A-MI-T’O-KU-YIN-SHENG-WANG-T’O-LO-NI
A-MI-T’O-KU-YIN-SHENG-WANG-T’O-LO-NI (A Di Đà Cổ Âm Thanh Vương Đà La Ni, Nanjio, No. 485), còn được gọi là Cổ Âm Thanh Vương Kinh, hay Cổ Âm Thanh Kinh là bản kinh tiếng Hán được dịch từ tiếng Phạn, được cho là đã bị mất. Nó được dịch vào triều Lương (502-57 CN), không có tên người dịch. Tựa đề tiếng Hán được Nanjio khôi phục thành tiếng Phạn, cụ thể là Amitadundubhisvararāja- dhāraṇī-sūtra.
Một phiên bản khác của bản kinh này được tìm thấy ở Tây Tạng, cụ thể là Tse-daṅ ye-śes dpag-tu-med-paḥi sñīṅ-po shes-bya-haḥi gzuns; đã được khôi phục thành bản tiếng Phạn có tên là Aparimitāyurjñānahṛdayanāma-dhāraṇī (ŌM. No. 363). Nó được dịch ra tiếng Tạng bởi ngài Paṇḍit Puṇyasambhava và dịch giả người Tây Tạng Ba-tshab Ni-ma-grags. Nội dung của bản tiếng Hán và tiếng Tạng như nhau.
Kinh này là một bài pháp tiểu sử được đức phật thuyết giảng cho một hội chúng Tỳ kheo, khi ngài ở thành Campā (Chiêm bà). Nội dung bài kinh nói về Phật Di Đà, nói về sự tráng lệ và trang nghiêm thù thắng ở cõi Cực Lạc (Sukhāvatī) của Ngài, về sự thù diệu rực rỡ ở trú xứ của Ngài, nói đến tên cha mẹ Ngài, con trai và các đệ tử của Ngài. Trú xứ đó gọi là Ch’ing-ta’ai (Thanh Thái, nghĩa là Thanh Tịnh và Thư Thái), do đức A-mi-t’o-fu (Phật A Di Đà) làm chủ. Cha Ngài tên là Yüe-Shang (Nguyệt Thượng hay Candrottama), mẹ Ngài tên là Shu-shêng-miao-yen (Thù Thắng Diệu Nhan hay Candraprabhā). Phật Amitābha có hai vị đệ tử, ‘đệ tử về giới luật’ tên Vô Cấu Xưng (Wu-kou-ch’êng hay Vimalakīrti) và ‘đệ tử về trí tuệ’ tên Hiền Quang (Hsien-kuang hay Parigrāha-prabhā).
Người ta nói rằng nếu một người đọc tụng kinh này liên tục trong 10 ngày liên tục, họ chắc chắn sẽ được thấy Phật Di Đà. Nói cách khác, họ chắc chắn sẽ được sinh về cõi Cực Lạc của Ngài (Moc. 65A).
R.A.G