ABHAYĀKARAGUPTA

ABHAYĀKARAGUPTA (ABHAYAKĀRAGUPTA): một học giả lớn của đại học Vikramaśilā (q.v.). Đại học này (thành lập bởi vua Dharmapāla vào thế kỷ thứ 8 A.C.) là nơi có nhiều các nhà truyền giáo người Ấn Độ đã đến Tây Tạng nhất.

Theo truyền thống Tây Tạng, Rai S. C. Das Bahadur[1] cho rằng Đại sư Abhayākaragupta sinh vào khoảng giữa thế kỷ thứ 9 của giai đoạn này. Tuy nhiên, theo Phanindranath Bose[2], ông phát triển rực rỡ vào khoảng cuối thế kỷ 11, đầu thế kỷ 12. Người ta cho rằng ông qua đời vào năm 1125 A.C.[3]

Là người gốc Gauḍa, Abhayākaragupta được giáo dục tại nước Ma-kiệt-đà, thời điểm đó đang nằm dưới sự trị vì của vua Rāma Pāla. Sau khi học năm môn Vidyā (môn khoa học) của thời đó là Śabdavidyā (Thanh minh), Śilpasthānavidyā (Công xảo minh), Cikitsāvidyā (Phương minh), Hetuvidyā (Nhân minh) và Adhyātmavidyā (Nội minh), ngài gia nhập tăng đoàn và nhanh chóng được biết đến là một đại học giả. Vua Rāma Pāla đã mời ngài thực hiện các nghi lễ tôn giáo trong cung điện.[4] Là một tu sĩ, ngài đã làm việc rất chăm chỉ; ngài viết kinh hai canh đầu tiên trong ngày, và giải thích các nguyên tắc của Pháp trong canh thứ ba.

Có một câu chuyện được kể trong các sách vở Tây Tạng về một Ḍākinī (tiếng Tây Tạng: mkhaḥ ḥgro-ma), người cải trang thành một cô gái, đã cố gắng cám dỗ Abhayākaragupta. Tuy nhiên, ngài còn hơn cả một đối thủ xứng tầm với mưu kế của bà. Đạo hạnh nghiêm mật của ngài làm Ḍākinī hài lòng đến nỗi bà đã nói với ông rằng: “Ngài sẽ có được sự tiên tri trong khoảng thời gian giữa sự chết và lần tái sinh kế tiếp của minh. Để đạt được điều đó, ngài phải viết nhiều tác phẩm luận về Pháp.” Bà cũng lưu ý ngài về việc thực hành các mạn-đà-la Mật tông (tiếng Tây Tạng: Dkyil ḥkhor) hay các vòng tròn nghi lễ. Những người Tây Tạng tin vào câu chuyện này cho rằng việc này đã truyền cảm hứng cho Abhayākaragupta sáng tác một số tác phẩm và luận giải như (1) Theṅ-wa-korsum, (2) Luận giải về Khajor (Mkhaḥ-ḥgro), (3) Man-Ṅag, (4) Ñema, và (5) Saṅye thod-pai-nam-shé-mi-jigpa (Saṅs-rgyas thod-paḥi rnam-shes mi-ḥjigs-pa), cùng một số phê bình về bài viết của các luận sư khác.

Một câu chuyện khác kể về việc ngài đến thăm thành Carasiṃha, nơi vua caṇḍāla chuẩn bị hiến tế hàng trăm người cho thần linh. Sự xuất hiện của một con rắn gớm ghiếc phía trên đầu ông ta, được tạo ra bởi ma thuật, khiến nhà vua sợ hãi đến mức cho thả các nạn nhân theo yêu cầu của Abhayākaragupta. Hay một chuyện khác kể việc Abhayākaragupta đã làm trước sự khốn khổ vì đói khát của


những người ăn mày ở thành Sukhāvatī (Cực Lạc) bằng cách tạo đồ ăn thức uống cho họ từ chiếc bát khất thực của mình, thứ được cung cấp một cách kỳ diệu từ thiên đàng. Những câu chuyện này nhằm tô điểm thêm vinh quang cho phẩm chất thánh nhân của ngài.

Mặc dù là người đứng đầu các tu sĩ phái Đại thừa, Abhayākaragupta vẫn được các Śrāvaka (tu sĩ phái Nguyên Thủy) kính trọng. Ngài đã sống tại đại học Vikramaśilā (Siêu Giới) một thời gian dài. Thời điểm đó, đại học này nằm dưới sự bảo trợ của con trai vua Śubhaśri của “miền đông Ấn Độ” (có lẽ là các quận phía đông của Ma-kiệt-đà. Theo các nhà văn Tây Tạng, thời điểm này xảy ra cuộc chiến Turuṣka, trong đó Abhayākaragupta có những đóng góp quan trọng bằng việc cầu xin sự giúp đỡ của các vị Dharmapāla (Hộ pháp) (tức những người bảo vệ tâm linh của thế giới) và dưới sự trợ giúp của họ, ngài đã biến lễ vật thành đại bàng, đánh đuổi các Turuṣka. Sau đó, ngài đã chữa nhiều vết rắn độc cắn, bắt giữ trộm cướp bằng thần chú. Việc cuối cùng trong số những điều thần kỳ ngài đã làm là mang lại sự sống cho một đứa trẻ trong nghĩa trang Himavana.[5]

Giống như Đức Phật Nhiên Đăng (Dīpaṅkara) (Atiśa-A-đề-xa), Abhayākaragupta là một văn sĩ vĩ đại và một dịch giả kinh điển Phật giáo. Ngài thông thạo tiếng Tây Tạng, đã dịch sang Tạng ngữ một số cuốn sách bằng tiếng Phạn của chính mình.[6] Một số tác phẩm của ngài xuất hiện trong danh mục tiếng Tây Tạng dưới tên Abhayākaragupta, và một số khác dưới tên Abhyākara. Có lẽ ngài cũng có quan hệ với trường đại học Nālandā nổi tiếng, nơi ngài đã dịch một số cuốn sách: Śri-mahākālasādhana-nāma, Śrīmahā-kālāntara-sādhana-nāma, Siddhaikavīrasādhana, Vajrayāga-mūlāpattikarma-śāstra,Kālisūryacakravaśa(kriyā-) nāma, Gaṇacakrapūjākrama-nāma,và Saṅkṣiptavajravārāhisā -dhana đã được dịch sang Tạng ngữ. Một điều thú vị cần lưu ý là tất cả những cuốn sách này thuộc nhóm Rgyud-ḥgrel hay Tantra (thần chú), khẳng định danh tiếng một học giả Mật tông vĩ đại của ngài, vốn không có gì đáng ngạc nhiên vì Đại học Siêu Giới là một trung tâm lớn của Mật tông. Một cuốn sách khác, Abhiṣeka-prakaraṇa, viết bằng tiếng Phạn đã được ngài dịch sang tiếng Tây Tạng. Ngài nổi tiếng là tác giả của 26 cuốn sách khác đã được nhiều người dịch sang Tạng ngữ bao gồm: Śrī-kāla-cakroddāna, Śrī-cakra-saṃ-varābhisamaya, Svādhiṣṭhānakramopadeśa- nāma, Cakraśambarābhisamayopadeṣa, Śrī-sampuṭatantra- rājaṭīkā-āmnāyamañjarīnāma, Śrī-buddhakapāla- mahātantrarājaṭīkā-Abhayapaddhati-nāma, Pañha- cakramamataṭīkā-candraprabhā-nāma, Raktaya-māntaka- niṣpannayoga-nāma, Gaṇacakravidhi-nāma, Vajrayānāpatthimañjarī-nāma, Vajrāvali-nāma- maṇḍalopāyikā, Niṣpannayogāvali-nāma, Jyotir-mañjarī- nāma-homopāyikā, Ucchuṣmajam-bhala-sādhana-nāma, Bodhipaddhati-nāma, Śrī-mahākāla-karmasambhāra, Vajramahākālakarmo-ccāṭanābhicāra-nāma,Vajramahākālaka-rmavibhaṅgābhicāra-nāma, Vajramahākālakarmakāyastam- bhanābhicāra-nāma,  Vajramahākālakarmavākstam-
bhanābhicāra-nama, Vajramahākālakarinacitta- stambhanābhicāra-nāma, Vajramahākālakarma- bhavaśoṣaṇābhiśāpa-nāma, Vajramahākālakarmā- bhicārapratisañjīvanaśāntikarman-nāma, và cuốn Upadeśamañ jari-nāma-sarvatantrotpannopapanna- sāmānyabhāṣya, tất cả đều là sách Mật Tông. Ngoài ra, hai tác phẩm Mdo-Ḥgrel hay hai bài kinh khác cũng được ngài biên soạn là: Āryāṣṭasāhas-rikāprajñāpāramitā vṛttimarmakaumudī-nāma, và Munimatālaṅkāra. Tuy nhiên một quyển sách khác, the Vajra- mahākālā bhicārahoma-nāma, mà theo một số nguồn được viết bởi ngài Nāgārjuna (Long Thọ), cũng được cho là tác phẩm của ngài. Có khả năng Abhayākaragupta đã tổng hợp các lời dạy của ngài Long Thọ và biên soạn cuốn sách này.[7] Các cuốn sách sau đây cũng được Cordier ghi chép lại là được viết bởi Ācārya Mahāpaṇḍita Abhayākaragupta: (1) Bodhisattvasaṃvaragrahaṇa-vidhi (III, 333), (2) Jñānaḍākinīsādhana (II, 100), (3) Kālacakrāvatāra-nāma (II, 22), và (4) Śri-Mañjuvajrādikramābhi- samayasamuccaya- niṣpannayogāvali-nāma (III, 230).

Như vậy, Abhayākaraputa nổi danh ở cả Ấn Độ và Tây Tạng. Trong tạng Tengyur (Đại tạng kinh của người Tây Tạng), đôi khi ngài được gọi là Pandita, Mahāpaṇḍita, Ācārya, Siddha và Sthavira. Tên ngài trong tiếng Tây Tạng là Ḥjigsmed ḥbyuṅ-gnas sbas-pa hay Ḥjigs-med ḥbyuṅ-gnas sbaspaḥi shabs (tức Abhayākaraguptapāda), và ảnh hưởng của ngài đối với Phật giáo Tây Tạng là rất lớn. Câu hỏi liệu ngài đã đến Tây Tạng hay chưa vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, có vẻ như ngài đã từng tới đó; ngày nay ở Tây Tạng ngài vẫn được tôn thờ như một vị thánh.

T. RAJAPATIRANA.



[1] “Cuộc đời của các Panchhen-Rinpoches hay các Lạt-ma Tasi” JASB. 1882, pp. 16-18.

[2] Indian Teachers of Buddhist Universities, pp. 81 f.

[3] L’Inde Classique, II, sec. 2039.

[4] Ancient Idian Education, R. K. Mookerji (1951); Tāranã-tha’s Geschichte des Buddhismus (A. Schiefner) pp. 250 ff

[5] JASB. 1882, p. 18.

[6] Ấn Độ cổ điển, II, Chương. 2029, 2039, 2042.

 

[7] Giảng sư Ấn Độ trong các đại học Phật giáo, op. cit. Pp. 88-90 và  Sādhanamālā, II (GOS. No. xli), Benoytosh Bhattacharyya, pp. xc-xci.