ĀBṚṂHAṆA
ĀBṚṂHAṆA. Bắt nguồn từ sự kết hợp ā + √bṛh hoặc ā + √vṛh, thuật ngữ này có nghĩa chính là “công cụ để nhổ ra” (gai, mảnh vụn, v.v.), và đã được sử dụng trong nhiều biến tố động từ với nghĩa bóng thoáng hơn như là “bức,” hoặc “kéo ra” hoặc “rút” mũi tên hoặc răng độc ưu phiền, ham muốn hoặc tham ái. Vì lý do đó mà N. Dutt xác nhận là có sự tương tự ý nghĩa giữa những thuật ngữ āvarhaṇa, āvrīḍha nằm trong từ như ‘āvrīḍhaśalya’ (Mvyut. 7216) với thuật ngữ abbhāna có liên kết với sự “rút lại” những vi phạm gây ra bởi một tu sĩ (GM. III, phần 3, trang 74, số 3). Quan điểm này được củng cố bởi một dạng biến đổi sang tiếng Tây Tạng của thuật ngữ này và nó được đọc là phyuṅ-ba dbyuṅ-ba
Dạng tương đương của thuật ngữ này trong tiếng Pali (abbhāna, abbhūna) cũng xuất hiện dưới nhiều biến tố động từ (abbuḷhana, abbūḷha, v.v.) đồng nghĩa với những nghĩa bóng thoáng ở trên và thường được liên kết với từ salla có nghĩa là mũi tên hoặc mũi lao và đó có thể là mũi tên của ưu phiền (soka), tham dục (rāga, kāma), nghi ngờ (vicikicchā) hoặc là tham ái (taṇhā). Những chú giải dùng những từ như uddaritvā, uppāṭetvā, santhanaṃm và nimmathanaṃ để thể hiện ý nghĩa truyền đạt bởi thuật ngữ này, giúp chúng ta xác nhận những từ trong chú giải bắt nguồn từ đâu.
Những ví dụ sau đây là tiêu biểu của những cách dùng những thuật ngữ theo nghĩa bóng được nhắc đến ở trên. Trong Dīgha Nikāya, ngài Sakka nói về mũi lao của sự nghi ngờ và bối rối đã được rút ra bởi Đức Phật (yañ ca pana me vicikicchā-kathaṅ-katha-sallaṃ tañ ca Bhagavatā abbūḷhan ti: D. II, 283); trong khi chú giải kinh Dhammapada nói về ‘mũi tên của ưu phiền xoáy vào tim’ (sallaṃ sokaṃ hadayanissitaṃ: I, 30); và trong Aṅguttara Nikāya miêu tả một người đệ tử Thánh Nhân với sự hiểu biết là “người đã rút ra được” ba mũi lao độc của sự ưu phiền, mà người phàm phu không hiểu biết tự dùng để giày vò bản thân (abbuyhi savisaṃ sokasallaṃ yena viddho assutavā puthujjano attānaṃ yeva paritā peti: A. III, trang 56). Trong Saṃyutta Nikāya, ngài Godhika được kể là đã hoàn toàn tịch, cùng lúc ‘xé toạc ra’ tham ái và nhân của tham ái (S. I, 121: so sánh với chú giải Sāratthappakāsinī, I, trang 184: samūlaṃ taṇhaṃ abbuyhāti, avijjā mūlena samūlakaṃ taṇhaṃ arahatta maggena uppāṭetvā…parinibbuto. Cũng so sánh với cùng tài liệu, II, 264: abbhuyhāti arahattamaggena taṃ samūlakaṃ uddharitvā). Cũng theo nghĩa này mà Cullaniddesa nói về việc rút ra nọc độc của sự tham ái như là một trong những thành tựu của một mahesī (bậc đại sĩ) (503: taṇhā-sallassa abbuḷhanaṃ). Cũng theo cách đó mà Sutta-nipāta nói về “bụi gai giày vò, bên trong tâm của con người; chết đứng, người nạn nhân chạy lạc lối; nhưng khi không còn trong tâm, người đó không còn lạc lối nữa hoặc lún xuống bùn lầy.” (Sn. 938 và 939 so với Sn. 592, 593 và 779. Cũng so sánh với DhpA. III, 404: salla sathanan ti rāgasallādīnaṃ sathananaṃ nimmathanaṃ abbāhanaṃ. Tương tự, Paramatthadīpanī Theragāthā Aṭṭhakathā, II, trang 172 và Paramatthajotikā II, tập 2, trang 518). Đó là lý do cho sự cảnh báo này: “với lòng hăng hái và trí tuệ, bức mũi tên gai từ vết thương sưng tấy” (Sn. 334).
Trong tài liệu Phật Giáo Sanskrit, cũng vậy, cách sử dụng thuật ngữ như ở trên chiếm ưu thế. Điểm này được thể hiện rõ trong cụm từ được ghi nhận lại “ āvrīḍha-śalya” (Tiếng Tây Tạng: ‘Zug-rnu byun-ba’; Mvyut. 7216). Do đó, bộ Gaṇdavyūha miêu tả người kalyāṇa-mitra (có bạn lành) là người ‘bức ra gai bất thiện’ (samābṛṃhayitāroduḥśalyānāṃ: 462.23). Bộ Gaṇdavyūha cũng giữ quan điểm rằng một trạng thái rút gai liên tục (tức là, bất thiện; anuśalyasamāṛṃhaṇatā: 491.22) hình thành hoạt động của một người đàn ông đích thực (satpuruṣa). Tuy nhiên, thuật ngữ ābṛṃhaṇa cũng có nghĩa là công cụ để nhổ đã được dùng một cách rất phù hợp để miêu tả bodhicitta (Bồ đề tâm) hoặc là tư duy về giác ngộ được cho là về bản chất giống như một công cụ để nhổ bụi gai của khái niệm sai lầm về ngã (ābṛṃhaṇabhūtaṃ satkāyaśalyasamābṛṃhaṇatayā: Gvyū. 495. 13).
T. R.