ABANDONMENT, CONTEMPLATION OF (Quán tưởng về sự buông bỏ)

ABANDONMENT, CONTEMPLATION OF (Quán tưởng về sự buông bỏ): (paṭinissaggānupassanā). Thuật ngữ buông bỏ (paṭinissagga, pahāna) không mang bất kỳ ý nghĩa nào ám chỉ sự từ bỏ, nghĩa là tự giới, giữ giới, khổ hạnh hay hành xác. Nó đúng hơn là sự từ chối, buông bỏ (nissajjana), trái nghĩa với sự quyến luyến (sajjana). Do đó, khái niệm nissajjana được dùng trong Vinaya[1] cho hành vi một tỳ-kheo sở hữu trái phép vật

dụng, điều lẽ ra cần được xả bỏ. Sự xả ly này là một hành động thanh tẩy, tương tự như tắm rửa, không dựa trên sự lĩnh hội có phương pháp mà dựa vào sự hiểu biết về điều gì nên được buông bỏ. Vì thế Luận sư Buddhaghosa (Phật Âm), trích dẫn cuốn Paṭisambhidāmagga (Phân Tích Đạo), đã mô tả đức hạnh là sự chấm dứt (pahāna) sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói dối; nói đâm thọc, nói lời thô ác, lời phù phiếm, từ bỏ dục tham, ác ý và tà kiến[2]. Buông bỏ cũng được coi là một hạnh thông qua sự xuất ly (nekkhamma) khỏi tham dục; sự vô sân (abyāpāda) đối với sân; ánh sáng trí tuệ (āloka-saññā) đối với hôn trầm và thụy miên (thīnamiddha); bất phóng dật (avikkhepa) đối với trạo cử (uddhacca); sự kiên định (dhammavavatthāna) đối với hoài nghi (vicikicchā); qua tuệ giác (ñāṇa) đối với vô minh (avijjā) và hỷ (pāmujja) đối với bất mãn (arati) [3]. Ngay cả việc từ bỏ tầng thiền (jhāna) thấp hơn để lên tầng cao hơn cũng là một hạnh xả ly.

Trong cuốn Phân Tích Đạo[4] đã mô tả việc từ bỏ 47 giai đoạn trong một quá trình thông thường từ vô minh đến chứng thánh quả thông qua việc xả ly các ác nghiệp, triền cái trong thiền, thông qua các chứng ngộ lần lần trong định, các tầng trí tuệ nối tiếp và các bước trên con đường đưa đến quả vị A-la-hán. Mặc dù 47 giai đoạn này là cảm sinh, tầng sau kế tiếp tầng trước bằng từ bỏ tầng trước, có một giai đoạn cần chuyên tâm hơn với đề mục quán tưởng về sự buông bỏ (paṭinissaggānupassanā).

Trong các giai đoạn liên tục của tuệ giác (vipassanā, q.v.), mà qua đó cả hiểu biết và tri kiến đều được thanh tịnh để nhận biết đâu là con đường đạo đúng đắn (maggāmaggañāṇadassana-visuddhi), có mười tám giai đoạn chính (mahā vipassanā – đại minh sát). Trong đó, giai đoạn thứ bảy đề cập rằng: “người phát triển quán xả ly, từ bỏ tham” (paṭinissaggānupassanaṃ bhāvento ādānaṃ pajahati [5]). Vì nhờ quán từ bỏ các uẩn  (saṅkhārā) của thân, tâm và ý được giải thoát, không còn bị trói buộc, điều này là  do quan niệm về sự bất diệt của các uẩn đã bị loại trừ[6]. Hơn nữa, quán niệm về sự tan rã của các tướng (khayānupassanā) cũng giúp từ bỏ quan niệm hay sự mặc định về tính thống nhất trong tính liên tục (ghanassaññā [7]), một trong những trở ngại chính trên con đường dẫn đến trí huệ và giác ngộ.

Quán tưởng về buông bỏ này được gọi tưởng từ bỏ (pariccāga-paṭinissagga) hay tưởng nhập xả (pakkhandana- paṭinissagga [8]), bởi vì bằng việc thay thế các sự đối lập, nó đoạn trừ các uẩn hữu vi (khandhābhisaṅkhāra) và phiền não (kilesa, q.v.), đồng thời nhờ thấy rõ hạn chế của các pháp có điều kiện (saṅkhata-dosa-dasana), con người có xu hướng tìm về pháp vô vi Nibbāna (Niết-bàn). Quán tưởng này cũng
được xem là một sức mạnh của tuệ giác (paṭinissaggānupassanā vipassanābalaṃ [9]), vì nhờ tưởng buông xả, trí tuệ không còn bị dao động khi đối diện với bám chấp. Đó là một trong những pháp quán tưởng nên thường trực trong tâm để dẫn đường và giải phóng cho tâm trong khi thiền sinh tu tập chánh niệm trong hơi thở [10] (paṭinissaggānupassī assasissāmi passasisāmī’ti sikkhati).

Mặc dù không theo cùng trình tự phân loại các hình thức quán niệm, được trình bày trong các biên soạn và chú giải sau này, việc sống thường niệm, xem mọi sắc và thọ là nhàm chán, đáng buông bỏ (paṭinissaggānupassī vihāranto) là lý tưởng được Đức Phật thường xuyên nêu cao. Khi tôn giả Mahā Moggāllana (Đại Mục-kiền-liên) bạch hỏi: “Bằng cách nào một Tỳ-kheo trở nên tự do nhờ đoạn diệt ái dục?” (taṇhā saṅkhaya vimutto [11]). Đức Phật đáp rằng: “Một tỳ-kheo sống xem tất cả căn, trần, thức, thọ, ham muốn, tưởng v.v… là đối tượng buông bỏ, vị ấy đáng được cúng dường … và trở thành ruộng phước cho người khác, vô thượng trong trong thế gian này”[12]. Đó là một trong những hình mẫu của tư duy quán tưởng khi nhắc đến việc luyện tập chánh niệm trong hơi thở  vào ra (ānāpānasati)[13].

Mặt khác, một vị tu sĩ sẽ không thể an trú trong thiền buông xả (abhabbo paṭisnissaggānupassī viharituṃ [14]), nếu vị ấy không có mười một đức tính giúp người chăn bò có thể chăn giữ đàn bò của mình và khiến chúng tăng trưởng: vị ấy phải biết bốn đại chủng và những gì do bốn đại chủng đó hợp thành; vị ấy phải biết rằng người ngu và kẻ trí được phân biệt bởi hành vi của họ; vị ấy phải đoạn trừ mọi tư dục trước khi nó phát triển thành hành động, như người chăn bò biết diệt ve rận cắn bò; vị ấy phải biết phòng hộ các căn, như người chăn bò băng bó vết thương cho đàn bò; vị ấy cần mang giáo pháp thuyết giảng cặn kẽ cho mọi người; thường xuyên thân cận các bậc tỳ-kheo đa văn, như người chăn bò biết dẫn đàn đến chỗ cạn để lội qua; và hoan hỉ khi nghe pháp; vị ấy nên biết Bát Chánh Đạo, và khéo trụ tâm trong cánh đồng chánh niệm và thiền định; vị ấy nên biết thọ nhận vừa đủ những vật phẩm cúng dường từ các vị tại gia thí chủ, giống như một người chăn bò giỏi không vắt sữa bò cho đến kiệt quệ; và vị ấy cần tôn kính hết mực các bậc trưởng lão, lãnh đạo giáo đoàn tỏ lòng kính trọng đối với những người cao niên của mình, những người lãnh đạo Tăng giới và giáo đoàn.

Tuy nhiên, điều quan trọng nhất của sự quán tưởng này được thể hiện khi nó được bao gồm trong lời khuyên của Đức Phật về những điều một tu sĩ nên làm khi mạng chung,, đó là khi thời đã đến (kālaṃ āgameyya), với chánh niệm (sato) và tỉnh giác (sampajāno [15]): bất kỳ cảm thọ nào, dù là lạc thọ,

khổ thọ hay bất lạc khổ thọ, nên tuệ tri rằng những cảm thọ ấy khởi lên nơi sắc thân này, mà sắc thân này vốn là vô thường, hữu vi, do duyên sanh, nên cảm thọ ấy cũng không thể nào thường trụ. Việc quán vô thường này giúp vị tu sĩ an trú vào sự tiêu vong (vaya), sự ly tham (virāga), quán đoạn diệt (nirodha) và quán từ bỏ (paṭinissaggānupassī vihārati) đối với thân và lạc thọ của vị ấy.

Nguyên mẫu của biểu thức này xuất hiện trong kinh Ānāpānasati (Quán hơi thở) (M. III, 83), có lẽ là tài liệu tham khảo cổ nhất, về việc tu tập chánh niệm trong hơi thở và làm cho sung mãn, được quả lớn và ích lợi lớn [16].

Tầm quan trọng của nó cũng thể hiện rõ qua sự lặp đi lặp lại liên tục của công thức đã trở thành đặc trưng này. Xuyên suốt Ānāpāna Samyutta[17] (Tương ưng Hơi thở), quán buông xả xuất hiện dưới dạng rèn luyện tâm trí với ý thức nhận biết toàn bộ tiến trình hơi thở (paṭinissaggānupassī assasissāmīti sikkhati, paṭinissaggānupassī passasissaāmīti sikkhati). Từ đó đưa đến sự đoạn tận các kiết sử (saṃyojana-pahāna), nhổ sạch các tùy miên (anusayamugghāta), liễu tri con đường (addhāna-parinnā) và đoạn tận các lậu hoặc (āsavakkhaya)[18].

  1. G. A. v. Z

[1] Vin. I, 196, 254, &c.

[2] Vsim. i, p. 40.

[3] Vsim. i, p. 40.

[4] Ps. I, 47.

[5] Vsim. xx, p. 540.

[6] VsimA. Cp. Nāṇamoli, Thanh Tịnh Đạo, p. 706, n. 3.

[7] Vism. Xx, p. 540.

[8] Ps. I, 194.

[9] Ps. I, 194.

[10] ibid. viii, p. 240; A. V, p. 112.

[11] A. IV, p.88; M. I, p.251.

[12] A. IV, p. 146.

[13] A. V, p. 112.

[14] A. V, p. 359.

[15] S. IV, p. 211, Kinh Gelañña.

[16] M. III, p. 83, kinh 118.

[17] S. V, x pp. 311-341.

[18] S. V, x, kinh 17-20