A-HŪṂ
A-HŪṂ là sự kết hợp của các ký tự Siddhaṃ अ (A) và हूँ (Hūṃ). Như đã biết, A đứng đầu trong bảng chữ cái Siddhaṃ, là âm cơ bản của tất cả các âm khác và vì vậy nó được gọi là nguồn gốc của tất cả các ký tự và âm. Nó được phát âm bằng cách mở miệng hoàn toàn. Ngược lại, Hum được phát ra khi khép miệng lại và tượng trưng cho sự kết thúc của vạn vật.
Nói cách khác, A là cơ sở bản thể của pháp giới này, trong khi Huṃ là sự kết thúc của mọi đức hạnh và chân lý. Điều này được giải thích trong chương hai của Kinh Đại Nhật Như Lai (Mahāvairocana) (Nanjio, Số 530) như sau: “A là nguồn gốc thực sự của vạn vật mà từ đó vạn hữu được tạo ra.” Về Huṃ, Kukai (774-835) đã đưa ra một định nghĩa trong Un-ji-gi (nghĩa của từ Huṃ) của ông như sau: “Tiếng Huṃ này là lời chân thật mà mười phương ba đời Chư Phật đều nói… Nó có trí tuệ viên mãn trong từng sát-na, đạt đến mục tiêu tối thượng (anuttarasamyak-sambodhi) không chút chần chừ.”
Lại nữa, Sittan-sanmitsushō (Taishō, tập 83) của Jōgon (1639-1702) giải thích rằng hai âm A và Huṃ, tượng trưng cho sự thở ra và hít vào, tương ứng tượng trưng cho Chân lý (A) và Thần lực cứu độ (Huṃ) của Chư Phật. Mọi loại tế hạnh khác đều được chứa trong hai đại hạnh này. Tương tự, trong Kakuashō có tuyên bố như sau: “Tất cả hơi thở của Shingon (thần chú-mantra) tương đương với A và Huṃ, A là thở ra và Huṃ là hít vào.” Dựa trên cách giải thích này, Thần lực của Chư Phật và của những Vị khác đều được đặc trưng bởi phương tiện thở. Hai Dọa-xoa Minh vương (Vajrayakṣas), được đặt, quay mặt về phía trước, trong không gian được bao phủ bởi bốn cây cột ở cổng chùa ở Nhật Bản, tượng trưng cho hơi thở của A và Huṃ.
Tác phẩm điêu khắc hai con chó theo phong cách chạm khắc Trung Quốc, được đặt ở phía trước chánh điện của các ngôi chùa, tương tự cũng tượng trưng cho như A và Huṃ.
- K.