ABHAYŪVARA

ABHAYŪVARA. Đây là tên của bhāṇavāra (phẩm tụng) thứ tám thuộc Khandhaka (Hợp phần) đầu tiên của Mahā Vagga (Đại Phẩm) bộ Vinaya-piṭaka (Luật tạng). Phẩm tụng này chủ yếu nói đến việc những người – dù trẻ hay già, danh tiếng hay tai tiếng, khỏe mạnh hay ốm đau, thuộc bất kỳ giai cấp nào – đều có thể gia nhập tăng đoàn chỉ để tìm nơi trú ngụ an toàn cho bản thân. Khi chuyện này bị phát hiện, người ta thường đề nghị Đức Phật ban hành các quy định nhằm ngăn ngừa việc lợi dụng tự do để tùy ý gia nhập tăng đoàn (Đại phẩm, p. 71 f.)

Kết quả, một bộ luật được hình thành, quy định một việc làm sẽ được coi sẽ là một hành động tác ác (dukkaṭa q.v.) khi một tu sĩ thu nhận vào Tăng đoàn bất kỳ trường hợp nào trong số các trường hợp sau đây: (1) người mắc bệnh này hay bệnh kia trong số các chứng bệnh sau đây: phong cùi (kuṭṭha), ung nhọt (gaṇda), da liễu (kilāsa), bệnh lao (sosa) và động kinh (apamāra), (2) binh sĩ của đức vua (rājabhatam), (3) kẻ cướp có mang biểu tượng (dhajabaddha), (4) kẻ cướp phá ngục (kārabhedaka cora), (5) trộm bị tuyên tử hình lập tức (likhitaka cora), (6) kẻ bị hình phạt đánh bằng roi (kasāhata), (7) kẻ bị hình phạt đóng dấu (lakkhaṇāhata), (8) kẻ thiếu nợ (iṇāyika), (9) kẻ nô tì (dāsa), (10) trẻ trai dưới mười lăm tuổi (ūnapannarasavassa) “trừ khi cậu bé đó có thể đuổi quạ” (ám chỉ về sức mạnh thể chất tối thiểu). Bộ luật này cũng bao gồm các quy tắc không liên quan đến các tội dukkaṭa có thể gọi tên một cách phù hợp, chẳng hạn như một tu sĩ thu nhận một người vào tăng chúng phải xin phép tăng chúng để cạo tóc sát đầu, hay một nhà sư truyền giới cho người dưới hai mươi tuổi, những trường hợp này không chỉ bị xử lý luật theo luật dukkaṭa mà còn theo cả tội pācittiya (ưng đối trị). Quy tắc áp chót của phần này không cho phép một tu sĩ có hai sa di theo học, trong khi quy tắc cuối cùng quy định một tu sĩ đủ năng lực có thể nương tựa thầy vị thầy năm năm (nghĩa là được thầy chỉ dẫn), trong khi một tu sĩ thiếu kinh nghiệm thì phải làm như vậy suốt đời.

H. S. C.