṇa) dùng làm mục đích đi vào thiền định (jhāna) được coi là nền tảng để đạt bốn giai đoạn đầu của sự kiểm soát bằng các phương pháp hữu hạn và vô hạn, trong khi bốn đề mục màu sắc được đưa ra làm cơ sở cho bốn giai đoạn sau bằng các phương pháp quán về mỹ tướng và xú tướng, tất cả tùy vào tính cách riêng của mỗi người (Vism. p. 92 f.).

Các giai đoạn nhiếp phục cảm giác sau đó trở thành nền tảng để thoát khỏi sự nhàm chán lẫn ưa thích, sợ hãi lẫn không sợ hãi, lạnh và nóng, đói và khát, tiếp xúc với côn trùng và các loài bò sát, ngôn ngữ xúc phạm và gây tổn thương, cảm giác đau đớn, khốn khổ và thậm chí chết chóc – tất cả những điều này là khởi đầu của mười phước báu (ānisaṃsa) mà người tu tập chánh niệm có thể đoán trước được, và đỉnh điểm của sự nhiếp phục giác quan là sự từ bỏ hoàn toàn các chất gây say tinh thần (āsavānaṃ khaya) và sự giải thoát của tâm và trí (cetovimuttipaññāvimutti: M. III, 97, 99 ).

H. G. A. v. Z.