ABHIṆHA JĀTAKA
ABHIṆHA JĀTAKA (Chuyện Tiền Thân Abhiṇha (Bổn sanh, ND)) (No.27). Chuyện về tiền thân Đức Phật trong lúc Ngài còn là một vị Bồ-tát. Trong một kiếp, Ngài đã được sinh ra là một đại thần của vua Brahmadatta và ngài đã phá án một vụ án liên quan đến con voi đau ốm của nhà vua.
Một con chó từ đâu đó thường hay đến chuồng của con voi của hoàng gia và sống nhờ vào những miếng thức ăn mà nó tìm được ở đó. Theo thời gian, con voi hoàng gia và con chó quấn quýt lấy nhau và chúng không xa rời nhau được. Con chó thường hay chơi đùa với vòi của con voi, và đu lên nó và đánh qua hướng này hướng kia.
Một ngày nọ, một người dân trong làng mua con chó từ người chăn voi. Con voi thương nhớ con chó đến nỗi từ đó nó không thiết ăn thiết uống, và cả tắm rửa. Khi nhà vua hay tin về con voi của mình, nhà vua sai đại thần của mình, là vị Bồ-tát, đến để xem con voi bị làm sao.
Vị Bồ-tát thấy sự ủ rũ của con voi và vì không tìm thấy một căn bệnh thể chất nào đã suy luận rằng nguyên nhân của sự buồn bã là do bị mất một người bạn. Khi dò hỏi người chăn voi, vị đã nghe câu chuyện tình bạn giữa con voi và con chó và thêm nữa tung tích của con chó không tìm thấy được.
Vị Bồ-tát đã thuật lại với nhà vua và đã nói những dòng thơ và là nền tảng của câu chuyện này. Khi nhà vua hỏi vị cho lời khuyên, vị Bồ-tát đã khuyên nhà vua hay đi loan báo bằng cách đánh trống rằng người nào đã lấy con chó sẽ phải chịu hình phạt. Nhà vua làm theo và người mua con chó thả nó ra. Và con chó liền chạy về với con voi. Con voi vui mừng và ôm bạn của mình với cái vòi, đặt con chó lên đầu mình, và khóc nức nở, và chỉ ăn sau khi thấy người bạn của mình ăn. Nhà vua đã ban thưởng công trạng cho vị Bồ-tát và khen rằng vị hiểu được cả tâm tư của loài vật.
Câu chuyện Jātaka (Bổn sanh) này được kể bởi Đức Phật vì lý do là Ngài để ý thấy sự gắn bó chặt giữa một vị tu sĩ lớn tuổi và một người đệ tử tại gia, và hai người này đã là bạn với nhau trước khi người tu sĩ vào Tăng Đoàn. Ngay cả khi vị tu sĩ xuất gia và thọ giới, vị ấy vẫn đi đến nhà người bạn mỗi ngày để khất thực và quay lại Tăng Đoàn với người bạn và dành nguyên ngày để nói chuyện với người bạn đến khi mặt trời lặng. Và khi người bạn trở về nhà vị Tỳ-kheo đi theo người bạn đến cổng thành.
Tình bạn này trở thành một đề tài bàn luận giữa các vị Tỳ-kheo và Đức Phật kể câu chuyện Jātaka (Bổn sanh) để nói rằng hai cá nhân này đã từng là bạn thân của nhau từ những kiếp trước. Ngài đã nhận diện được những nhân vật trong câu chuyện của Ngài, con chó chính là người đệ tử tại gia, còn con voi chính là người tu sĩ lớn tuổi, và Đức Phật chính là người đại thần của vua.
Câu chuyện Jātaka (Bổn sanh) được đặt tên theo một chữ xuất hiện trong bài thơ trong câu chuyện, là chữ abhiṇhadassanā “thường nhìn thấy,” liên quan đến việc con voi thường nhìn thấy người bạn của mình.