ĀBHARAṆAPUṢKARIṆĪ
ĀBHARAṆAPUṢKARIṆĪ, “Ao Báu”, tên được đặt cho một cái ao hay hồ sen, có khả năng nằm trong cung điện của vua Suddhodana (Tịnh Phạn)
Kinh Lalitavistara[1] (Đại Trang Nghiêm) viết rằng khi Chandaka (Xa-nặc), mang theo con ngựa Kaṇṭhaka (Kiền-trắc) và các món trang sức (mà Đức Phật khi còn là một vị Bồ-tát đã mang trên khi rời bỏ cung điện tâm cầu giải thoát) trở về nội điện, các vương tử Sākya (Thích-ca) là Bhadrika (Bạt-đề), Mahānāman (Ma-ha-nam) và Aniruddha (A-nậu-lâu-đà) đã cố gắng giành lấy những món đồ này suốt một thời gian dài. Tuy nhiên, “vì những món đồ này mang sức nặng của Đại thần Nārāyaṇa, và khí lực của của Á thần Nārāyaṇa, nên những người Thích-ca không thể cầm lên được” (BHS. 549, s.v. Saṃghataṇa). Bấy giờ, Di mẫu của Phật là Mahāprajāpatī Gautamī cho rằng chính việc nhìn thấy những món trang sức này chính là nguyên nhân khiến bà đau khổ. Vì thế, bà đã ném chúng xuống một cái ao, và như trong kinh Đại Trang Nghiêm đã kể, “thậm chí đến ngày nay vẫn được được gọi là Ābharaṇapuṣkariṇī (Ao báu)”.
T. R.
[1] 229.11.19. Có nhiều khó khăn trong việc dịch đoạn kinh này; cũng: cp. Annales du Musee Guinet, VI, p. 200.