A-NA-KO-MU
A-NA-KO-MU, một nhà điêu khắc người Nepal, người đã đến Trung Quốc và qua đời vào triều nhà Nguyên (1280-1368 CN). Mặc dù tên của ông được dịch sang tiếng Hán với nhiều phiên âm khác nhau như là A-ni-ko (A Ni Ka) hay A-ni-ho thì nguồn gốc của tên vẫn chưa được biết. Liên quan đến tiểu sử của ông, có hai tác phẩm còn tồn tại. Một là Biên Niên Sử của triều Nguyên (quyển 203, chương 90, Tiểu Sử của Những Nghệ Sĩ Bậc Thầy), và tác phẩm còn lại là giới thiệu về Tsao-hsiang-liang-tu-ching (Daśatalanyagrodhapari- maṇḍala-buddha-pratimālaksaṇa hoặc Tác Phẩm Về Tỷ Lệ Cân Xứng Của Tượng Phật) bởi Gombochap (1742 CN) thuộc triều nhà Thanh.
Đặc biệt là trong quyển trước, tiểu sử của vị điêu khắc gia này được giữ gìn cẩn thận. Theo như mô tả trong đây, ông được sinh vào năm 1243 CN vào thời gian trị vì tàn bạo của Abhayamalla (Xem S. Levi, Le Nepal, II, p. 214 ff.); ông rời Nepal trước khi triều đại Anantamalla thành lập để làm việc ở Tây Tạng với một nhóm các tăng sĩ điêu khắc và họa sĩ. S. Levi đã đặt ra câu hỏi liệu Nepal có phải là một nước chư hầu của Tây Tạng vào thời điểm đó hay không, và hơn nữa, về vấn đề này, ông tuyên bố “nhưng dù sao nó cũng đảm bảo sự bền bỉ và tầm quan trọng của mối quan hệ giữa hai nước trong nửa sau thế kỷ 13, vào thời điểm đặc biệt kích động này, khi triều đại nhà Nguyên của Mông Cổ tranh chấp và giành lấy đế chế Trung Hoa từ tay các hoàng tử cuối cùng của các nhánh phía nam nhà Tống, khi Hốt Tất Liệt mời Phật tử, Đạo giáo, Cơ đốc giáo Nestorian, Công giáo La Mã và Hồi giáo đến hoàng cung của mình”. (Một Nghệ Nhân Ấn Độ ở Trung Quốc, Đại Bồ Đề và Thế Giới Phật Giáo Thống Nhất, vol, XXX, 1922, p. 367). A-na-ko-mu, người đã đến hoàng cung của Mông cổ vào năm 1263, đã không gặp sứ giả của St. louis, là đại sư Rubruque, người đã ở lại đó vào những năm 1253-4. Tuy nhiên, ông lại thấy đại diện các tôn giáo trên toàn thế giới lại có mặt ở đó. Và ông ta đã đánh bại Marcro Polo, vị sứ giả nổi tiếng của Châu Âu.
S. Lévi xem ông như một người điều đình giữa Nepal và Tây Tạng. Ông viết (op. cit., p. 368) “Tiểu sử của A-r-ni-ko đã hé lộ một vài sự thật lịch sử trong lịch sử Phật giáo Nepal; sự xác minh chính thức về mối quan hệ thường xuyên giữa Nepal và Tây Tạng, dưới sự bảo trợ của Phags-pa, khi bắt đầu sự nghiệp của nhà sư lừng lẫy này, ngụ ý rằng Nepal không còn xa lạ với phong trào mạnh mẽ đã tạo ra và tổ chức Lạt ma giáo. Người ta không thể cô lập Nepal khỏi Tây Tạng trong suốt thế kỷ 13. Cuối cùng, vai trò đáng kể được là do, bởi bằng chứng của chính Biên niên sử, ảnh hưởng của một nghệ sĩ người Nepal đối với nghệ thuật ở Trung Quốc, đưa ra giả thuyết, mà tôi đã tạo nên về nguồn gốc người Nepal trong kiểu ‘chùa chiền’ ở Trung Quốc và Nhật Bản, vẫn còn nhiều khả năng hơn. (Xem thêm: Le Nepal, Vol. II, pp. 11 ff.) Sự nghiệp của ông được ghi trong Biên niên sử triều Nguyên như sau (Bản dịch tiếng Anh của Phanindra Nath Bose), “A-r-ni-ko hoặc A-na-ko- mu) là người gốc Nepal. Người dân của vương quốc đó gọi ông là Pa-le-pu. Khi còn trẻ ông đã biểu hiện trí thông minh vượt trội so với những đứa trẻ bình thường. Lớn hơn một chút, cậu có thể thuộc lòng các bài kinh Phật; và vào cuối năm anh ấy có thể hiểu được ý nghĩa của chúng. Trong số các bạn cùng trường của mình, cậu có một người bạn, người đó vừa là nhà thiết kế, họa sĩ, người làm mô hình và trang trí, và là người đã thuộc lòng ‘Quy tắc về tỷ lệ’. Những gì đã nghe qua một lần, cậu ấy đều có thể lặp lại. Lớn lên, anh ấy xuất sắc trong việc thiết kế, tạo mẫu những bức tượng kim loại với kích thước lớn. Vào năm Ching-ting đầu tiên (1260), một sắc lệnh đã được ban cho vị thầy của hoàng đế (Ti-shih), Pa-k’o-szu-pa (Phags-pa), là phải dựng lên một ngôi chùa bằng vàng ở Tây Tạng. Một trăm nghệ nhân được chọn của Nepal sẽ đi thực hiện tác phẩm đó. Đã tìm được 80 người, nhưng còn thiếu một người chỉ đạo. Tuy nhiên, không tìm được ai để chỉ huy đội ngũ đó. A-r-ni-ko, khi ấy 17 tuổi, muốn nhận trách nhiệm đó. Người ta nói với anh ấy về những khó khăn do tuổi tác, nhưng anh ấy trả lời: ‘Tôi có thể còn trẻ; nhưng tinh thần của tôi thì không’. Do đó, anh ấy được phép bắt đầu. Vị thầy của hoàng đế đã rất ngạc nhiên khi nhìn thấy anh ta. Ông muốn kiểm tra năng lực làm việc của anh. Năm sau chùa hoàn thành. Sau đó, A-r-ni-ko xin phép được quay về. Vị thầy của hoàng đế lại bắt anh phải trình diện tại hoàng cung. Hơn nữa còn cạo đầu, làm lễ xuất gia cho anh và nhận làm đệ tử. Do đó, theo lời khuyên của vị lạt ma, A-r-ni-ko đã đến hoàng cung. Hoàng đế, sau khi quan sát anh ta một lúc lâu, hỏi anh ta, ‘Ngươi đã đến một vương quốc vĩ đại., không cảm thấy sợ hãi sao? A-r-ni-ko trả lời, ‘Bệ hạ coi dân chúng như con của mình. Tại sao một đứa trẻ lại phải sợ hãi khi đến trước mặt cha của chúng? ‘Hoàng đế lại hỏi, ‘Sao ngươi lại đến đây?’ Anh ta đáp, ‘Tổ quốc của tôi ở các nước phương Tây. Tôi đã nhận lệnh của hoàng gia để xây dựng một bảo tháp ở Tây Tạng. Tôi đã thực hiện mệnh lệnh đó trong hai năm. Nơi xa kia, tôi đã chứng kiến cảnh hỗn loạn của chiến tranh, những con người không thể duy trì cuộc sống của mình. Mong Bệ hạ lập thái bình, không toan tính xa gần; vì lợi ích của chúng sinh, tôi đã đến đây’. Hoàng đế hỏi, ‘Ngươi biết làm cái gì?’ Anh ta trả lời: ‘Ta biết thiết kế, tạo mẫu, đúc tượng bằng kim loại’. Hoàng đế ra lệnh cho anh ta lấy một bức tượng đồng trong cung và chỉ nó ra, hoàng đế nói với anh ta, ‘Đây là một bức tượng được tặng vào dịp sứ bộ của An-fu-wang-tsi của nhà Tống. Nó đã bị tàn phá bởi thời gian, và không có ai có thể phục chỉnh lại nguyên trạng, ngươi có thể làm lại được không?’ Anh ấy trả lời, ‘Không có câu trả lời cho vấn đề của ngài. Tuy nhiên, tôi muốn thử’. Vào năm Chih-yuan thứ hai (1265), bức tượng, hoàn toàn mới, được hoàn thành……..” Các nghệ nhân đều kinh ngạc trước tài năng siêu phàm của anh. Trong tất cả các tu viện ở hai kinh thành, hầu hết các bức tượng đều do tay ông tạo ra. Không có bức tranh nào có thể đạt đến độ hoàn hảo như chân dung của các vị hoàng đế khác nhau mà ông đã làm trên vải lụa. Vào năm Chih-yuan thứ mười (1273), quyền hành cao nhất của những nghệ nhân tạc tượng kim loại được trao cho ông, với một ấn bạc khắc hình hổ. (Jen-chiang-tsung-kuan- yin-chang-hu-fu ). Năm thứ 15 (1278) có chiếu chỉ cho phép ông quay lại đời sống cư sĩ. Sau đó, ông giữ chức kuang-lu-ta-fu (quan lộc đại phu), rồi chức ta-szu-t’u (đại tư đồ), chủ quản các công xưởng của triều đình. Ông được hưởng những ân huệ và lợi dưỡng không gì so sánh được. Sau khi qua đời, ông được truy tặng tước hiệu là Thái Sư Khai Phủ Nghi Đồng Tam Ti (t’ai-shih-k’ai-fu-i- tung-san-szu), Lương Quốc Công (Liang-kuo-kung), Thượng Trụ Quốc (Shang-chu-kuo) và được phong hiệu là min-hui .
Theo lời giới thiệu của Kinh Tỷ Lượng (Tsao-hsiang-liang- tu-ching-yin), ông có sáu người con và nhiều đệ tử. Trong số các đệ tử, Liu-cheng-feng là người thông minh nhất và trở nên nổi tiếng khắp nơi. Anh đã học được từ người thầy của mình những bí quyết tạo hình tượng của người Nepal và Ấn Độ. Sau hai nghệ nhân lỗi lạc này, phong cách tạc tượng Phật của Ấn Độ đã trở nên phổ biến trong nhân dân Trung Quốc.
S. K.