ABHIṬHĀNA

ABHIṬHĀNA. Thuật ngữ theo nghĩa đen có nghĩa là “thứ nổi bật” và, trên phương diện chuyên môn hơn, nó được sử dụng liên kết với sau phạm lỗi nghiêm trọng được cho là không thể làm được (abbabbo kātuṃ) bởi một người có đầy đủ chánh kiến,[1] tức là người đã chứng đắc được Thánh Quả đầu tiên (sotāpatti, nhập lưu).

Chú giải giải thích thuật ngữ này có nghĩa là “những hành động làm mất phẩm cách” (oḷārikaṭṭhānāni: KhpA. I, trang 189) và chúng bao gồm giết mẹ (mātughāta), giết cha (pitughāta), giết một arahant (A-la-hán) (arahanta-ghāta), làm cho một vị Phật chảy máu (lohituppāda), làm chia rẽ Tăng Đoàn (saṅghaheda) và nhận là tin theo một giáo lý của một người thầy khác ngoài Đức Phật (aññasatthāruddesa, cùng tài liệu). Nhưng cũng là chú giải đó cũng đã ghi nhận một cách diễn giải khác mà cho dù là hơi khác lạ có không bị bác bỏ là sai nhưng đơn thuần chỉ là được quy cho quan điểm của một số người (ekacce), và theo quan điểm đó thì sáu phạm lỗi nghiêm trọng bao gồm sự vi phạm ngũ giới và nhận là tin vào một người thầy dị giáo.[2]

Giữa hai tập hợp những hành động phạm lỗi này, tập hợp đầu đã được nhắc đến trong Aṅguttara Nikāya (Tăng Chi Bộ) cùng với nhiều tài liệu khác như là những hành động mà một người có đầy đủ chánh kiến sẽ không làm. Và ở trong những tài liệu đó, mỗi một hành động phạm lỗi đã được trình bày không phải là những hành động ‘nổi bật’ (abhiṭhāna) mà do đó nghiêm trọng, mà có nghĩa là bất khả thi (aṭṭhāna: A. Ekanipāta, Aṭṭhāna vagga). Những điểm khác biệt về thuật ngữ như vậy đối với một tập hợp những vi phạm thông thường như vậy có thể là do cách những vi phạm này được nhìn nhận bởi hai loại người bản chất khác nhau, một người là “người với đầy đủ chánh kiến” còn người kia là một phàm phu (puthujjana). Xem xét lại ở một góc độ khác, năm vi phạm nằm đầu thược được gọi chung là  pañc’ānantariya kamma, có nghĩa là năm trọng tội dẫn đến quả báo ngay lập tức khi người phạm tội chết (AA. II, 4f.).

H.S.C.



[1] cha cābhiṭhānāniabbhabho kātum–Ratana Sutta, v. 10.

[2] pakati pāṇātipātādīni vā pañca verāni aññsatthārudde-sena saha cha ṭhānāni na karoti yāni sandhāya ekacce cha cābhithānāni ti paṭhanti (KhpA. I, trang 189-90).