ABHIṢEKA (Quán Đảnh, Quán Đỉnh)
ABHIṢEKA (Quán Đảnh, Quán Đỉnh).
I. Ý Nghĩa Của Thuật Ngữ Và Những Tên Gọi Khác Nhau. Thuật ngữ abhiśeka (Pali, abhiseka:Tiếng Tây Tây: dbaṅ-baksur) được viết qua Hán tự bằng nhiều cách. Nó có nghĩa là “rắc nước lên đình đầu,” là phần quan trọng nhất của nghi lễ nhận ngôi của hoàng gia Ấn Độ hoặc là của nghi lễ trao ngôi cho người thừa kế. (Xem PI. IV). Về sau, hình thức rắc nước thành biểu tượng của sự chứng đắc Quả Vị Phật. Trong dòng Phật Giáo bí truyền (Mật Tông), một người đóng vai trò giám sát thực hiện nghi thức giới thiệu và truyền lại những giáo lý bí truyền xuống cho đệ tử của mình. Từ góc độ của một người đệ tử, nước là biểu tượng cho 5 loại trí huệ của chư Phật (Ngũ Trí (….., go-chi): pañcajñāna, bao gồm: 1. dharmadhātusvabhāvajñāna (Pháp giới trí), 2. ādarśa-jñāna (Đại viên kính trí), 3. samata-jñāna (Bình đẳng tính trí), 4. prattyavekṣaṇā–jñāna (Diệu quan sát trí), và, 5. kṛtyānusthāba–jñāna (Thành sở tác trí).
II. Nguồn Gốc. Bộ Hien-yu-king (….., Damamūka-nidāna-sūtra, chương thứ 13, Mūrdhaghatarājā) miêu tả nghi lễ lên ngôi của vua Māndhātri (Mūrdhaghata) như sau: “Rất nhiều hoàng tử cấp dưới đã đến với Māndhātri và đã nói, ‘Vị vua vĩ đại đã băng hà. Xin ngài, hay tiếp ngố.”Nếu ta đủ may mắn để trở thành vua, trả lời Māndhātri, ‘hãy để bốn vị hộ pháp và Indra, Vua của cõi trời, đến chứng giám cho ta. Thì lúc đó ta sẽ lên lấy ngôi.” Khi vị vua đã phát nguyện này, bốn vị thần cùng một lúc phát sáng ở đó. Mỗi một vị thần lấy một bình nước đầy nước hương thơm và rắc lên ngài, và Indra, vua của cõi trời, đem đến một vương miện và đặt lên đầu vị vua, tán dương vị vua mới” (Taishō, IV, 439, c).
Chương 8 của Śūraṅgama Sūtra (Kinh Lăng Nghiêm) nói rằng một vị vua của một đất nước muốn truyền giao lại những công việc chính trị cho đứa con trai của mình, đợi đến khi người con trưởng thành và cho đứa con tham gia vào nghi lễ rắc nước lên đầu (quán đỉnh) (Taishō, XIX, 142, b). Bộ Tien t’ai-ssen-kiao-chi-chiek (….., phần 2, 21, a) bình luận rằng thuật ngữ này tượng trưng cho sự lấy nước từ bốn đại dương để vào một bình bằng vàng và rắc lên đầu của một vị hoàng tử.
Chương 15 của bộ luận về Mahāvairocana Sūtra (Đại Nhật Kinh) cung cấp một miêu tả chi tiết hơn. “Lấy một ví dụ là giai cấp chiến binh rắc nước lên đầu người thừa kế để cho họ không thất bại trong việc chọn người nối dõi. Họ lấy nước từ đại dương rồi rót vào bốn chiếc bình được trang trí lộng lẫy. Họ cũng trang điểm hoàng tử hoàn toàn tươm tất. Những
chiếc bình được đặt phía sau một con voi lớn được trang hoàng. Hoàng tử ngồi trên bệ bao quanh bởi những bởi tùy tùng, Sau đó nước được tưới ở trên bộ ngà của con voi lên đầu của hoàng tử. Sau khi nghi lễ được hoàn thành xong, mọi người xung quanh tuyên bố nhiệt liệt, “Hay nhìn xem, hoàng tử đã lên ngôi. Từ đây, mọi người phải tuân lệnh của ngài” (Taishō, XXXIX, 736, b).
Được nói rõ ở trong chương tên “Giới Thanh Tịnh” trong bộ Avataṃsaka Sūtra (Hoa Nghiêm Kinh) cũ rằng khi một người tắm rửa sạch sẽ, tâm thức theo đó được làm cho trong sạch và một lượng ánh sáng khổng lồ được tạo ra. Thói quen của người Ấn Độ tắm rửa ở những dòng sông và ao hồ đã dần dần được tâm linh hóa đến khi nó được tiếp nhận như một nghi thức. Nó dần dần được xem trong Phật Giáo bí truyền như một nghi thức tôn giáo quan trọng, vì điểm mấu chốt của giáo lý bí truyền là việc kết nạp đệ tử bởi những tổ sư.
III. Quán Đỉnh (Rắc Nước Lên Đầu) Trong Những Văn Bản Phật Giáo. (1) Quán đỉnh trong dòng Đại Thừa. Chương 27 của một bản dịch tiếng Hán cũ của bộ Avataṃsaka Sūtra (Hoa Nghiêm Kinh) được đặt tên là Daśabhūmi (Thập Địa) nói rằng: “Khi người con trai của một vị chuyển luân thánh vương (cakravarti- rājā) đã đủ chín chắn để trở thành người nối ngôi, thì nhà vua đặt người con của mình lên ngai vàng. Nước đã đem lại lấy từ bốn đại dương. Căn phòng được trang trí với những bình phong, băng rôn và cờ đuôi nheo và nhạc hay được chơi. Người con nối ngôi được gọi là “nhà vua vĩ đại được quán đỉnh.” Người đó cũng được gọi là “chuyển luân thánh vương” vì họ được kỳ vọng là sẽ thực hành mười loại hạnh kiểm. Vá cũng như vậy một vị bodhisattva nguyện đạt được Quả Vị Phật được quán đỉnh (rắc nước trên đầu), tượng trưng cho trí huệ. Vị Bồ-tát đó được gọi là “quán đỉnh pháp vương (vị vua của pháp đã được rắc nước lên đầu.” Vì vị Bồ-tát hội tụ đủ mười năng lực siêu phàm của Đức Phật, vị được vào hàng ngũ của những vị Phật. Đây là một cấp độ trí tuệ vĩ đại được chứng bởi vị Bồ-tát. Do đó, một khi đi đến được giai đoạn này, vị Bồ-tát được xem là đã phải hứng chịu một quá trình sám hối và khắc khổ không thể nào đo lường được. Khi mà vị đã hoàn thành cấp độ này, vị đó trụ ở cấp độ bhūmi thứ mười được gọi là ‘Pháp vân địa’ (dharma-megha-bhūmi) và có thể tăng trưởng trí huệ và công đức đến mức vô lượng.” (Taishō, IX, 572, b.)
Nhưng chương thứ 8 cũng của bản Avataṃsaka Sūtra (Hoa Nghiêm Kinh), gọi là thập địa của Bồ-tát, khi nói về cấp độ cao nhất, nói rằng người con thực sự của Đức Phật, đã được quán đỉnh có thể chứa tất cả, mọi pháp vi diệu (Taishō, IX, 448, c). Chương được đặt tên là Danh Diệu của những vị Thánh, trong Quyển I, hoặc là ………………………….., nói đến bốn mươi hai cấp độ tâm linh thiêng liêng, và cấp độ thứ mười được gọi là cấp độ abhiśka bằng tiếng Hán (Taishō, XXIV, 1011, b). Từ giống như vậy có thể được tìm thấy trong bộ………………..(…….., phần II, 21, a).
Phần vè thập trú phẩm (十住品), trong chương 11 của quyển 5 trong………….. (……) nói rằng trí huệ, trí huệ được xuất hiện ở cuối thập trú cùng với “Pháp Thủy” của những vị Phật được rắc lên đầu của vị Bồ-tát; do đó, vị trí thứ mười được gọi là quán đỉnh. Vì Bồ-tát chứng đắc giác ngộ bằng sự quán đỉnh, theo như lời của Avataṃsaka Sūtra (Hoa Nghiêm Kinh) thì những mức độ tu tập cao hơn, như là thập hành (十行, jū-gyō), mười loại hồi hướng công đức, thập địa và những thứ khác, không còn cần thiết nữa (Taishō, XXXV, 197, b).
Do dó, quán đỉnh được nhắc đến ở cuối mười giai đoạn (của tâm thức) và mười cấp độ của quá trình tu tập của một vị Bồ-tát. Nếu quán đỉnh được thực hiện để công nhận mười quá trình, thì những gì xảy ra thập hành không được công nhận , trong khi nếu thập trú được công nhận thì mười quá trinh coi như là vô nghĩa. Nhưng trong cùng một bộ Avataṃsaka Sūtra (Hoa Nghiêm Kinh) lại đưa ra hai sự trình bày mâu thuẫn này.
(2) Quán đỉnh được miêu tả trong tài liệu Phật Giáo bí truyền. Giải thích thuật ngữ quán đỉnh, bộ……..(…..), được đem vào và giới thiệu ở Nhật Bản bởi ngài Kōbō-Daishi hoặc Kūkai (774-835 A.C.), nói rằng sự rắc nước tượng trưng cho tâm từ bao la của chư Phật và đỉnh đầu có nghĩa là đỉnh điểm. Tiến bước dần dần từ cấp độ thứ nhất, vị Bồ-tát chứng đắc được tầng giác ngộ và cuối cùng là giác ngộ viên mãn. Sau đó, chư Phật rắc nước lên đầu vị Bồ-tát tượng trưng cho từ tâm rộng lớn của chư Phật. Sau nghi thức quán đỉnh là lúc nghi thức thiên liên này được hoàn thành và Quả Vị Phật được chứng đắc. Đấy chính là đỉnh điểm (The Complete Works of Shingonshū Sect, IX, 24, b.). Chương 15 của chú giải về Mahāvairocana Sūtra (Đại Nhật Kinh), được đặt tên là maṇḍala Bí Mật, cấm những môn đồ tìm tòi những chú thiêng liêng (mantra), và thủ ấn (mudrā), trừ khi họ đã hoàn thành nghi thức quán đỉnh. Người thầy không nên giảng Pháp đến những đệ tử của mình đến khi quán đỉnh đã được hoàn thành vì nếu không thì sẽ là một sai lầm lớn (Taishō, XXXIX, 736, a.). Điều này cho thấy trọng lượng nặng nề được đặt lên abhiṣeka.
Sau khi đã diễn tả nghi thức quán đỉnh của vị hoàng tử, chương 15 của Mahāvairocana Sūtra (Đại Nhật Kinh), tiếp tục nói rằng, Tathāgata (Như Lai), một Pháp Vương, rác nước nguồn vi diệu của Pháp lên đầu của “Phật Tử (Con của Phật))” theo tập quán thế gian, để cho dòng dõi chư Phật không bị gián đoạn. Vị hoàng tử tiếp nối ngôi vị của một pháp vương và không bao giờ rời bỏ vị trí giác ngộ viên mãn của mình. Nếu vị tự tin rằng, vị sẽ không bao giờ mắc lỗi trong bất cứ nghi lễ, chú (mantra), thủ ấn (mudrā) và nhập định (samādhi), thì tất cả những thánh nhân sẽ tôn kính vị (Taishō, XXXIX, 736, b.). Cũng đã được nói rằng khi tất cả chư Phật cùng một lúc quán đảnh và gây ảnh hưởng lên hành giả (yogin), người đó chứng đắc Quả Vị Phật. Điều đó có nghĩa là người đó đạt được maṇḍala (Mạn-đà-la) vĩ đại bằng phương tiện tâm từ rộng lớn (Taishō, XXXIX, 731, c). Quyển đầu tiên của bộ ……..(……) gồm có ba tập, nói rằng yogin (hành giả) được quán đỉnh để có thể trở thành vua của ba cõi, và điều đó được so sánh với việc được đeo vương miện của tất cả chư Phật (Taishō, XVII, 207, a.) Quyên đầu tiên của bộ …………….() nói rằng yogin (hành giả) được quán đỉnh bởi tất cả chư Phật, tức là được đeo vương miện (cùng tài liệu, 270, a). Do đó, quán đỉnh được xem như điều kiện quan trọng nhất trong tất cả nghi thức thiêng liêng của một vị Bồ-tát.
IV. Các Loại Abhiṣeka. Chương 5 của Mahāvairocana Sūtra (Đại Nhật Kinh) được đặt tên là maṇḍala Bí Mật (………) nhắc đến năm cấp độ của Phật. Ở cấp độ thứ nhất, yogin (hành giả) đạt samaya (nguyện vọng thành Phật theo lời nguyện của Buddha) bằng cách nhìn thấy maṇḍala, nhưng người đó không thể đạt được thần chú (mantra) hoặc thủ ấn (mudrā). Ở cấp độ thứ hai, người đó bước vào maṇḍala và nhìn tập hợp của những vị thánh nhân. Người đó có thể đạt được cấp độ thứ ba bằng cách thực hành nghi thức tôn thờ và thủ ấn (mudrā) theo chỉ dẫn. Ở cấp độ tiếp theo người đó được cho phép được tiếp nhận Pháp và thành tựu việc tự đạt được định, nhưng người đó vẫn chưa đạt được quán đỉnh tâm linh và trí tuệ bí truyền xuất hiện trước người đó. Do đó, được nói rằng người hành giả (yogin) thuộc về Phật Giáo bí truyền chỉ có thể nhận abhiṣeka trong cấp độ thứ năm (Taishō, XVIII, 33, a). [Chi tiết được cung cấp trong chương 15 của chú giái về Mahāvairocana Sūtra (Đại Nhật Kinh) (Taishō, XXXIX, 736, b) và trong chương 51 của En-nō-shō (…., Taishō, LIX, 505, c, ff.).]
Chương 7 của Mahāvairocana Sūtra (Đại Nhật Kinh), được đặt tên là Tưởng Nhớ Điều Luật (…….), miêu tả quán đỉnh của người giám sát và sự ghi nhớ những niệm chú thiêng liêng (dhāraṇi). Quán đỉnh được thực hiện sau khi những điều kiện và những công cụ đã được dàn xếp, trong khi niệm thần chú đơn thuần chỉ là cần lấy được những câu thần chú để niệm (Taishō, XVIII, 52, c; 53, a). Bộ …………..() nhắc đến sự chói rọi của thực phẩm của thần thánh, những ký tự, những thủ ấn (mudrā), và ý nghĩa của thuật ngữ này. Ý nghĩa đầu tiên chỉ ra việc yogin (hành giả) được hỗ trợ bởi ánh sáng của trí tuệ vĩ đại và tâm từ rộng lớn của chư Phật và những vị Bồ-tát. Ý nghĩa thứ hai có nghĩa rằng người hành giả được hỗ trợ bởi nước có hương dưới công lực của thần chú (mantra) của người thành lập ra dòng Phật Giáo này (Vairocana Buddha). Ý nghĩa thứ ba của nghi lễ hình dung trên thân thể của yogin, những ký tự miêu tả những lợi ích của sự linh ứng ở từng phần của maṇḍala. Ý nghĩa thứ tư giải thích cách để có thể được sự hỗ trợ của bởi thủ ấn (mudrā) của sự linh ứng của từng phần của maṇḍala. Ý nghĩa thứ năm là nghi lễ để hình dung và sắp xếp trên cơ thể của yogin (hành giả), những thần chú (mantra) của sự linh ứng chính (Taishō, XXXIX, 818, a). Sự giải thích này bàn đến đệ tử của Mantrayāna, người đã hoàn thành nghi thức quán đỉnh để học được những bùa chú phép thuật, nhưng không phải vì mục đích để tiếp nhận pháp bí truyền.
Chương được đặt tên là Nghi Thức Homa Xuất Sắc (…………..), hoặc là chương thứ hai của Guhya Sūtra, nói về bốn loại quán đỉnh, tức là, nghi thức truyền trí tuệ bí mật (….den-bō), chấm dứt tai họa (…., jo-nan), tăng trưởng lợi lạc (…, zō-yaku), và trừ tà ma quỷ (…, gō-ma), liên kết với việc bước vào từ trường maṇḍala (Taishō, 770, c). Chương này cũng bàn về bốn loại quán đỉnh khác, tức là, làm tai họa tiêu tai, (…., jo-nan), đem lại sự thành tựu (…., zō-yaku), và đạt được sự chứng giám (……….., to-a-ja ri-ri: Taishō, XVIII, 772, a). Nghi thức quán đỉnh với mục đích truyền trí tuệ bí mật (……, den-bō) liên kết với quán đỉnh liên kết với mục đích thứ tư, đạt được sự chứng giám (………., toku-a-ja-ri-i: Taishō, XVIII, 772, a.).
Bộ ……… nói về ba loại quán đỉnh, tức là đặt bàn tay lên đỉnh đầu, (…., ma-chō), tiên đoán (….., ju-ki, vyākaraṇa), và phóng quang (….., hō-kō). Loại quán đỉnh đầu tiên có nghĩa là chư Phật đặt bàn tay lên đỉnh đầu của người Phật tử và sự cho một dự đoán là người Phật tử sắp đạt được Quả Vị Phật. Loại quán đỉnh thứ hai là chư Phật tiên đoán về tương lai. Loại quán đỉnh thứ ba là năng lực phát hào quang của chư Phật và người tiếp nhận hào quang của chư Phật sẽ nhận được sự lợi lạc. (The Complete Collection ò the Shingon-shū Sect, IX, 25, a.). Đây là nghi thức của những của những vị giám sát (chứng giám) thực hiện bởi những ai phát triển hơn cấp độ thứ nhất trong mười cấp độ của quá trình phát triển tâm linh và am hiểu về nghi thức tôn giáo. Đó là mức độ của nghi thức quán đỉnh tâm linh mà một người phàm phu không được phép tham gia vào. Chương được đặt tên là Pháp của sự linh ứng to lớn của quán đỉnh (…….., hon-zon-kan-jō-bon), phần II của Susiddhikar Sūtra, nhắc đến nghi thức quán đỉnh được thực hiện để tăng sự nghiêm trang và đức hạnh của sự linh ứng to lớn của nghi thức quán đỉnh (Taishō, XVIII, 620, a).
Khi người thầy giảng cho đệ tử của mình về nằm phần của chư Phật (…., butsu-bu, Buddhakula, Ngũ Như Lai hoặc năm khía cạnh của Phật gia), sấm sét (……, kon-gō bu, vajrakula), hoa sen (….., ren-ge-bu, padmakula), viên ngọc (…., hō-bu, ratnakula) và hành động (……, fiastsu-ma-bu, karmakula), và nghi thức quán đỉnh thuộc từng phần cần phải được thực hiện. Đôi khi nghi thức quán đỉnh thuộc ba trong năm phần được nhắc đến ở trên được nói về: chư Phật, hoa sen, và sấm sét.
Những loại quán đỉnh bao gồm những thể loại sau: quán đỉnh Yogi (….., yi-ga-kan-jō) được giải thích ở trong Yogi Sūtra, ba loại quán định được gọi là bình đức hạnh, bí mật, và trí huệ được giảng giải trong Śri-Sarvatathāgatakāyavākcitta-rahasyadvinirgama śri guhyasamājasya mahātantrarājasya purvārddaḥ (Taího, XVIII, 508, c), và, sau đó, quán đỉnh trong sự chứng đắc Quả Vị Phật để giải thích ý nghĩa sâu xa của giáo lý về chứng đắc Phật quả trong một người (……….., soku-shin-gi-kan-jō)–tên của một tác phẩm của của ngài Kōbō-Daishi hoặc Kū-kai; quán đỉnh về ý muốn của ngài Kōbō-Daishi để giải thích sự bí mật sâu xa đằng sau ý định của ngài (……….., go-yui-ko-ku-kan-jō); quán đỉnh về bảng chữ cái tiếng Phạn, quán đỉnh về Đạo Shinto. Nghi thức quán đỉnh được thực hiện trong trong dịp hoàng đế Nhật lên ngôi được gọi là quan đỉnh lên ngôi (………., go-soku-ikan-jō).
Những mà nghi thức quán đỉnh quan trọng nhất trong các loại quán đỉnh là sau: nghi thức tôn thờ maṇḍala và bàn thờ của maṇḍala, tức là, nghi thức quán đỉnh vì ‘nhìn thấy được maṇḍala’ (………., ik-ken-kan- jō); ‘quán đỉnh sự cho phép,” được thực hiện cho người đệ tử để cho phép người đó học được những giáo lý Phật pháp bí truyền (…….., kyo-ka-kan-jō); quán đỉnh Vajradhātu (…………, kon-gō-kai-kan-jō), Kim Cương Giới) để công nhận việc người đệ tử sẽ tu tập theo pháp của sūtras của Vajradhātu; quán đỉnh Garbhadhātu (……, tai-zō-kai-kan-jō) để công nhận việc người đệ tử sẽ tu tập theo pháp của Garbhadhātu; quán đỉnh việc tu tập hai pháp này một cách kết hợp; quán đỉnh Susiddhi (……….., Susiddhi-kan-jō), công nhận sự chứng đắc thần thông bằng cách tụng Susiddhi Sūtra. (Nghi thức này được thực hiện phần lớn trong phái Tendai-shū ở Nhật Bản). Còn có ba loại quán đỉnh khác nữa là kết nối với chư Phật, đón nhận thần chú thiêng liêng và truyền pháp bí mật. Một lần nữa, một sūtra khác nói về ba loại quán đỉnh khác: ‘Thủ ấn’ (……., in-bo-kan-jō), ‘Truyền công cụ” (………., ji-gō-kan-jō) và ‘Tâm linh’ (………, i-shin-kan-jō).
Và, sau cùng, còn có năm loại samaya (nguyện vọng để trở thành Phật). Tất cả những danh hiệu này là những danh hiệu được dùng phổ biến. Danh hiệu nghi thức quán đỉnh ‘tìm sự kết nối’ (……., kechi-en-kan-jō), ‘đón nhận thần chú thiêng liêng’ (……., den-bo-kan-jō) và ‘truyền pháp’ (………, den-bo-kan-jō) là những quán định được phân loại theo những nghi thức được thực hiện. Không có chỗ nào mà chúng được liệt kê chung với nhau. Những loại quán đỉnh này và năm loại samaya được phân loại theo trình độ tiếp nhận của người đệ tử. Vì vậy, giáo lý được tiếp nhận cũng khác nhau. Ba loại ‘sự cho phép,’ ‘Truyền Pháp,’ và ‘Bí mật’ không được truyền cùng một lúc. Tuy nhiên, những thuật ngữ này, được liệt kê chung cho tiện việc tu tập.
Những thuật ngữ như ‘luật thủ ấn,’ (……., in-bō), ‘hành động’ (……, ji-gō) và ‘tâm linh’ (……, i-shin-kan-jō) được phân biệt dựa trên việc yogin (hành giả) tu tập theo một nghi thức hay không. ‘Tìm kết nố với chư Phật’ (………, kechi-en-kan-jō), ‘đón nhận thần chú bí mật’ (……., ju-myō-kan-jō) và ‘truyền pháp’ (….., den-bō-kan-jō) là những nghi lễ quán đỉnh được đi kèm với với những công cụ và nhiều loại cúng dường. Những công cụ và đồ dùng tỉ mỉ được chuẩn bị nhất là trong nghi thức quán đỉnh ‘truyền pháp.’ Do đó, đôi lúc nó được gọi là ‘quán đỉnh kèm theo công cụ’ (………, ji-gō-kan-jō). Nghi thức quán đỉnh ‘thủ ấn’ (………., in-bo-kan-jō) là một nghi thức ‘truyền pháp’ được thực hiện khi người đón nhận pháp đã đạt được một mức độ khả năng tiếp nhận giáo lý bí truyền cao hơn, nhưng không đủ điều kiện vật chất để chuẩn bị nhiều loại công cụ. Nghi thức quán đỉnh tâm linh thuộc về samaya thứ năm, là tchân lý tối cao được truyền đến người được nhận trí huệ vi diệu (thắng trí) và am hiểu về Yoga (sự giao thiệp sâu sắc với chư Phật). Trong trường hợp này, bàn thờ không được dựng lên, mà chính người thầy chứng giám phải đóng vai một maṇḍala, mà dựa vào đó nghi thức được thực hiền.
V. Nghi Thức Quán Đỉnh. Việc thực hiện quán đỉnh được nhắc đến ở trên được nhắc đến ở trên được gọi là ‘bước vào bàn thờ’ (……, nyū-dan). Người bước vào bàn thờ được gọi là người được nhận quán đỉnh (…….., nyū-dan kan-jō-sha). Tên người nhận quán đỉnh được nhận được gọi là ‘danh hiệu kim cương’ (…….., kon-gō-myō-gō). Người thầy, người mà dẫn đệ tử được đón nhận pháp vào một đại sảnh thiêng liêng, hướng dẫn nghi thức và chỉ cách người đệ tử phải cách ứng xử khi nghi lễ diễn ra, được gọi là ‘người chỉ dẫn quán đỉnh’ (………, kan-jō kyō-ju-shi). Người truyền và chỉ dạy giáo lý bí truyền (chân lý), được gọi là ‘Người chứng giám quán đỉnh vĩ đại’ (……., kan-jō dai-a-ja-ri). Thường theo tập quán thì vào buổi sáng của ngày nghi lễ được thực hiện thì nghi thức truyền mười lời dạy bảo của Phật giáo bí truyền cũng được thực hiện, được gọi là ‘Lời dạy Samaya’ (………, samaya-kai), và dạy pháp khi mới bắt đầu tối và tối khuya. Pháp bí truyền bao gồm pháp Garbhadhātu và pháp Vajradhātu. Nếu pháp Garbhadhātu được được dạy khi vừa mới tối, thì pháp thứ hai được truyền vào đêm khuya, hoặc ngược lại. Trong bộ phái Tendai-shū ở Nhật Bản, bàn thờ đại diện cho Pháp Susiddhi (thành tựu tối cao) được dạy thêm với hai pháp được nhắc đên ở trên. Dù sao đi nữa, người chứng giám truyền dạy Pháp, những người đón nhận và một người phụ tá là cần thiết. Do dó, địa điểm và thời gian thực hiện nghi lễ cần được quyết định, công bố, và cần được chuẩn bị trước. Những lời dạy Samaya cần được phải truyền dạy trong bí mật, ở trong một không gian bao phủ bởi những bức rèm được gọi là ‘bức tường thay thế’ (….., kabe-shiro) để ngăn chặn sự soi mói từ người khác. Tất cả những sự chuẩn bị cho nghi lễ đã được dàn xếp trước. Sáng sớm ngày nghi lễ, người được đón nhận pháp phải đi lấy nước để dùng theo quy định của nghi thức.
Khi ngày lễ đến, những ai tham gia nghi thức tập hợp tại tu viện, nên mà nghi lễ sẽ được thực hiện. Tất cả những người tham gia cần phải tẩy uế bằng cách tắm rửa bằng nước có hương thơm. Theo quy trình, sau đó, tất cả mọi người thực hành nghi thức môi cách trang nghiêm. Một khi mọi người đã bước vào đại sanh, tượng trưng cho không gian thiêng liêng, người thầy chứng giám đi vào sau ‘bức tường thay thế’ rồi người được nhận pháp theo sau. Sau khi giải thích về xưng tội và những lời chỉ dạy, người chứng giám thả vào nước phấn thơm, bông hoa, nhang đèn, bằng năng lực siêu nhiên của chư Phật. Người những giám chỉ dẫn những người nhận pháp cách để cúng dường chư Phật. Người chứng giám thực hiện nghi thức ‘dây kim cương’ (………., kongō-sen), ‘nước phát nguyện’ (…….., kongō-sei-sui), ‘lời thề nguyền’ (….., kei-byaku), và ‘cái tăm’ (….., shi-moku, dantakāṣṭha) để chỉ dẫn những người đệ tử cách thực hiện chúng. ‘Dây kim cương’ là biểu tượng của sự vĩnh cửu của sự truyền nối liên tiếp của chân lý bí truyền, ‘nước phát nguyện’ là để cho người nhận pháp thề rằng là sẽ không bao giờ vi phạm pháp, ‘cái tăm’ chỉ ra việc người đón nhận đủ điều kiện để thành người nối dõi qua việc tránh làm tất cả pháp bất thiện.
Khi chương trình của những nghi thứ đến hồi kết, mọi người đi về một căn phòng khác (nằm ngoài đại sảnh thiêng liêng ban đêm), nơi mà họ sẽ tiếp tục tụng niệm thần chú thiêng liêng (mantra) đên khi họ quy lại vào đại sảnh thiêng vào ban đêm. Nghi thức vào ban đêm, vào lúc vừa tối và vào đêm khuya, bắc đầu với ‘hành trì’ của người chứng giám, người sẽ chờ đến thời điểm phù hợp để đem đệ tử đến bàn thờ maṇḍala ở cung đằng sau sảnh thiêng. Đem đệ tử vào cung đằng sau, người thầy nói rằng, “Ta đóng cánh cửa để ngăn chặn tất cả điều xấu xa thuộc về thế gian và để khai ngũ nhãn thanh tịnh (nhãn của năm trí huệ của chư Phật có sẵn trong loài người).” Sau đó, người chứng giám sẽ bịt mắt những người đón nhận pháp bằng những chiếc khăn màu đỏ hoặc màu trắng. Người thầy sẽ bắt những người đệ tử bước qua một con voi được làm sạch bởi nhang, tượng trưng cho việc cưỡi voi để đi vào cổng của lãnh địa thiêng liêng. Những người đệ tử đi đến trước bàn thờ maṇḍala và thảy hoa để quyết định vị Phật nào sẽ được chọn. Người chứng giám hoặc người chỉ dẫn sẽ tháo gỡ những chiếc khăn che mắt người đệ tử để cho họ có thể nhìn thấy maṇḍala. Sau một số nghi thức khác, những yogins (hành giả) được dắt đến bàn thờ giác ngộ, và mang lên người họ vương miện và vòng đeo của chư Phật. Người đệ tử được cho phép đọc cẩm nang huyền bí về thủ ấn (mudrā) và thần chú (dhāraṇi) và nghi thức chứng đắc Quả Vị Phật. Người chứng giám lấy một cây đuổi ruồi (拂子, phất tử) trong tay và với cây đuổi ruồi đuổi đi những ô uế của những người đón nhận pháp. Sau đó, người chứng giám đứng lên và lấy năm bình nước (nước thiêng tượng trưng cho năm loại trí huệ, ……….., go-chi-no-byō-sui) từng bình một từ bàn thờ chính và niệm thần chú của năm vị Phật, Vairocana, Akṣobhya, Ratnasambhava, Amitābha, và Amoghasiddhi, bước vòng quanh bàn thờ năm lần. Người chứng giám nghi lễ dời năm bình nước qua bàn thờ chứng ngộ, và ở đó rắc nước lên những người đệ tử. Và nghi thức quán đỉnh kèm theo sự truyền sấm sét năm phần bởi người chứng giám tượng trưng cho năm trí huệ (……, go-chi, pañca-jñāna), một cái xẻng sắt, một cái gương sáng để loại trừ những màng vô minh trùm tâm trí của họ, ‘một bánh xe trí huệ bằng sắt’ và vỏ ốc xà cừ được dùng khi truyền dạy pháp. Trong khi người chứng giám và những người nhận pháp đứng dậy và bước vòng quanh bàn thờ chính điện, người chỉ dẫn cầm một tán dù.
Sau khi họ an tọa tại chỗ ngồi tại bàn thờ nhỏ, người chứng giám nghi lễ phát cho mỗi đệ tử một sấm sét chỉa ra năm phần (….., go-ko, vajra) tượng trưng cho những đặc tính nằm ở chư Phật. Khi những người nhận pháp được công nhận rằng pháp đã được đón nhận, họ tháo vương miện và vòng đeo và họ rời khỏi cung thờ nằm phía trong. Họ quay lại chỗ ngồi của họ và đợi đến khi nghi lễ thực hiện bởi người chứng giám kết thúc, và niệm thần chú (mantra). Trong khi nghi lễ diễn ra trong cung thờ đằng sau, họ tiếp tục ngâm ca những bài hát ca tụng và đánh chũm chọe theo yêu cầu của người chỉ dẫn. Những nghi lễ được thực hiện mới vào tối và vào tối khuya gần như giống y hệt nhau chỉ khác là nghi thức mới vào tối dựa trên pháp Garbhadhātu và còn nghi thức thực hiện vào đêm khuya dựa trên Vajradhātu.
Ngoại trừ nghi thức được nhắc đến ở trên, một bàn thờ lửa được dựng lên để cho những người nhận pháp và những vật phẩm cúng dường được đặt lên ‘bàn thờ cúng dường thần linh’ cho đại diện cho mười hai vị thần, những vị vua của những chòm sao. Khi nghi thức vào đêm khuya kết thúc, người chứng giám đi đến bàn thờ, đảnh lễ maṇḍala và những vị tổ sư của Phật giáo bí truyền và đi ra cùng với những người nhận pháp. Khi họ ngồi xuống ở những chỗ ngồi thích hợp, người chứng giám cung cấp thêm những lời chỉ dẫn mà những người nhận pháp phải trả lời. Sau đó, ba bộ y phục của người chỉ dẫn được truyền lại cho những người đệ tử cùng với thủ ấn (mudrā), thần chú (mantra) và một tờ giấy mà được ghi trên đó là dòng dõi gồm những người nối dõi theo truyền thống Phật Giáo bí truyền (…., kechi-myaku). Nghi thức được nhắc đến ở trên có thể đã đi kèm với một nghi thức khác là ‘sự cho phép’ (….., kyo-ka-kan-jō) hoặc là không. Nghi thức truyền những lời dạy Samaya có thể được thực hiện có hoặc không kèm với nghi thức tỉ mỉ trong một cái sân nhà được gọi là ‘nghi thức thực hiện ở sân để thăng lên trong ngôi đền’ (…….., jōdō-no-niwasahō). Nghi lễ ở sân sẽ được thực hiện vào buổi sáng theo sau ngày truyền Pháp, khi họ quay lại từ sảnh thiêng. Nghi lễ này được gọi là ‘nghi lễ ngày tiếp theo’ (….., kōchō-no-shiki).
Tại Kōyasan, quá trình quán đỉnh người chứng giám được thực hiện để khẳng định địa vị của người chứng giám. Nghi lễ quán đỉnh bao gồm một nghi thức ở sân tỉ mỉ, nên mới được gọi là ‘nghi lễ quán đỉnh ở sân” (…….., teigi-kanjō). Trong trường hợp này, tất cả những người nhận pháp đi đến lãnh địa thiêng liêng cùng với người chỉ dẫn và được nhận bí mật tối cao của dòng tu của họ trong tháp phù đồ lớn. Sau đó, họ đi vào “Sảnh chứa Chân Dung của Người Thầy Sáng Lập” (……) với một ly nước tinh khiết trong tay người chỉ dẫn và mọi người được xem là đón nhận những pháp thiêng liêng trực tiếp từ chính người sáng lập trường phái. Đây là một dạng quán đỉnh mang tính tâm linh, và do đó, không ai được phép quan sát nó. Trong trường hợp đó, đầu tiên họ phải nhận nghi lễ “Sự cho phép” (….., kyo-ka) rồi sau đó là nghi lễ “chuẩn bị những công cụ’ (…., ji-gō) để chuẩn bị những công cụ và đồ dùng khác nhau–và chúc mừng từng người đệ tử một sự kết nối giữa họ với người thầy của mình.
VI. Những công cụ được dùng trong nghi thức quán đỉnh. Nói chung, những công cụ đã được miêu tả ở phần trước. Những công cụ khác được gùn trong sảnh thiêng. Trong sảnh, nơi mà nghi lễ truyền lời dạy Samaya được thực hiện, những ‘bức tường thay thế’ (được dùng để che cả bốn vách) và những cái cây để treo những cái màng che; những cái bàn cao nằm ở đằng trước nằm phía bên trái và bên phải chỗ ngồi; một cái chuông với chỉa ra năm hình sấm sét (….., go-ko-rei) được đặt trên bàn cao đằng trước; một cái dĩa gỗ hình vuông được gọi là ‘orishiki’ (….) được nằm trên một cái bàn nằm ở phía bên phải mà trên đó có đặt một cái tô làm bằng đất nung chứa đầy nước thiêng, phấn thơm, nhang và đèn cầy. Phấn thơm và một mâm nước, tượng trưng cho nguyện vọng của chư Phật độ những người nhận pháp được đặt ở bàn nằm ở phía bên trái cùng với nước được dùng cho nghi thức quán đỉnh, một gậy phép để rắc nước, và một cọc giấy.
Một cái hộp đựng văn bản những lời dạy có chứa một ‘dây kim cương,’ tăm, một cái hộp để đựng đồ hóa nhang với tay cầm và một gậy phép, một cái hộp đựng ba y phục người tu và một văn bản chương trình nghi thức được chuẩn bị cho người chứng giám. Khi nghi thức được thực hiện, những người đệ tử được gọi là “Thập Đệ Tử” cầm những cái hộp cùng với chỗ ngồi. Hộp đựng văn bản những lời dạy được đặt ở trên bàn ở đằng trước phía bên phải người chứng giám, hộp đựng đồ hóa nhang đặt trên bàn nằm ở phía bên phải, và hộp với ba y phục đặt trên bàn nằm ở phía bên trái.
Ở dưới bàn ở đằng trước, ở phía bên phải, một bình nước, một cái chậu, và một cái chiếu nhỏ được bày ra, và ngoài chúng ra, vài cái nệm và một cái giá treo cái chiêng cho những người nhận pháp. Số miếng nệm cần phải tương xứng với so người nhận pháp. Một miếng nệm, dày gấp đôi một miếng nệm thường, được dành cho người chứng giám.
Ở phía trước sảnh thiêng một maṇḍala (Garbhadhātu hoặc Vajradhātu) được treo trên không trung bởi một cái máng. Một bức tranh vẽ maṇḍala được trải trên một miếng vải trên bàn thờ chính điện. Hai tô nước, tô phấn thơm và hoa và một đồ hóa nhang được đặt trên một cây chống được đặt mỗi bên của bàn thờ hình vuông. Một cành hoa giả trong một cái bình, những cơm nắm thành những viên năm màu, ba hình sấm sét chỉa ra ba phía đan vào nhau, và cái giá chống những món vật được đặt ở bốn góc phòng. Một chậu hoa, một Bánh Xe Pháp Luân, và một tòa tháp phù đồ được đặt ở giữa. Ở phía trước, như thường lệ, một hình sấm sét chỉa ra năm phía, một cái chuông, một hình sấm sét chỉa ra ba phía, và một hình sấm sét một nhánh được đặt trên một dĩa sắt có ba chân. Bốn cái giá chống đặt bốn góc được kết nối với nhau bằng ‘dây kim cương.’
Một cái bàn nhỏ và một cái ghế được đặt trước bàn thờ. Ở bên trái cái bàn là nước để rắc, một gậy phép để rắc nước, những vật phẩm được gói để dâng lên chư Phật, một gói nước hoa, một hộp chứa ba y phục. Một giá treo một cái chiêng được đặt phía bên phải và một cái hộp nhỏ nhưng sâu để đựng hoa và một cái gậy phép nằm đối diện hộp hoa và nằm dưới bàn thờ. Một cái hộp đựng đồ hóa nhang ở đằng trước, nằm gần bàn thờ.
Bàn thờ giác ngộ (bàn thờ nhỏ) được bao bọc một cái ghế cho người chứng giám, một hộp đựng đồ công cụ bí truyền như là vương miện và vòng đeo, một cái mâm tròn để đặt nắm cánh hoa giả, nhang, và đèn cầy. Chỗ ngồi cho người nhận pháp được đặt trước bàn, bao quanh bởi màng che bằng giấy. Một tán dù được chuẩn bị để che những người nhận pháp khi họ bước quanh bàn thờ. Những hình ảnh những vị tổ sư (hoặc là mười hai vị thần) nên được trưng bày một cách hợp lý. Một con voi được làm thanh tịnh bằng nhang phải được đặt trước cổng sảnh thiêng. Một cái bàn cao, nước để rắc, phấn thơm, một gậy phép rắc nước, vải để che mắt những người nhận pháp được chuẩn bị để sử dụng khi họ được ‘tác động’ bởi năng lực siêu phàm của chư Phật. Nằm phía ngoài những góc cạnh của bành thờ chính và đặt trên bàn thờ nhỏ là những cây đèn cầy được thắp sáng. Ở nơi mà nghi lễ ở sân phức tạp được thực hiện, nhiều công cụ khác bắt buộc phải được chuẩn bị.
KŌJUN ŌYAMA.