ABHAYĀ (1), một nữ thần được nhắc đến trong tập Đại sự (ii, 26). Theo tài liệu này, Bồ-tát Gotama, ngay khi  mới đản sanh, đã được đưa từ vườn Lumbinī (Lâm-tỳ-ni) đến đền thờ của nữ thần này theo lệnh của vua cha để đứa trẻ sơ sinh có thể ‘cúi đầu dưới chân bà’. Nhưng Bồ-tát đã vào đền thờ một cách miễn cưỡng, chân đưa về phía trước khi được bế đến trước mặt bà để chào hỏi. Nữ thần Abhayā đã thừa nhận rằng không nên để một vị Bồ-tát kính lạy mình, và nếu bất kỳ kẻ nào làm thế, đầu kẻ đó sẽ bị vỡ làm bảy mảnh, sau đó chính bà đã đảnh lễ vị Bồ-tát[1].

ABHAYĀ (2), một trưởng lão thánh ni thời Đức Phật Sikhī (Thi-khí), trước đó từng là chánh cung hoàng hậu Aruna của đức vua, cha Đức Phật. Bà đã hết lòng kính ngưỡng với Đấng Giác ngộ. Dưới thời Phật Gotama, bà từng là bạn cùng chơi với Padumāvatī, người sau này có một đứa con chung với vua Tần-bà-xa-la xứ Ma-kiệt-đà. Cậu bé tên là Abhaya, đã đi tu và đắc quả A-la-hán. Padumāvatī (mẹ của Abhaya) và người bạn Abhayā, sau khi nghe một bài pháp của vị A-la-hán và quyết định từ bỏ cuộc sống trần tục, rồi cùng trú tại thành Vương Xá. Khi quán tưởng về sự bất tịnh (asubhadassana), Abhayā đã sợ hãi khi nhìn thấy tình trạng ban đầu của một tử thi trương phồng (uddhumātakādibhāva) trước mặt. Nhưng Đức Phật xoa dịu tâm trí ngài bằng những câu kệ (35, 36) được ghi lại trong Therīgāthā (Trưởng lão ni kệ) (xuất hiện trong cả Therī Apadāna, 8 (Trưởng lão ni Thánh nhân ký sự), được cho là của trưởng lão ni Uppaladāyikā), nhờ đó bà nhận ra “sự mong manh của thân thể, nơi trói buộc hạnh phúc thế gian”, và đắc quả A-la-hán.

  1. G. A. v. Z.

[1] Có một đoạn tương đương trong cùng tác phẩm (Mhvu. I, 222) liên quan đến Bồ-tát Dīpaṅkara, không nhắc tên những nữ thần liên quan. Ghi chép cũng không rõ rệt. Senart (Le Mahāvastu, Société Aslatique, p. 549, n. 4) cho rằng đó là  cùng một vị thần. Tuy nhiên Jones (Mhvu. I, p. 177, SBB. Trsl.) đã bác bỏ ý kiến này. Một điểm tương đồng thú vị được tìm thấy khi vị Đại Phạm Thiên xuất hiện trước Đức Phật

Gotama (M. I, 169. ff; D. II, 157) và thỉnh ngài Ngài thuyết Pháp đã được đặt một cái tên chính xác, viz., Sahampati , trong khi vị Đại Phạm Thiên xuất hiện trước Đức Phật Tỳ-bà-thi (D. II, 36, 40, v.v…) chỉ được gọi là ‘một trong những Đại Phạm Thiên’ hay ‘vị Đại Phạm Thiên đó’. Có lẽ các tác giả muốn phân biệt giữa những người đã gặp Đức Phật Gotama và những người đã gặp chư Phật quá khứ.