ABERRATION (vipatti)

ABERRATION (vipatti): Đây là một khái niệm đa nghĩa và được dùng trong nhiều ngữ cảnh, nhưng cơ bản có thể phân loại thành hai nhóm chính là sự phá giới (sīla) và tà kiến (diṭṭhi).

Thuật ngữ này thường được nhắc đến trong Vin (I, 171; II, 28; IV, 7; v.v…) là một tội nhỏ (ācāra-vipatti). Tuy nhiên,  một lỗi nhỏ cũng có thể trở thành một đối tượng để quán tưởng và “một Tỳ-kheo nên thường xuyên kiểm điểm lỗi mình” (sādhu kālena kālaṃ attavipattim paccavekkhitā hoti: A. IV, 160). Lỗi người (paravipatti) cũng có thể trở thành một đề mục quán tưởng hữu ích, miễn là việc này không trở thành sự bới móc người khác. Vì tìm kiếm lỗi người là một trong

bảy điều được coi là sự thoái pháp (satta vipattiyo: A. IV, 26 ).  Sáu thoái pháp còn lại là: không thăm viếng các Tỳ-kheo, không nghe chánh Pháp, không tu tập tăng thượng tâm, thiếu niềm tin với chư trưởng lão, tìm người cúng dường ngoài Tăng chúng  và ưu tiên cho ngoại giáo. Ngược với suy thoái là thành tựu (sampatti).

Với ý nghĩa lệch lạc về tri kiến (diṭṭhi-vipatti), nó trở thành đồng nghĩa với dị giáo (Nett. 120). Cả hai sự  suy thoái này thường đi song hành, vì tà kiến ​​thường dẫn đến suy thoái đạo đức và ngược lại (sīlavipattiyā codeti, atho ācāradiṭṭhiyā: Vin. V, 159). Là một cặp thoái pháp (sīlavipatti ca diṭṭhivipatti ca),đối lập với chúng là cặp thành tựu pháp về giới hạnh và chánh kiến ​​(sīlasumpadā ca diṭṭhisampadā ca: A. I, ii, kinh 11 và 12).

Chia theo nhóm ba pháp, ta thấy sự suy thoái là các sai lầm trong hành động (kammanta-vipatti), tương ứng với những lệch lạc về giới (sīla-vipatti) hay phạm giới, bao gồm sát sinh, trộm cắp, tà hạnh, nói dối, nói đâm thọc, nói lời thô ác và nói chuyện nhảm nhí; sai lầm trong lối sống (ājīva-vipatti) do lối kiếm sống không chân chánh; sai lạc về tri kiến ​​(diṭṭhi-vipatti), bao gồm các tư tưởng cho rằng việc cúng dường là không lợi ích, bất kỳ hành động thiện ác nào cũng không sinh ra kết quả, không còn thế giới nào khác ở bất kỳ đâu, không có Sa-môn hay Bà-la-môn nào đạt được sự toàn thiện hay giác ngộ nhờ nỗ lực tự th, v.v… (A. I, 270). Trong một bài kinh trước đây nhắc đến một nhóm ba pháp thoái, trong đó thất bại trong việc kiếm sống đúng đắn (ājīvavipatti) được thay bằng suy thoái về tâm (citta-vipatti) hay tâm cong vênh, được giải thích là một tâm đầy tham lam và tàn ác (abhijjhālu hoti vyāpannacitto hoti: A. I, 268). Đối lập với chúng được gọi là thành tựu hay chứng đắc (sampadā) khi vắng mặt những suy thoái này.

H. G. A. v. Z.