ABHAYAGIRI (ABHAYĀCALA, ABHAYA-VIHĀRA, ABHAYUTTARA, UTTARAVIHĀRA, v.v..).

ABHAYAGIRI (ABHAYĀCALA, ABHAYA-VIHĀRA, ABHAYUTTARA, UTTARAVIHĀRA, v.v..).

Lịch sử của Vihāra (Tự viện): Đây là một tự viện nổi tiếng của Tích Lan cổ đại, thành lập bởi vua Vaṭṭagāmaṇi (Bà-tha-già-mã-ni) Abhaya khoảng năm 89 B.C. và 217 năm 10 tháng 10 ngày sau thời Mahāvihāra (Đại Tự Viện), một thế lực mà nó trở thành địch thủ lớn đầu tiên. Tập Đại sử truy nguồn gốc của nó từ sự kiện sau: khi nhà vua đang trên đường chạy trốn quân xâm lược Tamil về phía bắc từ kinh thành A-nô-la-đà, ông đã đi ngang qua Titthārāma, một đền thờ của tu sĩ đạo Nigaṇṭha (lõa thể). Tu sĩ Giri của đạo Nigaṇṭha đang sống ở đó đã chế nhạo vua bằng cách gọi vua là kẻ Sinhala Đại Hắc trốn chạy (palāyati mahākālasīhalo)[1]. Vua cảm thấy rất nhục nhã và thề báo thù cho chuyện này. Khi giành lại ngai vàng, vua đã cho phá bỏ ngôi đền của các tu sĩ phái lõa thể  và xây dựng trên đó một tự viện mười hai gian. Vua đặt tên cho tự viện bằng cách ghép tên mình và tên của nigaṇṭha, sau đó tặng nó cho đại trưởng lão Mahātissa uyên bác của tự viện Kupikkala, người đã giúp đỡ ngài trong lúc hiểm nghèo.

Việc trao tự viện cho cá nhân một tỳ-kheo là trường hợp đầu tiên trong lịch sử được ghi lại ở Tích Lan. Người được trao tặng thuộc phái Đại Tự Viện, và bất chấp những chia rẽ, không có lý do gì để cho rằng tự viện mới này không phải là một phần của Đại Tự Viện..

Không lâu sau trong cùng triều đại đó xảy ra một sự kiện liên quan đến trưởng lão Mahātissa, điều chắc chắn đã đặt phái Abhayagiri (Vô Uý Sơn) vào thế đối lập với Đại Tự Viện. Theo thời gian, Vô Úy Sơn dần hình thành phe phái riêng và đạt đến một giai đoạn khi tu sĩ của phái không còn qua lại với Đại Tự Viện nữa.

(Để biết rõ hơn giáo lý của các tu sĩ Vô Úy Sơn và vai trò của họ trong lịch sử Tăng đoàn những ngày đầu thành lập ở Tích Lan, xem bài tiếp theo. Những tham khảo ở đây chỉ tập trung vào những công trình xây dựng được thực hiện bên trong tự viện dưới sự bảo trợ của hoàng gia, cụ thể là về đại bảo tháp, đặc điểm nổi bật nhất của tự viện đến ngày nay).

Vua Gajabāhuka-gāmaṇi (114-136 A.C.), người mở rộng bảo tháp cũng đã xây dựng hồ chứa Gāmaṇitissa phục vụ cho việc trồng trọt nhằm duy trì tự viện[2]. Vua Kaniṭṭha Tissa (167-186) đã xây dựng một công trình lộng lẫy tặng cho trưởng lão Mahānāga của Bhūtārāma, được đặt tên là Ratana Pāsāda[3]; một cái tên khá đặc trưng, vì có những tự viện khác trong thành và một số nơi khác có tên tương tự.

Một sự bổ sung đáng nhớ được thực hiện bởi vua Mahāsena (275-301), người mà trong những ngày đầu trị vì của mình có thái độ không thân thiện với Đại Tự Viện. Sự bổ sung đó là mahā-kālasilā-paṭimā (đại thạch Phật tượng). Theo ghi chép, anh trai và người tiền nhiệm của vua đã tìm thấy nó ở Thūpārāma nơi vua Devānampiya Tissa (Thiên-ái-đế-tu) đã từng đặt, tức là những năm đầu Phật giáo du nhập vào Tích Lan. Vua Devānampiya đã chuyển bức tượng đến nơi ở của mình ở Pācīna-tissa-pabbata và sau đó vua Mahāsena chuyển nó đến Vô Uý Sơn.

Cetiyapabbata (Bảo Tháp Sơn), từ lâu vốn là một phần của Đại Tự Viện, được chuyển qua cho Vô Uý Sơn cai quản, lúc bấy giờ đang sở hữu cả tịnh xá Pubbārāma (Puliyankuḷama).

Trong các triều đại sau này, ta còn đọc được về việc trồng cây bồ đề, mở rộng tự viện, ban cho một làng dệt để duy trì, xây dựng một bể tắm và ngôi nhà Dāṭhaggabodhi. Xá lợi Răng và Bát Phật hiện đang được Vô Uý Sơn lưu giữ. Tu sĩ Pháp Hiển đã kể về một buổi lễ được tổ chức ở đây để tôn vinh xá lợi Răng Phật (xem bài viết về Phật giáo ở Tích Lan). Do đó có thể thấy rằng tự viện được đặc biệt gắn với xá lợi (Răng), vốn là vật sở hữu cá nhân của nhà vua; đồng nghĩa với việc phái Vô Uý Sơn nhận được sự đối đãi đặc biệt ở đất nước.

Vị thế của tu sĩ phái Vô Uý Sơn lớn đến nỗi họ bảo trợ cho những tư tưởng mới từ nước ngoài vốn không được phái chính thống trong nước chấp nhận. Họ thậm chí còn thuyết phục các tự viện khác ủng hộ cho những tư tưởng của mình.

Có lẽ một trong những hệ quả của những ân sủng liên tục từ hoàng gia với phái này là sự buông lỏng kỷ luật trong tăng chúng. Vào thế kỷ thứ 7, họ vô cùng hung hăng, phóng túng và vô kỷ luật. Vấn đề trở nên tồi tệ đến mức một trong số họ, tu sĩ Bodhi, đã than phiền điều này với vua Silāmeghavaṇṇa – với những kết cục bi thảm đến với chính bản thân người thưa kiện.

Trong một số công trình bổ sung và xây cất cho Vô Uý Sơn thời trung đại là tự viện Kappūrapariveṇa hay còn gọi là Tiputthulla. Nó từng là chủ của Bảo Tháp Sơn và Āt-vehera (Nội viện) thời vua Ca-diếp V (914-923)[4]. Với Nội viện, Đại Tự Viện tuyên bố là một sự xâm phạm tài sản và lẽ dĩ nhiên, họ đã cực lực phản đối. Tuy nhiên, điều này bị nhà vua phớt lờ. Tàn tích của một trong hai Kappūra-pariveṇa (Tháp lớn và Tháp nhỏ) đã được xác định trong một khai quật khảo cổ học[5]. (Xem Pl. II. Kapārāmūla, một trong những cơ sở chính của Vô Uý Sơn, đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động tôn giáo từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ 11).

Một nhóm độc đáo gồm các tu sĩ mặc Paṃsukūlika (phấn tảo), những người mặc y rách từng thuộc phái Đại Tự Viện cũng là gia nhập Vô Uý Sơn. Vào thế kỷ thứ 9, họ tách khỏi Vô Uý Sơn và lập bộ phái riêng.

Vô Uý Sơn phát triển mạnh mẽ vào thế kỷ 11. Đây là nơi cư ngụ của người đứng đầu nhóm Pháp Hỷ (Dhammaruci), người rất thân cận với vua Vijayabāhu I, sau đó tham gia vào trận chiến chống lại quân Chola, kẻ đã chiếm đóng đất nước trong nửa thế kỷ. Sau khi đánh đuổi kẻ thù, nhà vua đã xây dựng Uttaramūla-pariveṇa cho phái Vô Uý Sơn như một hành động khen thưởng.

Vào thế kỷ tiếp theo, vị vua quyền lực Parākramabāhu I (1153-1186) đã triệu tập một hội đồng tại kinh thành Polonnaruwa với ý tưởng thống nhất Tăng đoàn. Một bia ký về công việc của hội đồng được tìm thấy trên bề mặt của phiến đá mà ngày nay gọi là Gal Vihāra, thời đó là Uttarārāma hay tu viện phía bắc. Kết quả là Vô Uý Sơn biến mất và không còn tồn tại như một tông phái riêng biệt nữa.

Sau khi rời bỏ thành A-nô-la-đà (khoảng thế kỷ 13), Vô Uý Sơn gần như không còn tồn tại với tư cách một thực thể lịch sử. Nhưng hai trường đại học chính của phái còn tồn tại mãi đến thế kỷ 16 dưới cái tên ban đầu là Uturoḷmuḷa  (Uttaramūla) và Mahānet.[6]

Thūpa: Thūpa (bảo tháp) của phái Abhayagiri Vihāra (Vô Uý Sơn Tự) ở đây sẽ được coi là nằm ở phía bắc của thành A-nô-la-đà, còn được biết đến với tên gọi theo phương hướng là Uttara Mahācetiya. (Xem Pl. I.) Nó không được đề cập cụ thể trong thời gian vua Vaṭṭagāmaṇi xây dựng tự viện
và trên thực tế, tên của nó được nhắc đến lần đầu tiên trong câu chuyện mở rộng tự viện của vua Gajabāhuka-gāmaṇi (theo Mhv.). Theo cuốn Đảo sử trước đó (xxii, 13), vua Vaṭṭagāmaṇi “đã cho xây dựng một bảo tháp vĩ đại Abhayārāma lộng lẫy”.  Sau đó nó hầu như không còn được nhắc đến. Nhưng không có lý do gì để không gắn nó với người sáng lập tự viện. Vì theo ghi chép, các bảo tháp đã được xây dựng ngay từ khi đạo Phật du nhập vào Tích Lan.

Khi mới được xây dựng, bảo tháp nhỏ hơn so với bây giờ kể từ lần mở rộng gần nhất vào thế kỷ 12. Trong quá trình mở rộng bảo tháp, vua Gajabāhuka-gāmaṇi đã thêm bốn ādimukha ở các cổng bảo tháp. Không biết chính xác các adimukha là gì. Người ta đoán chúng là phần tô điểm kiến trúc gọi là ayaka theo một bia ký của vua Maḷu-tisa (Kaniṭṭha Tissa), và có lẽ chính là āyaka trong một số bia ký ở Amarāvatī. Một cách khác, chúng có thể là những đặc trưng mà ngày nay người Sinhala gọi là vāhalkaḍa, nghĩa là, phần rìa hay “mặt tiền” được đề cập trong các tác phẩm khảo cổ Tích Lan.[7] Những kết cấu này dài 45 ft. 6 in (~13.89m) và cao khoảng 16 ft (~4.87m).

Bảo tháp và khu vực bao quanh trên thực tế được bao phủ rừng cây cho đến thập niên 70 của thế kỷ 19, sau đó các khu rừng đã bị chặt phá, tuy nhiên không có sự trùng tu nào được thực hiện. Nó thể hiện các nguyên tắc xây dựng chung của các bảo tháp Tích Lan: trên một khoảng đất rộng 587 ft vuông (~54.53m2), cao 6 ft (~ 1.8m) so với mặt đất. Một con đường rước lễ (tiếng Sinhala: väli maḷuva, sân trải cát) rộng 95 ft (~28.95m) bao quanh chân tháp. Nổi lên phía trên khoảng sân vuông là tòa nhà mái vòm bằng gạch với ba vòng hoặc gờ thông thường (tiếng Sinhala: pēsā vaḷalu) dưới đế. Chúng cao 16 ft. (~4.87m), thấp nhất là 61/ft (~1.97m) và có đường kính 355 ft (~108.20m). Phần đế đúc bằng đá được trang trí một phần bằng thiết kế cánh hoa sen. Mái vòm có đường kính 310 ft. (~94.48m) ở đỉnh của gờ nền; phần trung tâm là 4 ft. (~1.21m) trên nền sân lát đá của tòa nhà. Ở đỉnh của mái vòm là khung bao quanh hình vuông (tiếng Sinhala: hataräs koṭuwa, tiếng Phạn: harmikā) cao 33 ft. (~10.05m) và rộng 75 ft. vuông (~6.96m2). Trên mỗi mặt đều có thiết kế hàng rào. Hàng rào bị gián đoạn bởi hình ảnh một đĩa mặt trời với đường kính 6 ft. 6 in (~2.01m) ở giữa. Hàng rào gồm 12 thanh trụ đứng, mỗi thanh rộng 2 ft. 3 in (~0.70m) và 14 thanh ngang dẹp mỗi thanh rộng 15 inch (~4.57m). Chiều cao từ bệ đến đỉnh của khung rào là 187 ft. 6 in (~57.8m). Trống hình trụ bằng gạch (tiếng Sinhala: devatā kotuva) mọc ra từ bên trong hàng rào có đường kính 30 ft. (~9.14m) và cao 15 ft. (~4.57m). Bề mặt của trống được chia thành các trụ thành tám ngăn, mỗi ngăn có một hốc nông. Hình chóp gãy nhô lên từ đỉnh của trống theo phương thẳng đứng cao đến 5 ft. (~1.25m) và thuôn nhọn dần. Hình chóp này (tiếng Sinhala: kot kārälla) cao 42 ft. 6 in. (~12.98m) tính từ đỉnh trống, tạo ra tổng chiều cao 245 ft.

(~74.67m) của bảo tháp từ mặt đất lên đến đỉnh[8]. Các dải đá cắt dày 6 in-xơ (~1.82m) được chèn vào cách nhau  21/2  ft. (~0.76m) vào phần chóp bằng gạch. Các dải đá này được cho là tượng trưng cho các chatta (ô/dù) vì chúng không có vai trò gì trong chức năng xây dựng, tất cả tạo nên hình dáng một loạt các chatta chồng lên nhau với kích thước giảm dần. Từ một số hàng gạch sau khi phần chóp bị đổ, người ta tìm thấy số của các hàng gạch được đánh dấu bằng chữ Sinhala vào khoảng thế kỷ thứ 8 khi chúng được xây dựng. Theo ghi chép, vua Vohārika Tissa (209-231) đã đặt một chatta trên bảo tháp;[9] mảnh vỡ của những mũi giáo bằng đá có lẽ được dùng để đỡ các chatta trên nền.

Không rõ chi phí xây dựng một bảo tháp khổng lồ như vậy là bao nhiêu; thật thú vị khi biết được rằng theo ghi chép, vua Sena III (938-946) đã đóng góp 40.000 đồng kahāpaṇa chỉ cho việc lát đá.[10]

Kể từ thế kỷ trước, đã có sự nhầm lẫn của nhiều người về vị trí của các bảo tháp của Vô Uý Sơn và của Jetavana (Kỳ Viên) do cả hai đều rất lớn và không cách nhau quá xa. Sự nhầm lẫn này còn phổ biến cho đến ngày nay. Các học giả đã đưa ra nhiều bằng chứng chỉ ra sự nhầm lẫn này, rằng các bảo tháp phía đông là của phái Vô Uý Sơn và phía đông bắc thuộc về Kỳ Viên. Nhiều tài liệu đã được công khai kể từ khi bằng chứng này được tổng hợp lần đầu tiên và xác nhận thêm vào năm 1913.[11]

Thảo luận này nên được mở đầu bằng cách ghi nhận rằng những tuyên bố về danh tính chính xác chỉ nên giới hạn cho các bảo tháp ở phía bắc và phía đông lần lượt. Các bảo tháp này, cùng với Mahā Thūpa (Đại bảo tháp) vốn có lai lịch rõ ràng, là hai bảo tháp khổng lồ duy nhất trong thành phố có kích thước phù hợp với chiều cao 160 cubit (~73.152m) và 140 cubit (~64.008m) được gán cho chúng và hầu như không bị tác động gì thêm sau này.[12]

Chưa từng có tuyên bố chắc chắn trong bất kỳ biên niên sử sơ khai nào về phương hướng la bàn mà mỗi bảo tháp khổng lồ này được đặt ban đầu. Bảo tháp của Vô Uý Sơn luôn được cho là nằm ở phương bắc, cả trong các tác phẩm lịch sử lẫn bia ký; bảo tháp Kỳ Viên được xây dựng trong vườn Joti hoặc Nandana mà các học giả đã xác định là đối diện với cổng phía nam của thành A-nô-la-đà. Trên thực tế, cuốn Đại sử có những câu chuyện về sự thành lập phái Vô Uý Sơn tự, việc xảy ra cùng với thời điểm xây dựng thành phố và trận chiến Vaṭṭagāmaṇi, chỉ ra rằng địa điểm này nằm ở phía bắc. Sự đề cập trực tiếp sớm nhất về vị trí ở phía bắc được thực hiện bởi tu sĩ Pháp Hiển, người đã lưu ý rằng Cetiya (bảo tháp) (Mihintalē) nằm ở phía đông của Tự viện (Vô Uý Sơn)[13]. Dấu vết một con đường từ phía bắc dẫn về phía đông tới Mihintalē, giao với một con đường khác (có thể là đường chính) từ cổng phía đông của thành, đã được tìm thấy trong các ghi chép khảo cổ học [14]. Do đó, tuyên bố này đã được xác nhận một cách độc lập.

Tiếp đến là ý nghĩa những bia ký được tìm thấy ở phía bắc theo thứ tự thời gian. Trong tòa nhà từng được gọi một cách đại khái là Chuồng voi ban đầu có một bia ký của vua Gajabāhuka-gāmaṇi, gọi là tháp Abhaya-gamiṇi utaramahāceta, “đại tháp Abhaya Gāmaṇi phía bắc”.[15]

Ở phía trước vāhalkaḍa phía nam của tháp, người ta phát hiện một phiến đá trên vỉa hè có khắc dòng chữ Maḷu-tisa (Kaniṭṭha Tissa) ba thập kỷ sau đó, đề cập đến một số công việc do nhà vua thực hiện. Trong đó có sự bổ sung bốn ayika và một asana-hala (tọa sảnh). Một cách tình cờ, cuốn Đại sử đã gán chúng cho vua Gajabāhuka-gāmaṇi. Cụm từ Utara-mahā-ceta (đại pháp phía bắc-ND) đã xuất hiện trong bản khắc này.[16] Ayrton, người đã kiểm tra viên đá, cho rằng nó đã ở đúng vị trí ban đầu.[17] Hai tráp đựng xá lợi bằng đá được chạm khắc cùng thời kỳ cũng được phát hiện giữa những mảnh vỡ của các vāhalkaḍa cùng một số tráp rỗng. Ít nhất một trong hai tráp này, chiếc có khắc ký của hoàng hậu Mitabi, đến từ vāhalkaḍa phía bắc; chiếc còn lại mang truyền thuyết về Sirala[18], hoàng thái hậu. (Xem Pl. II.)

Ngoài ra, còn có tám bản khắc của những cá nhân vô danh sống vào khoảng thế kỷ thứ 7, được tìm thấy trên bậc thềm của một ngôi đền đổ nát và mang tên của Vô Uý Sơn, được gọi theo nhiều cách khác nhau là Apahayagara-vahara, ApayagaraApahagara.[19]

Những tấm đá hoa cương với các thần chú Mật tông huyền bí đã được phát hiện ở phía đông nam của bảo tháp phía bắc.[20] Chữ viết được sử dụng là chữ Nāgarī vào khoảng thế kỷ thứ 9. Phát hiện này, trong khi củng cố cho phát biểu trong các biên niên sử rằng tu sĩ phái Vô Uý Sơn có thiện cảm với các giáo lý không chính thống thỉnh thoảng du nhập từ Ấn Độ, đồng thời khẳng định một cách chắc chắn rằng bản thân phát hiện là một trong những giáo lý không chính thống đó từ tự viện cổ của tông phái.

Bia ký (Số 1) của vua Mahinda IV (956-972) được tìm thấy gần một máng đá lớn ghi tên Vô úy Sơn, Kỳ Viên và một số tên khác.[21] Bản khắc này rõ ràng có liên quan đến bản số 2, đề cập chi tiết về về tun mahā-sala-piḷima Budun (Ba tượng Phật bằng đá vĩ đại) và Bud piriboyi miṇi-payi (Chén đá quý của Đức Phật).[22] Ba tượng Phật, trong thế tọa thiền chứng minh cho tài liệu này, hiện vẫn còn trong khu vực (Xem Pl . III.) Chúng tôi tin rằng Chiếc chén được đặt ở Vô Uý Sơn, cụ thể là Uttaramūla-pariveṇa. Bia ký đã đặt ra các quy định cho tu sĩ của Vô Uý Sơn (Abaya-turā-mahā-sā).

Một phiến đá có bia ký của vua Ca-diếp V được tìm thấy gần mái vòm đá cạnh chiếc được đề cập ở trên liên quan đến Vô Uý Sơn và Kapārārāma (Abuhaygirī-veherā Kapārā-muḷaṭ Salameyvan-pavu, v.v…).[23]

Năm 1954, một phiến đá có khắc chữ được tìm thấy ở xa hơn về phía đông, nghĩa là gần ao đôi lớn thuộc khu vực phía bắc, tại địa điểm được xác định là một trong hai Kapārā pariveṇas (Tháp lớn và Tháp nhỏ). Chữ viết bên trên là chữ Grantha ở miền nam Ấn Độ nhưng hai dòng cuối được viết bằng tiếng Sinhala vào nửa sau thế kỷ thứ 10, rất giống với các bia ký của vua Mahinda IV. Dòng chữ đề cập chính xác những từ được dịch là “ở đây, tại Kapārārāma”. Thạch trụ được đặt ở vị trí ban đầu; ārāma (khu vườn) và do đó, Vô Uý Sơn, được coi là thuộc khu vực này, tức là phía bắc.[24]

Tiếp đến là khu vực phía đông. Ở đây, hai bản khắc đã được chỉnh sửa so với số bản khắc ở trên. Cả hai bản khắc đều được tìm thấy tại địa điểm có lan can bằng đá nổi tiếng gần đại bảo tháp phía đông. Bản khắc đầu tiên được phát hiện trên một thanh ngang của lan can và có dòng chữ Abagiri-mahāvihāra. Trên cơ sở cổ vật học, nó được cho là thuộc thời đại của vua Mahāsena, người đã xây dựng Kỳ Viên. Nhưng dòng chữ Abhayagiri Đại Tự Viện trên bản khắc này có liên quan gì thì vẫn chưa được giải thích.[25] Một bia ký khác từ cùng một địa điểm được thực hiện vào năm thứ 7 triều vua Mahinda IV (962) gợi mở điều gì đó hữu ích hơn. Bản dịch của đoạn trích liên quan đến việc nghiên cứu có nội dung như sau:

“Không được cung cấp chỗ ở trong ‘Môn Thủy do các tín đồ xây dựng, với mong muốn hạnh phúc cõi trời và sự giải thoát cuối cùng, những người cư trú tại Ratnamāpirivena trong tu viện hoàng gia vĩ đại của Denā được thành lập (ngày xưa) vì lợi ích của trưởng lão Tis, người biết tiết chế, hài lòng và được biết đến với cái tên là lãnh chúa vĩ đại Sāguli. . .”.[26]

Có một bằng chứng chắc chắn trên các bia khắc cho thấy cách hiểu hiện tại là không chính xác, chính bảo tháp ở phía bắc là của Vô Uý Sơn và phía đông thuộc về Kỳ Viên.

Tiếp theo là một số điểm quan trọng khác trong việc định danh được các học giả đưa ra để bác bỏ sai lầm phổ biến này.

Trở ngại lớn nhất phản đối quan điểm đại bảo tháp phía bắc thuộc Vô Uý Sơn là bản dịch khá gần đây của phát biểu trong cuốn Đảo sử: tự viện của Vô Uý Sơn nằm giữa Cetiya và Sila-thūpa.[27]  Người ta không biết cetiya hay Sila-thūpa có nghĩa là gì. Một sự điều chỉnh đã được đề xuất (bởi Parker), đó là coi cetiya là của Vô Uý Sơn và Silā-thūpa là tháp Silā-Sobbhakaṇḍaka. Tuy nhiên có một số ý kiến phản đối. Cuốn Đảo sử viết vua Gajabāhuka- gāmaṇi sau này là người đã xây bảo tháo Vô Uý Sơn, điều này liên kết ông với một sự kiện xảy ra trước đó, tức vào thời vua Vaṭṭagāmaṇi.[28] Vì vậy, cách duy nhất để dung hòa việc định danh cetiya là công nhận rằng biên niên sử gia đã ghi chép lại vào thời vua  Vaṭṭagāmaṇi một sự kiện mà ông biết đã diễn ra muộn hơn nhiều – một sự sai niên đại. Còn một khó khăn nữa là Silā- sobbhakaṇḍaka (được mặc định là Silā-thūpa) vẫn chưa được xác định. Laṅkārāma được đề xuất sử dụng làm tên mới; nhưng các chuyên gia chưa có ý kiến gì về việc này.

Với Đại sử thì không có khó khăn trong việc xác định này vì tập sách viết vua Gajabāhuka-gāmaṇi là người đã mở rộng bảo tháp.[29] Điều này ngụ ý rằng bảo tháp đã tồn tại trước đó, nghĩa là người đã xây dựng nó chỉ có thể là vua Vaṭṭagāmaṇi. Bảo tháp được đã xây dựng trong lãnh thổ vương quốc ngay từ thời vua Mahinda hai thế kỷ trước đó và hoàn toàn có thể hình dung được rằng, một sự thành lập quan trọng như phái Vô Uý Sơn chắc chắn cần phải có bảo tháp riêng của mình ngay từ những khi thành lập.

Các bản dịch nhắc đến ở trên (Dpv.), mặc dù khá phổ biến và được chấp nhận rộng rãi, đã bị một số học giả đặt câu hỏi, những người cho rằng chữ “ở giữa” (between) không phải là cách chuyển ngữ chính xác của từ Pali sang tiếng Anh trong ngữ cảnh này, thay vào đó, “ở gần”(near) hoặc “bên trong”(within) truyền tải ý nghĩa thích hợp hơn (edd.: P. Ñāṇānanda Thera, 1927; và bản dịch của S. Paranavitana trong bài viết thuộc UCR. XVI, 1-2, p. 60). Paranavitana cho rằng lõi của bảo tháp (Silacetiya, tức bảo tháp Vô Uý Sơn) là công trình của vua Vaṭṭagāmaṇi. Ông nói thêm rằng có thể vị trí đó được lưu lại theo truyền thống (Pháp Hiển) vì đã được Đức Phật thánh hóa bằng việc để lại dấu chân của Ngài trên đó.

Nhưng bảo tháp bằng đá (silā cetiya) được cho là nằm trong thành phố giữa hai tự viện Thūpārāma và Lohapāsāda, hoặc đối diện với Thūpārāma (Svu. Truyện 53 và 82). Tài liệu này trong văn bản tiếng Pali cổ không đề cập bất kỳ một bảo tháp nào trong khu vực Vô Uý Sơn, vốn quá xa so với hai công trình nổi tiếng trên.

Kích thước của bảo tháp Vô Uý Sơn cũng là một câu hỏi, vì hiện tại nó được phân biệt dựa vào kích thước khổng lồ như của hai đại bảo tháp khác trong thành là Đại Bảo Tháp (Mahā Thūpa) và Bảo Tháp Kỳ Viên (Jetavana Thūpa). Khi vua Gajabāhuka-gāmaṇi mở rộng bảo tháp, chắc chắn ban đầu nó phải nhỏ hơn. Những đề cập sớm nhất về chiều cao của tháp được Pháp Hiển, người đã đưa ra con số 40 châng, (Legge: 400 cubits; Beal: 470 ft. và, theo bản dịch của Li Yung-hsi. 400 ft.[30]). Ngày nay, Đại sử đưa ra con số 140 cubits khi đề cập đến lần trùng tu cuối cùng được ghi lại bởi bởi vua Parākramabāhu I. Phần này của biên niên sử được Dharmakīrti viết vào thế kỷ 13.[31] Có một thước đo cubit khắc trên một tảng đá, và được mô tả như sau,

[1] Mhv. xxxiii, 43, 44. Từ Pali mahākāla được dùng ở đây được dịch là một danh hiệu của Yama. (S. Paranavitana: The God of Adam’s Peak, p. 63 f.)

[2] Mhv. xxxv, 119 f.

[3] ibid. xxxvi, 7.

[4] EZ. I, pp. 52, 553, 80.

[5] ibid. V (I), p. 162 f.

[6] CJSc. (G) II (S. Paranavitana: Chủ nghĩa Đại Tự Viện ở Tích Lan), tr.40

[7] S. Paranavitana: Bảo Tháp ở Tích Lan (ASCMem. V), p. 58 f.

[8] Mhv. Lxxviii, 98. Trong bản dịch tiếng Anh của Geiger’s về kích thước được Mhv đưa ra với các bảo tháp của Vô Uý Sơn và Kỳ Viên lần lượt, rõ ràng đã bị đảo ngược. Các kích thước đưa ra trong bài viết  được lấy từ Tích Lan Cổ (H. Parker) theo sau Các tàn tích kiến trúc của thành Anuradhapura (James G. Smither, 1894).

[9] Mhv. Xxxvi, 33 f.

[10] ASCMem. V, p. 65.

[11] By E. R. Ayrton in ASCMem. I (publd. 1924, ed. A. M. Hocart), chiefly chap. iii. Những nghi vấn đầu tiên đặt ra vởi Hugh Nevill (Ceylon Literary Register, se-ri gốc I, p. 294 và V, p. 356). Nghi vấn của ông được ủng hộ bởi H. Parker trong Tích Lan Cổ, p. 299 f.

[12] Mhv. Lxxviii, 98.

[13] Legge: 102, 107.

[14] CJSc. (G), II, 93 f.

[15] ASCMem. I, p. 2.

[16] EZ. I, p. 253 ff.

[17] ASCMem. I, p. 12.

[18] JCBRAS (Kế tiếp của 1886, p. Cxxvi); CJSc. (G), II, pp. 180, 201.

[19] EZ. IV, p. 139 f.

[20] ASCAR từ 1940-45, p. 41.

[21] EZ. I, p. 221 f.

[22] ibid. P. 234 f.

[23] Ibid. p. 41. Ý kiến của Ayrton là các phiến đá lớn có lẽ đã ở nguyên vị trí ban đầu (ASCMem. I).

[24] EZ. V (1), p. 168 f.

[25] EZ. IV, p. 280 f.

[26] EZ. III, p. 228 f. Denā nghĩa là Kỳ Viên trong tiếng Sinhala

[27] xix, v. 17 (18).

[28] xxii, v. 13.

[29] xxxv, v. 119.

[30] Beal rõ ràng đã sử dụng thước đo 141 in-xơ tương đương 1 châng, thường được sử dụng cho mục đích thuế má. Jean Przyluski đã phân loại rằng giá trị của một thước Hán khác biệt theo triều đại và tỉnh thành (IHQ. XI, 202). Bản dịch của Li Yung-hsi được xuất bản năm 1957  bởi Hội Phật giáo Trung Quốc, Bắc  Kinh.

[31] Văn học Pali Tích Lan, p.142, và G. C. Mendis: Lịch sử sơ kỳ Tích Lan (Phụ lục I).