ABBUDA NIRAYA
ABBUDA NIRAYA, một trong các tầng của hệ thống địa ngục trong vũ trụ Phật giáo. Tên này xuất hiện trong một đoạn kinh thường gặp trong Tương Ưng Bộ Kinh (I, 150), Tăng Chi Bộ Kinh (V, 173) và Kinh Tập (iii, 10) với cùng phong cách, chủ đề và ngữ cảnh, ngoại trừ một chút khác biệt nhỏ về chi tiết, đó là sự viên tịch và tái sanh của tỳ-kheo Kokālika.
Đoạn kinh được cho là thuật lại một lời dạy của Đức Phật về thời gian sống trong ngục Abbuda và các ngục khác cùng nhóm. Abbuda có tuổi thọ ngắn nhất. Để giải đáp cho một câu hỏi thế tục, Đức Phật đã đưa ra một so sánh thế tục: “Giả sử có một bao hột đậu mè, nặng hai mươi khārīs[1] theo đo lường ở nước Câu-tát-la. Giả sử cứ mỗi một trăm năm, một người lấy ra một lần một hột mè. Thời gian sử dụng hết bao hột mè đó còn nhanh hơn so với với thời gian ở ngục Abbuda.” (S. i, 150; trsl.: Tương Ưng, I, 190). Sau đó Abbuda được dùng làm đơn vị tính tuổi thọ ở địa ngục kế tiếp, tức ngục Nirabbuda, nơi thời gian dài gấp hai mươi lần ở Abbuda.
Theo nhận xét chú giải Kinh Tập (ii, 477), ngục Ababa (q.v.) không phải một ngục cụ thể mà là một khoảng thời gian trong ngục Avīcī (Vô Gián), cũng áp dụng cho Abbuda và các Ngục khác trong hệ thống này. Chú giải Udāna (Phật Tự Thuyết) (140) gọi nó là một hàn ngục (sītanaraka).
Từ abbuda (Skt. arbuda) được sử dụng theo nghĩa u bướu, như trong Tương Ưng Bộ Kinh (I, 206), còn có nghĩa ẩn dụ là “vết nhơ” hay “điều nhục nhã” (Vin. III, 18), hoặc để biểu thị một con số rất lớn (từ điển Abhidhānappadīpikā, 475), tức 10 triệu lũy thừa tám. Xem thêm COSMOLOGY, KOKĀLIKA.
B.J.
[1] Theo luận giải Tương Ưng, hai mươi khārī bằng một xe đầy chở hạt tila thuộc của xứ Ma-kiệt-đà. Thước đo của nước Câu-tát-la gấp bốn lần nước Ma-kiệt-đà.