ĀNANDA (1), tên của bốn trong năm trăm vị Độc Giác Phật đã sống ẩn dật ở núi Isigili trong thời cổ đại. Họ được người dân thới ấy thấy là đã đi vào trong núi, nhưng sau đó không bao giờ thấy nữa. Bởi vậy người ta thường gọi đó là ngọn núi đã nuốt chửng các vị thánh (isī gilatī ti) và đặt tên nó là Isigili. Tên của 101 vị Phật Độc Giác được đức Phật nói trong Isigili Sutta (M. III, 69 f.).

Ngài Buddhaghosa trong phần chú giải của mình (MA. II, 889) có nói về việc làm cách nào mà những vị thánh này có thể trú bên trong ngọn núi sau một tảng đá có thể đóng mở như một cánh cửa.

H.G.A.v.Z.                                                                                                                                   

ĀNANDA (2), tên của một vị chuyển luân thánh vương (cakravartin) được nói đến trong số các đệ tử tại gia của đức Phật (Mhvyut. 3609).

ĀNANDA (3), con trai của Phật Tissa, vị Phật thứ 16 trong danh sách 24 đức Phật, mẹ của ngài là Subhaddā (Buv. xviii, 18).

ĀNANDA (4), son trai của Phật Phussa, vị Phật thứ 17 trong danh sách 24 đức Phật, mẹ của ngài là Kisāgotamī (Buv. xix, 16). Tuy nhiên, trong chú giải Phật Sử (Buddhavaṃsa) lại nói rằng ngài tên là Anupamā (p. 232).

 ĀNANDA (5), anh cùng cha khác mẹ của đức Phật Maṅgala. Ngài cùng với 90 triệu tín đồ đã đến gặp đức Phật Maṅgala; sau khi nghe Phật thuyết Pháp tất cả họ đều chứng thánh quả A la hán (J. I, 30).

ĀNANDA (6), một vị thị giả (aggupaṭṭhāyaka) của đức Phật. (Xem Plate XLIV.). Đầu tiên, ngài là em họ của đức Phật, và theo như ấn bản Pali[1] thì ngài là con trai của vua Sakyan Amitodana, một trong những em trai của vua Suddhodana. Nhưng theo như Mahāvastu (Đại Sự)[2] thì Ānanda là con của vua Śklodana, một người em trai khác của vua Suddhodana, và ngài là em trai của Devadatta and Upadhāna. Trong Luật Tạng của Tây Tạng[3] thì đồng ý với ấn bản Pali. Trong Manorathapūraṇī[4] (Mãn Túc Hy Cầu Luận, tức Chú sớ Tăng Chi Bộ Kinh) thì Mahānāma và Anuruddha cũng được cho là con trai của vua Amitodana, và trường hợp này thì Ānanda là em trai của họ. Tuy nhiên không một nơi nào trong kinh điển Pali nói rằng Ānanda có anh trai là Mahānāma và Anuruddha. G. P. Malalasekera cho rằng[5] Ānanda là em cùng cha khác mẹ với Mahānāma và Anuruddha. Mặt khác, Luật Tạng của Tây Tạng[6] nói rằng Mahānāma và Anuruddha là con trai của vua Droṇodana, cũng là một người em trai khác của vua Sudhodana. Trong Mahāvastu[7] tên mẹ của Ānanda được viết là Mṛgī. Trong kinh điển Pali thì không nói gì về điểm này.

Trong những văn bản khác nhau, không có sự thống nhất nào nói về thời điểm Ānanda được sinh ra. Ấn bản Pali thì dựa trên một tuyên bố được tìm thấy trong Manorathapūraṇī, “Được sinh ở cõi trời Đâu Suất cùng với đức Bồ tát, ngài tịch ở đó, và sau đó được tái sinh vào dòng Thích Ca của vua Amitodana”[8]. Điều này ngụ ý rằng Ānanda được chào đời cùng thời điểm với đức Phật. Bản Sumaṅgalavilāsinī[9] (Cát Tường Duyệt Ý Luận, tức chú sớ Trường Bộ Kinh) cũng nói rằng Ānanda là một trong bảy người được sinh cùng thời điểm với đức Phật (sahajātāni). Tuy nhiên, theo như bản Luật của Tây Tạng[10] và những văn bản của Đại thừa thì “ngài ra đời vào ngày đức Phật thành đạo và khắp kinh thành Ca Tỳ La Vệ (Kapilavastu) đều tràn ngập một niềm đại hỷ vào ngày đó, do vậy mà ngài có tên là Ānanda[11]. Văn bản Pali nói rằng tất cả dòng tộc đều hết sức vui mừng vào ngày ngài ra đời, và do vậy đã gọi ngài là Ānanda[12].

 Thời điểm Ānanda xuất gia cũng có nhiều sự khác biệt. Phần đông đều chấp nhận quan điểm của các vị Thượng Tọa Bộ khi nói rằng ngài đã xuất gia cùng lúc với những ông hoàng tộc Thích Ca, Bhaddiya, Anuruddha, Bhagu, Kimbila, Devadatta và người thợ hớt tóc Upāli, tại một thị trấn – hoặc một vườn xoài – có tên là Anupiya của Mallas[13], chỉ ngay sau lần đầu tiên đức Phật về thăm gia đình, vào năm thứ hai sau khi giác ngộ. Nhưng trong Theragāthā[14] (Trưởng Lão Tăng Kệ), những câu kệ được cho là của ngài thì nói rằng ngài đã làm một bậc hữu học (sekha) trong vòng 25 năm và cũng làm thị giả cho đức Thế Tôn từng ấy năm. Điều này thì trái ngược với câu chuyện nói rằng ngài xuất gia cùng lúc với ngài Bhaddiya và những vị khác, thay vào đó, lại cho thấy ngài đã xuất gia sau 20 năm đức Phật thành đạo. Malalasekera[15] thì cho rằng thời điểm 25 năm mà ngài làm thị giả của đức Phật được nói trong Theragāthā là không thể chấp nhận được vì thực tế tương tự được đề cập riêng, như đã nêu ở trên. Tuy nhiên, cả trong tạng Luật của Tây Tạng và Mahāvastu đều không ủng hộ quan điểm này của văn bản Pali. Cả hai đều đồng thuận với việc ngài xuất gia sau Devadatta nhưng có khác biệt ở phần sau câu chuyện. Theo như câu chuyện trước[16], thầy bói nói rằng Ānanda sẽ trở thành thị giả của đức Phật. Do vậy, để ngăn cản ngài gặp đức Phật, cha ngài đã đưa ngài đến Vaiśālī khi đức Phật về Kapilavastu và chỉ đưa ngài trở lại khi đức Phật đã rời khỏi đó. Tuy vậy, đức Phật vì thấy biết được tương lai của  Ānanda nên đã quay trở lại và hóa độ ngài. Sau khi vua Amṛtodana đồng ý cho ngài xuất gia và tiễn ngài đến Nyagrodhārāma (ở Kapilavastu) đầy vẻ long trọng, ở đây ngài đã được Daśabala Kāśyapa xuất gia cho. Theo như Mahāvastu[17] thì mẹ của Ānanda là Mṛgī không đồng ý cho ngài xuất gia như anh trai Devadatta đã làm trước đó. Do vậy, ngài đã rời Videha và sống ở đó một thời gian với nguyện tịnh khẩu. Vô tình, phần này lại có thể giải thích cho việc tại sao từ Vaidehamuni[18] (hay Vedehamuni) đôi khi lại được dùng để nói Ānanda. Tuy nhiên, chú giải Tương Ưng Bộ[19] là giải thích đó là paṇḍitamuni tức là ‘người khôn ngoan’. Có một phiên bản nói rằng Ānanda xuất gia vào năm 20 tuổi, và một phiên bản khác nói rằng ngài xuất gia vào năm 30 tuổi[20]. Theo như trong Pali luật Tạng thì ngài được chính đức Phật xuất gia[21] và thầy tế độ (upajjhāya) của ngài là Trưởng lão Belaṭṭhasīsa[22]. Xuất gia không bao lâu thì ngài chứng Dự Lưu Quả (sotāpanna) khi nghe một bài pháp cho Trưởng lão Puṇṇa Mantāniputta thuyết[23]. Ānanda thừa nhận ngài vẫn mang ơn Trưởng lão vì lời chỉ dạy này[24].

Suốt 20 năm sau khi thành đạo, đức Phật vẫn chưa có một vị thị giả nào cố định. Lần lượt các vị Nāgasamāla, Nāgita, Upavāṇa và Sunakkhatta đều làm thị giả cho Ngài. Nhưng đức Phật dường như không hoàn toàn hài lòng về họ. Vào năm thứ 20, cụ thể là năm Ngài 55 tuổi, Ngài nói với chúng tăng là muốn có một giả thân cận cho đến lúc viên tịch. Tất cả các đệ tử chính, ngoại trừ ngài Ānanda, đều mong muốn được hầu hạ Ngài, nhưng Ngài lần lượt từ chối hết. Ānanda ngồi yên lặng và khi chúng tăng muốn ngài trở thành thị giả của đức Phật ngài đã từ chối với lý do là nếu đức Phật cảm thấy ngài thích hợp làm thị giả thì sẽ chọn ngài. Sau đó Ānanda đưa ra tám điều kiện với đức Phật, bao gồm, (1) ngài sẽ không dùng y tốt mà đức Phật cho, (2) không dùng thực phẩm mà thiện tín dâng cúng đến đức Phật, (3) không ở chung tịnh thất với đức Phật (gandhakuṭi) hoặc ở một tịnh thất được dâng cúng cho đức Phật[25], (4) không đi theo Phật đến bất luận nơi nào mà thiện tín chỉ cung thỉnh Phật, (5) được phép thay mặt đức Phật nhận lời cung thỉnh (6) được quyền sắp xếp, tiến cử những vị khách đến muốn gặp đức Phật, (7) được phép hỏi đức Phật mỗi khi có hoài nghi phát sinh, (8) đức Phật sẽ nói lại những bài pháp mà Ngài đã giảng khi không có mặt Tôn giả[26].

Theo như Luật Tạng Tây Tạng[27] thì đức Phật yêu cầu Ānanda làm thị giả vào lúc Ngài 50 tuổi. Bởi vì trong văn bản Pali thì đức Phật đã từ chối tất cả những cầu thỉnh của các đệ tử khác. Ānanda lúc đầu đã từ chối việc làm thị giả cho đức Phật khi hai trưởng lão Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên yêu cầu với lý do là rất khó để hầu cận một đức Phật. Sau đó Ānanda sẽ chấp nhận với ba điều kiện, gồm, (1) ngài sẽ không nhận y phục và thức ăn mà đức Phật ban cho, (2) khi đức Phật được thỉnh đến nhà cư sĩ  ngài sẽ không đòi hỏi được đi cùng, (3) ngài được phép gặp và thưa thỉnh đức Phật bất cứ lúc nào. Văn bản Pali cũng mô tả chi tiết tương tự. Đức Phật đã chấp nhận những điều kiện này từ khi ấy cho đến lúc Ngài nhập Niết bàn ở Kusinārā, Ngài đã có một thị giả rất mực trung thành và tận tụy.

Sự tận tụy của Ānanda với đức Phật là điều mà ai ai cũng biết. Ngài chăm sóc đức Phật, đi theo Ngài khắp nơi như hình với bóng, lấy cây chà răng và nước cho Ngài, rửa chân cho Ngài, kì cọ người và lau dọn tịnh thất cho Ngài, Ānanda thật sự hoàn thành trách nhiệm một cách tận tụy và cần mẫn nhất của một thị giả. Ban ngày ngài luôn sẵn sàng để đáp ứng những mong muốn nhỏ nhất của đức Phật. Ban đêm, với cây gậy và ngọn đuốc trong tay, ngài đi vòng quanh tịnh thất của đức Phật chín lần và không bao giờ đặt chúng xuống vì sợ mình sẽ ngủ quên và không nghe thấy đức Phật gọi[28]. Ngài biết rõ giờ giấc của đức Phật nên luôn biết giờ nào sẽ cho phép người đến thưa thỉnh. Subhadda không được phép vào gặp đức Phật khi Ngài đang nằm trên giường lúc gần nhập Niết bàn[29]. “Ngài đã hy sinh trọn vẹn cho cuộc đời này rồi”, A Nan nghĩ, “sao lại còn quấy rầy Ngài vào thời khắc sắp nhập diệt nữa”. Ngài là người hầu cận trung tín nhất của đức Phật[30]. Ngài là người triệu tập chúng tăng theo chỉ thị của đức Phật[31] và cũng chính ngài là người đến từng tịnh thất để thông báo cho chúng tăng về chuyến đi của đức Phật.[32] A Nan thường đi cùng với đức Phật để kiểm tra kỹ lưỡng xung quanh tịnh xá, cho Ngài những thông tin cần thiết và đầy đủ và đôi khi giúp đức Phật chăm sóc những Tỳ kheo bệnh[33]. A Nan không bao giờ truyền đạt sai bất kỳ thông tin quan trọng nào, dù là nhỏ nhất, dù chuyện trong Tăng đoàn hay bất kỳ chuyện gì khác. Cũng chính A Nan là người đã thông báo cho đức Phật chuyện Đề Bà Đạt Đa tự ý thọ trì giới bổn (uposatha[34]) khác biệt với Tăng đoàn và cái chết của Nigaṇṭha Nātaputta[35].

 

PLATE XLIV


Được mô phỏng từ Presence du Bouddisme, bài báo về Buddhism in China của tác giả Chao Pu-chu, plate XLI, facing p. 722.

ĐỨC PHẬT VÀ A NAN ĐÀ. Hang động thứ 135 ở Mai-shi-shan, Trung Quốc (Triều Bắc Ngụy, 386-534 CN)

 

 PLATE XLV

Ảnh được chụp bởi Richard Abeysekere, Kandy

CÂY BỒ ĐỀ CỦA A NAN ĐÀ ở Tịnh Xá Kỳ Viên thuộc thành Xá Vệ

 

Ānanda hoàn thành những phận sự của mình một cách xuất sắc, lòng chí thành của Ngài không thua kém bất kỳ một đệ tử nào khác. Khi con voi Nālāgiri, bị điên loạn với men say, đang lao về phía Đức Phật, Ānanda đã đứng ra phía trước nó và nói “hãy giết ta trước, rồi mới đến Đức Phật.”[36]. Theo như Luật Tạng [37], chỉ có mình Ānanda đứng lại với Đức Phật trong khi tất cả những vị khác đã chạy để giữ mạng sống của mình. Dù Đức Phật có nói gì thì cũng không thể khiến người đệ tử trung thành này rời khỏi chỗ đứng đó và chỉ có phép màu mới có thể đưa Ngài lại vị trí ban đầu. Những ví dụ tuyệt vời nhất về lòng chí thành của Ngài với Đức Phật được tìm thấy trong Kinh Đại bát niết-bàn (Mahāparinibhāna Sutta). Từ khi Đức Phật tuyên bố về sự nhập diệt cận kề của Ngài, Ānanda đã đi theo Ngài, thỉnh cầu Ngài trụ thế dài lâu hơn, cố gắng tìm hiểu quan điểm của Đức Phật về nhiều vấn đề hoặc thỉnh cầu Ngài về tương lai của Tăng đoàn. [38] Khi Đức Phật bị ốm, Ānanda cũng cảm thấy ốm theo một cách đầy tình cảm. Ngài nói rằng khi Ngài thấy Đức Phật bệnh nặng thế nào, thân thể của Ngài trở nên yếu ớt, tầm nhìn trở nên mờ mịt và các giác quan không còn rõ ràng. Nhưng Ngài có một niềm an ủi rằng: bậc Đạo sư sẽ không nhập diệt mà không để lại những lời chỉ dạy cuối cùng cho Tăng đoàn. [39] Đôi khi Ngài bọn bị khiển trách bởi Đức Phật do những hành động được thực hiện vì tình cảm dành cho Đức Phật. [40] Khi Đức Phật hấp hối trong khu rừng sāla của người Malla, là điều cảm động khi đọc về cách người đệ tử già và tận tụy nhất này không thể kìm nén được nên đã bật khóc. Để an ủi Ngài, Đức Phật đã phải nhắc nhở Ngài về Giáo lý thường được lặp đi lặp lại của Ngài về sự vô thường của vạn vật.[41] Những lời nói của Ānanda khi bậc Đạo sư nhập diệt không phải là những lời nói của một bậc thánh nhân vượt trên mọi thứ tầm thường.[42] Chúng là những lời nói của một người đau buồn vì mất đi bậc Đạo sư kính yêu, một người bạn và một người đồng hành.

Sự phụng sự của Ānanda với Giáo Pháp cũng vĩ đại như sự phụng sự của Ngài lên Đức Phật. Vào thời Đức Phật, dù Ngài không phải là một bậc A-la-hán, Ngài cũng sẵn được biết bởi trí tuệ của mình mà thậm chí còn được Đức Phật xác nhận.[43] Mối liên kết chặt chẽ của Ngài với Đức Phật và những lời hứa của Đức Phật về việc sẽ chỉ dạy lại cho Ngài bất kỳ bài Pháp nào đã được thuyết giảng khi Ngài vắng mặt, điều này đã khiến Ngài trở thành một bậc siêu phàm về Giáo lý Đức Phật. Ngài thường thảo luận với Đức Phật những chủ đề rất quan trọng, và những bản Kinh như Kinh Đại Duyên (Mahā Nidāna)[44]Kinh Đa Giới (Bahudhātuka)[45] là kết quả của những cuộc thảo luận như vậy. Có những lần thì chính Đức Phật đã đề nghị Ngài Ānanda thuyết giảng. [46] Người ta nói rằng có những thời điểm khi Đức Phật ban một Giáo lý nhất định, Ngài chỉ ban ở cấp độ dàn ý, và để Ngài Ānanda có cơ hội thuyết giảng chi tiết Giáo lý và cũng là cơ hội cho Ngài có thể tán thán trí tuệ của Ānanda. [47] Trong một dịp như thế, khi các vị tu sĩ thuật lại lời giải thích của Ānanda, Đức Phật đã tán thán Ngài là một bậc trí tuệ vĩ đại (mahāpañña)[48]. Cũng có một số những bản Kinh quan trọng như Sandaka do Ngài Ānanda tự mình thuyết giảng.[49] Trí tuệ và học thức của Ngài vĩ đại đến mức Ngài được Đức Phật tuyên bố là người đứng đầu trong số các đệ tử của mình về năm phẩm tính, đó là., sự uyên bác, trí nhớ sâu sắc, hành vi, sự cương quyết và sự chú tâm cá nhân.[50] Liên quan đến vị trí đầu tiên, Ngài được gọi là ‘bậc nắm giữ kho tàng của Giáo Pháp’ (Dhamma-bhaṇdāgārika)[51], một danh hiệu phổ biến để nói về Ngài Ānanda cho đến tận ngày nay. Tên của Ngài Ānanda có mối liên hệ mật thiết tới Giáo Pháp đến mức mà những tác giả của truyền thống Đại Thừa gọi Ngài là bậc bảo hộ của Kinh Tạng Tiểu Thừa, trong khi hai vị khác, theo lần lượt, Ngài Ānandabhadra và Ngài Ānandasāgara được cho là bậc bảo hộ của Kinh Tạng Hỗn Hợp và Kinh Tạng (Buddha Piṭaka). Quan điểm này được rộng rãi chấp thuận trong chu trình Giáo lý Đại Thừa, nhưng Mochizuki không coi hai bậc sau là những nhân vật lịch sử.[52] Các vị có thể được đặt theo tên của bậc đầu tiên. Người ta cũng nói rằng Ngài Ānanda có thể tiếp thu không sót một âm tiết nào trong 60,000 dòng được chỉ dạy bởi Đức Phật và Ngài có thể nói tám chữ trong khi người thường chỉ có thể nói ra một từ.[53] Được phú bẩm bởi một tinh thần ham học hỏi, Ngài luôn tìm mọi cơ hội để thỉnh cầu Đức Phật về những điểm chưa rõ và Đức Phật luôn sẵn sàng để giúp đỡ những khúc mắc của Ngài, đôi lúc Đức Phật sẽ giải thích rất lâu về một điểm nhất định nào đó.[54]

Biết rằng Đức Phật sẽ không làm bất cứ điều gì mà không có lý do, Ānanda đã thỉnh cầu giải đáp các lí do kể cả khi Đức Phật mỉm cười.[55] Ānanda có những cuộc thảo luận về Giáo Pháp với những đệ tử siêu phàm khác của Đức Phật và đôi khi những cuộc thảo luận trở nên rất thú vị và sáng sủa.[56] Sự hiểu biết của Ngài về Giáo Pháp được kính nể cao đến mức mà có lần Đức Phật được cho là đã chỉ dạy rằng ai mà muốn tỏ lòng tôn kính lên Giáo Pháp thì nên thể hiện sự tôn kính lên Ngài Ānanda.[57]

Sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn, Tăng đoàn được dẫn dắt bởi Ngài Ma-ha-ca-diếp và Ngài Ānanda đã giúp Tăng đoàn kết tập Giáo Pháp.[58] Do Ngài Ānanda chưa chứng quả A-la-hán vào thời điểm đó, những người tuyển chọn đã phải đối diện với một vấn đề, đó là chỉ có những bậc A-la-hán mới được lựa chọn cho hội đồng kết tập Giáo Pháp. Ngài Ca-diếp biết tầm quan trọng của Ngài Ānanda đối với hội đồng nhưng Ngài vẫn không lựa chọn Ngài Ānanda vì hai Ngài là những người bạn rất tốt của nhau nên người khác sẽ cho rằng Ngài Ca-diếp có tâm phân biệt. Tuy nhiên, sau đó dưới sự thỉnh cầu của những người khác, Ngài Ānanda đã được lựa chọn. Ngài Ānanda biết rằng vẫn còn một số người không thích sự góp mặt của Ngài vì Ngài không phải là bậc A-la-hán và bản thân Ngài cũng cho rằng việc tham gia hội đồng mà chưa đắc quả A-la-hán là chưa phù hợp. Người ta nói rằng, một vài tu sĩ và một vị Bổn tôn[59], đã thuyết phục Ngài nỗ lực và đạt tới giải thoát trước khi hội đồng họp. Theo đó, Ngài Ānanda đã nỗ lực hết mình để đạt tới giải thoát thông qua sự thiền định trên thân. Khuya trong đêm Ngài đã thiền định ngoài trời nhưng không đạt được thành tựu nào. Cuối cùng, Ngài bước vào căn phòng nhỏ của mình để nghỉ ngơi một lát và ngồi trên giường. Sau đó khi Ngài nhấc chân lên khỏi mặt đất và trước khi đầu chạm xuống gối, nỗ lực của Ngài đạt được thành tựu rực rỡ. Dòng tâm thức Ngài hoàn toàn tự do khỏi mọi ô nhiễm và Ngài đạt được sau loại trí tuệ siêu phàm. Người ta nói rằng Ngài là bậc tu sĩ duy nhất mà chứng đắc quả vị A-la-hán thoát khỏi bốn tư thế đứng, ngồi, đi và nằm. Người ta nói rằng sáng hôm sau, Ngài Ānanda không tới hội trường với những người khác, nhưng khi các vị tìm Ngài thì Ngài đã chịu vào lòng đất và xuất hiện trên chỗ ngồi của mình, nhờ đó chứng tỏ quả vị A-la-hán của Ngài. Một vài người nói rằng Ngài vào hội trường xuyên qua không trung. Tại hội đồng, Ngài Ānanda đã kiết tập Pháp và Ngài Upāli kiết tập Luật. Đến cuối của hội đồng, theo như Ngài Phật Âm[60], Trường Bộ đã được giao lại cho Ngài Ānanda và các đệ tử của Ngài để bảo tồn cho hậu thế.

Phiên bản tiếng Tạng của câu chuyện có thể có một vài chi tiết [61] khác biệt. Đầu tiên Ngài Ca-diếp đồng ý chấp thuận Ngài Ānanda vào hội đồng với tư cách là một người cung cấp nước (water-provider) cho Tăng đoàn. Nhưng sau đó, khi hội đồng tập hợp ở Rājagṛha, Ngài đã hỏi A-nậu-lâu-đà (Anuruddha) liệu có bất kỳ ai trong hội chúng mà chưa thoát khỏi mọi dục vọng và A-nậu-lâu-đà phải chỉ ra Ānanda, và Ngài Ca-diếp quyết định loại Ānanda ra khỏi hội chúng. Ngài Ānanda đã thỉnh cầu rằng Ngài chưa từng làm điều gì sai với giới hạnh, Giáo lý hay Tăng đoàn. Sau đó Ngài Ca-diếp đã đưa ra bảy cáo buộc chống lại Ānanda, với mỗi một điều, Ngài Ānanda đều có những sự bào chữa cho mình. Nhưng vẫn cho rằng Ngài vẫn bị dục vọng chi phối, Ngài Ca-diếp vẫn không chấp thuận Ānanda vào hội đồng. Sự đau buồn của Ānanda vô cùng lớn lao, tuy vậy Ngài cảm thấy được an ủi khi nhớ về những lời dạy cuối cùng của Đức Phật; Ngài A-nậu-la-đà cũng an ủi và khuyên Ānanda nỗ lực và trở thành một bậc A-la-hán. Ngài đi đến đất nước Vrjji để bắt đầu hành thiền. Thị giả của Ngài Ānanda, một tu sĩ Vrjjiputra cũng khích lệ Ngài. Sau đó, vào canh giữa của đêm hôm đó khi Ngài đang đặt đầu xuống gối, Ngài đã được giải thoát khỏi mọi dục vọng. Sau đó, Ngài đi tới hội động ở Rājagṛha và Ngài được yêu cầu tụng những bài Kinh. Ngài đã tụng niệm theo trình tự thời gian chứ không theo sự phân loại của các bộ Kinh Nikāya như được tập hợp các phiên bản[62] tiếng Pali. Đến cuối buổi hội đồng, Ngài Ca-diếp giao cho Ngài Ānanda bảo hộ cho Giáo lý và yêu cầu Ngài giao cho Śānāvasika khi đến lượt Ngài.[63]

Thực tế là Ngài Ānanda đã bị cáo buộc với nhiều tội mà cũng được ghi lại trong truyền thống Pali.[64] Nhưng ở đây, sự buộc tội được thực hiện bởi các vị tu sĩ sau khi Ngài tụng niệm, tức là sau khi Ngài Ānanda đã chứng đắc quả vị A-la-hán; và chỉ có năm cáo buộc. Ngài Ānanda đã có lời bào chữa cho từng sự cáo buộc nhưng được cho rằng Ngài nhận tội vì sự tôn trọng với Tăng đoàn. Những tội lỗi thuộc nhóm những hành vi sai trái (dukkaṭa), tức là;, (1) Ānanda không xác định được những quy tắc kỷ luật nhỏ là gì; (2) rằng Ngài đã giẫm lên y áo của Đức Thế Tôn khi đang khâu nó; (3) rằng Ngài cho phép phụ nữ thờ cúng thân Đức Phật trước và do đó khiến cho thân Ngài bị vấy bẩn bởi nước mắt của họ; (4) rằng Ngài đã không thỉnh cầu Đức Phật trụ thế cho phần đời còn lại của Ngài; và (5) rằng Ngài phải chịu trách nhiệm khi chấp thuận cho phụ nữ gia nhập Tăng đoàn.[65] Luật Tạng, đã trích dẫn bên trên, thêm rằng (6) Ngài đã không mang nước tới cho Đức Phật khi Đức Phật yêu cầu nước trước khi Ngài thị tịch và (7) rằng Ngài đã chỉ cho phụ nữ những phần kín của Đức Phật.[66]

Ngài Ānanda rất được kính trọng trong số những thành viên của Tăng đoàn. Các vị tu sĩ thường đến tìm Ngài

 

để thỉnh cầu cho những điểm khó trong Giáo lý cần làm sáng tỏ, hoặc khi họ cần những lời khuyên tâm linh. Như với trường hợp của Channa, người đã đến tìm Ngài Ānanda để giúp đỡ hiểu hơn về Giáo Pháp.[67] Bài giảng của Ngài Ānanda đã khiến vị trở thành người có niềm tin kiên định. Vaṅgīsa, người đã theo Ngài Ānanda đi khất thực, đã thỉnh cầu lời khuyên của Ngài để xua tan những bất toại nguyện sinh khởi trong vị từ những ham muốn, và Ānanda đã giúp đỡ vị vượt qua. [68]Người ta nói rằng Ngài Ānanda được cử đi an lập những cuộc tranh đấu phát sinh giữa các thành viên của Tăng đoàn.[69] Khi các vị tu sĩ của Đại hội kết tập Kinh điển lần thứ nhất quyết định trừng phạt Channa, họ đã quyết định thông báo tới Channa về quyết định này[70] thông qua Ngài Ānanda, Channa được cho là một người kiêu mạn và thô bạo. Tất cả những điều này cho thấy sự nổi tiếng của Ngài Ānanda trong giới tu sĩ. Trong số những người bạn đặc biệt của Ngài là Ngài Xá-lợi-phất, Ngài Mục-kiền-liên, Ngài Ma-ha-ca-diếp, Ngài A-nậu-la-đà và Ngài Căn-kha Rê-oa-ta (Kaṅkhā Revata). Ngài Xá-lợi-phất là người bạn thân thiết nhất. Người ta nói rằng, Ngài Xá-lợi-phất yêu mến Ngài Ānanda bởi bị Ngài Ānanda đã hầu cận Đức Phật, một nhiệm vụ mà chính bản thân Ngài Xá-lợi-phất đã mong ước được thực hiện. Mặt khác, Ngài Ānanda yêu mến Ngài Xá-lợi-phất vì Ngài Xá-lợi-phất là đại đệ tử của Đức Phật. Các Ngài chia sẻ với nhau bất kỳ điều tốt lành nào mà các Ngài được thọ nhận.[71] Một lần, Ngài Ānanda được thọ nhận một bộ y áo giá trị và Ngài mong muốn được cúng dường lên Ngài Xá-lợi-phất. Vì thời điểm đó, Ngài Xá-lợi-phất không ở đó nên Đức Phật đã cho phép Ngài Ānanda được giữ bộ y áo cho tới khi Ngài Xá-lợi-phất quay trở lại, vì điều này mà đã trở thành một sự phạm giới khi cất giữ thừa y áo.[72] Vào một lần, Ngài Ānanda cùng với Ngài Mục-kiền-liên đi từ căn phòng này đến căn phòng khác để kêu gọi các vị tu sĩ tập hợp để nghe “tiếng gầm sư tử” (sīhanāda)[73] của Ngài Xá-lợi-phất.

Trong Tương Ưng Bộ [74] có một bài tán thán về Ngài Xá-lợi-phất của Ngài Ānanda. Trong đó, Ngài nói rằng bất cứ ai mà không phải một kẻ ngốc, xấu xa hay rối loạn trong tâm và không giả dối, sẽ chỉ có thể yêu mến Ngài Xá-lợi-phất. Cunda, vị thị giả của Ngài Xá-lợi-phất, đã thông báo về sự viên tịch của Ngài Xá-lợi-phất tới Ngài Ānanda đầu tiên và đã cùng với Ngài Ānanda tới gặp Đức Phật, mang theo bát, y áo và tro cốt của Ngài Xá-lợi-phất thông báo tới Đức Phật. Tại đó, Ānanda nói rằng Ngài cảm thấy dường như toàn bộ thân Ngài bị mất khả năng, những giác quan bị rối loạn và tâm thức trở nên trống rỗng khi Ngài nghe về sự viên tịch[75] của Ngài Xá-lợi-phất. Luận giải thêm rằng Ngài Ānanda run rẩy như một con gà thoát ra từ miệng mèo.[76] Ngài Ma-ha-ca-diếp là vị Thầy của Ngài Ānanda và Ngài rất coi trọng Ngài Ca-diếp. Một lần, Ngài Ānanda đã từ chối tham dự một lễ thọ giới cao hơn vì Ngài không muốn thốt ra tên của Ngài Ca-diếp.[77] Vì tình bạn với Ngài Ānanda mà đã ngăn cản Ngài Ca-diếp chọn Ngài Ānanda vào Hội đồng kiết tập Kinh điển lần thứ nhất.[78]  Nhưng cả hai Ngài dường như không đồng quan điểm về mọi mặt. Ví dụ như, một lần Ngài Ānanda đã bị Ngài Ca-diếp[79] quở trách vì lang thang với một nhóm các tu sĩ trẻ vô tích sự. Ngài Ca-diếp đã gọi Ngài là một ‘người trẻ (kumāraka) không biết giới hạn của mình’. Ngài Ānanda nói rằng “thưa đại đức, đầu tôi đã bạc, tuy nhiên chúng tôi không thấy phiền lòng về Ngài (at Ven) (trang 603 PDF) Ngài Ma-ha-ca-diếp gọi chúng tôi là cậu bé ngay cả vào thời điểm này trong ngày”. [80] Người mà thực sự rất khó chịu về cách nói này của Ngài Ma-ha-ca-diếp là ni sư Thullanandā. Bà đã trút giận bằng cách nói rằng “làm sao Ngài Ma-ha-ca-diếp, trước đây là một vị Thầy dị giáo lại có thể gọi Ngài Ānanda, một Vedehamuni, là một cậu bé.” Mặc dù trong Tăng Chi Bộ không đề cập như vậy, trong bản Đại sự (Mahāvastu) có nói rằng Ngài Ānanda đã thay mặt Thullanandā sám hối. Trong một dịp khác, thực sự là một khó khăn lớn khi Ngài Ānanda thuyết phục Ngài Ma-ha-ca-diếp tới trú xứ của của các vị ni sư để chỉ dẫn họ. Sau bài giảng, ni sư Thullatissā đã công khai bày tỏ sự bất mãn của mình. Bà đã so sánh về việc Ngài Ma-ha-ca-diếp thuyết Pháp trước mặt Ngài Ānanda là người bán kim cố gắng bán kim cho người làm kim. Nhưng Ānanda đã thừa nhận sự siêu phàm của Ngài Ca-diếp, thể hiện mọi sự tôn kính và thỉnh cầu Ngài tha thứ cho Tissā. “Xin hãy từ bi, thưa Ngài”, Ngài nói, “vì đàn bà là ngu ngốc.”[81]

Không phải là điều ngạc nhiên khi các ni sư có một sự kính ngưỡng vĩ đại với Ngài Ānanda, bởi vì chính Ngài đã đấu tranh cho quyền lợi của họ.[82] Đầu tiên, Đức Phật từ chối thỉnh cầu của bà Ma-ha Ba-xà-ba-đề (Mahā Pajāpatī Gotamī), mẹ kế của Ngài, để được chấp thuận gia nhập Tăng đoàn. Không nản lòng trước sự từ chối này, bà đã đi cả một quãng đường từ thành Ca-tỳ-la-vệ (Kapilavatthu) tới thành thành Tỳ-xá-ly (Vesāli) cùng với một vài người phụ nữ người Sakya khác. Ngài Ānanda đã nhìn thấy họ bên ngoài tịnh xá, khóc lóc và chân bị sưng, không thể tới đảnh lễ Đức Phật lần nữa. Ngài Ānanda đã thỉnh cầu Đức Phật ban cho họ điều ước nguyện nhưng ba lần đều bị từ chối. Ngài sau đó đã thay đổi cách thức, và thỉnh cầu liệu một người phụ nữ có thể đạt được Quả trên con Đường hay không. Lời giải đáp chắc chắn của Đức Phật là điểm nối để Ānanda đẩy mạnh lập luận của mình hơn nữa. “Nếu họ có thể đạt được Quả trên con Đường, vậy thì vì sao không thể cho phép họ gia nhập vào Tăng đoàn ạ?” Đức Phật đã chấp thuận, và với tám điều kiện để gia nhập, bà Ma-ha Ba-xà-ba-đề cùng những người phụ nữ còn lại đã được chấp thuận vào Tăng đoàn. Do đó, việc Ngài Ānanda là bậc thuyết giảng thường xuyên cho các ni sư được thể hiện rõ ràng trong một vài bản văn.[83] Ngài cũng là người chịu trách nhiệm cử những bậc thuyết pháp một cách đều đặn cho các vị ni sư.[84] Ngài Huyền Trang (Hsūan-tsang), bậc đã đến Ấn Độ vào thế kỷ thứ 7 sau Công Nguyên, đã nói rằng thậm chí vào thời điểm đó, Ngài Ānanda được các ni sư tôn thờ như một vị Thánh bảo trợ của họ.[85]

Ngài Ānanda cũng là một bậc thuyết Pháp nổi tiếng trong giới nữ cư sĩ. Khi Ngài tới Kosambi để áp brahma-daṇa lên Channa, những người phụ nữ trong lâu đài của cung Vua Udena đã lắng nghe bài Pháp của Ngài và họ đã hài lòng đến mức họ cúng dường lên Ngài năm trăm bộ thượng y. Nhà Vua đã rất giận dữ khi Ngài chấp thuận nhiều y áo như vậy, và người đã được Ānanda an dịu và giải thích cho rằng bất cứ thứ gì cúng dường lên đệ tử Đức Phật đều không bị lãng phí.[86] Một câu chuyện tương tự cũng được kể bởi những người phụ nữ của Vua Pasenadi của Xứ Kosala.[87] Khi được hỏi để chọn lựa ra một trong tám đại đệ tử làm bậc thuyết Pháp và họ đã ngay lập tức lựa chọn Ngài Ānanda. Sau đó, Ngài Ānanda được cho là đã giúp đức Vua tìm được một viên ngọc quý bị mất, nhờ đó đã giúp cho những cận thần trong cung điện khỏi sự nghi ngờ không đáng có. Trong một dịp khác,[88] những người phụ nữ đã cúng dường lên Ngài Ānanda năm trăm bộ y áo. Lúc đầu nhà Vua đã rất tức giận nhưng sau đó Ngài lại cúng dường Ngài Ānanda năm trăm bộ y áo khác. Ngài đã phân chia những bộ y áo này cho các bạn đồng tu của Ngài. Bộ Chú-giải Pháp-cú kệ (Dhammapadaṭṭhakathā)[89] nói rằng Ngài Ānanda được chỉ định để thuyết Pháp cho Vāsabhakkhattiyā và Mallikā, những hoàng hậu của Vua Pasenadi của Kosala.

Có một thực tế là, Ngài Ānanda rất nổi tiếng trong giới đệ tử cư sĩ của Đức Phật. Vì Ngài là người gần gũi nhất với Đức Phật nên một số người mong muốn giành được cảm tình từ Đức Phật thông qua Ngài. Một số bậc cha mẹ đã cho con cái họ xuất gia với Ngài Ānanda với hi vọng Đức Phật sẽ viếng thăm gia đình họ.[90] Những người muốn được đảnh lễ Đức Phật thì sẽ phải đến gặp Ngài Ānanda trước.[91] Có đôi lúc, Ngài sắp xếp cho Đức Phật thuyết Pháp cho các nam, nữ cư sĩ và thậm chí cả những người dị giáo mà Ngài nghĩ rằng họ sẽ cần lời khuyên của Đức Phật.[92] Những tín đồ cư sĩ thường xin lời khuyên của Ānanda khi cúng dường bữa ăn cho Đức Phật.[93] Cũng có những người tới thăm Ngài để được lắng nghe những đức hạnh của Ngài[94], rằng “Ānanda được mọi người yêu mến, đẹp, ưa nhìn, tri thức và là một báu vật của Tăng đoàn.” Đôi lúc, Ngài Ānanda tới thăm những tín đồ cư sĩ bị ốm và thuyết Pháp cho họ.[95] Danh hiệu của Ngài Ānanda được biết đến rộng rãi tới mức mà có một vị du sĩ ngoại đạo (paribbājaka) vào lúc cuối đã thỉnh cầu Ngài một vài câu hỏi khi ông ta biết danh hiệu của Ngài, “Nếu con biết danh hiệu của Ngài lúc đầu thì con đã không nói nhiều như vậy.”.[96]Sự nổi tiếng của Ānanda trong số tất cả mọi người được chỉ ra rõ ràng qua bốn phẩm tính kỳ diệu mà Đức Phật nói đến Ngài. Bất kỳ tu sĩ nào đến thỉnh cầu Ngài đều hài lòng với diện mạo của Ngài, và sẽ rất hoan hỷ khi nghe Ngài thuyết Pháp và sẽ cảm thấy buồn khi Ngài dừng giảng Pháp. Những ni sư, nam và nữ cư sĩ cũng cảm thấy như vậy.[97] Đó là sự nổi tiếng của Ngài Ānanda.

Theo như Ngài Ānanda, một người xuất gia lý tưởng là người học hỏi Giáo lý Đức Phật một cách thấu đáo và hiểu được nó, thuyết giảng nó cho cộng đồng tín đồ bốn phương. Đức Phật đã xác nhận rằng những phẩm tính này đều được tìm thấy trong Ngài Ānanda.[98] Không còn nghi ngờ gì, làm lợi lạc cho người khác là mục đích của Ngài Ānanda. Người ta nói rằng, sau khi Đức Phật nhập diệt, Ngài đã quá chú trọng tới lợi ích cho thế gian tới mức mà Ngài phải được một vị Bổn Tôn thúc giục để tập trung việc sự giải thoát cho bản thân.[99] Tám điều kiện mà Ngài đưa ra khi được yêu cầu trở thành thị giả chính của Đức Phật cho thấy rằng Ngài không muốn đạt được bất kỳ lợi ích cá nhân nào qua vị trí của mình. Mặt khác, Ngài mong muốn đem lại nhiều lợi lạc nhất cho người khác thông qua sự phụng sự của mình.

Ngài Ānanda trụ thế tới một trăm hai mươi tuổi. Tuổi tác lớn của Ngài thậm chí đã trở thành những câu tục ngữ.[100] Luật TạngChú-giải Pháp-cú kệ đưa ra hai phiên bản có đôi chút khác biệt nhau về sự viên tịch của Ngài Ānanda. Theo như bản đầu tiên[101], Ngài Ānanda quyết định viên tịch khi Ngài thấy rằng những thế hệ tu sĩ trẻ đã không có cùng quan điểm với Ngài. Một hôm, Ngài cố gắng để chỉnh sửa một vị xuất gia trẻ, khi vị đó tụng một bài kệ đã bị xuyên tạc. Người tu sĩ đã báo sự việc này với Thầy của anh ta. Vị Thầy đã nói, “Ngài Ānanda đã già nên trí nhớ của Ngài đã không còn tốt; Ngài đã bị suy yếu bởi tuổi già”. Khi

 

những điều này được báo lại với Ānanda, Ngài đã quyết định nhập Niết Bàn. Ngài chuyển giao lại việc bảo hộ Giáo lý cho Ngài Śānāvasika và đi về hướng sông Hằng, Ngài viên tịch trên một chiếc thuyền trên sông tại đó. Hoạt động cuối cùng của Ngài khi đang hấp hối là Ngài đã cải đạo cho một nhà tiên tri đến cùng năm trăm đệ tử của mình. Sự cải đạo cuối cùng này được biết đến là Trung Quán Tông (Madhyantika) và Ngài đã giúp Kashmir xoay chuyển hướng về Phật Pháp. Ānanda không muốn phiền lòng đến Vua Ajātaśatru của Magadha hay Vua Licchavis của Vaiśāli, họ đang đối đầu nhau ở hai bên bờ sông Hằng và cầu xin Ngài viên tịch trên vùng đất của họ. Do vậy, Ngài cầu nguyện rằng thân thể Ngài có thể được chia làm hai để bên nào cũng có thể có phần và ước nguyện của Ngài đã được viên thành. Mặt đất rung chuyển sáu lần khi Ngài viên tịch. Cả hai nước Magadha và Vaiśāli đều xây Bảo Tháp để thờ phụng phần xá lợi của họ. Ngài Huyền Trang ghi nhận rằng Ngài đã được nhìn thấy cả hai Bảo Tháp này.[102]

Theo như Chú-giải Pháp-cú kệ,[103] Ngài Ānanda đã viên tịch khi ngồi giữa không trung trên dòng sông Rohiṇī, trong trường hợp đó, hai bên liên quan là người Sakya và người Kolia. Để tránh sự tranh cãi giữa hai bên, Ngài đã ngồi giữa không trung trên dòng sông và phần còn lại của thân thể Ngài sẽ tách ra làm đôi. Nhập vào lửa thiền định, Ngài viên tịch. Một ngọn lửa bốc lên từ thân Ngài và tách phần thân thể Ngài làm hai, mỗi phần rơi xuống hai bên bờ của dòng sông. Mọi người than khóc thậm chí còn nhiều hơn ngày Đức Phật nhập diệt vì họ nói rằng, “khi bậc mang y và bát của Đức Phật còn sống thì cũng giống như là Đức Phật vẫn còn trụ thế”. Điều này cũng thể hiện sự nổi tiếng của Ngài Ānanda trong thế gian.

Theo như các tác phẩm Phật giáo, tất cả mọi thành tựu của Ngài Ānanda không phải là những hoạt động chỉ trong một đời. Mà đó chính là những kết quả cuối cùng của vô số đời quá khứ. Đó là từ 100,000 đời vô thuỷ trước, trong thời của Đức Phật Padumuttara, lần đầu tiên Ngài quyết tâm trở thành thị giả của Đức Phật. Tại thời điểm đó, Ngài Ānanda là một hoàng tử tên là Sumana, một người anh trai cùng cha khác mẹ với Đức Phật Padumuttara. Vào một ngày, Ngài nhìn thấy vị thị giả chính của Đức Phật, người đệ tử yêu mến nhất của Đức Phật, một mong ước sinh khởi bên trong Ngài được trở thành giống như vị đó. Với khó khăn vô cùng lớn lao, Ngài đã xin được sự cho phép của cha mình được phục vụ Đức Phật trong bảy ngày. Sau đó Ngài đi đến nơi ở của mình và xây một Tu viện trong công viên có tên là Sobhana, được mua lại từ một người chủ cùng tên. Ngài cũng xây dựng một số Tu viện dọc theo con đường từ thủ đô đến cung điện Ngài và cúng dường tất cả lên cho Đức Phật. Ngài giữ mười giới trong ba tháng kiết hạ và Ngài cũng cúng dường lên Đức Phật và những đệ tử của Ngài. Đến cuối cùng của tất cả những hành động này là việc Ngài thực hiện quyết tâm trở thành một thị giả chính cho một vị Phật. Đức Phật Padumuttara đã tiên tri về sự thành tựu ước nguyện của Ngài. Vào thời của Đức Phật Ca-diếp, Ngài cúng dường một cái bát cho một vị tu sĩ đang đi khất thực. Trong một đời khác, Ngài là Vua của Xứ Ba-la-nại (Bārānasī), Ngài xây dựng tám phòng ở cho tám vị Phật Độc Giác trong công viên hoàng gia của Ngài và phụng sự họ trong mười nghìn năm.[104] Danh hiệu của Ngài xuất hiện trong những câu chuyện Kinh Bổn Sinh. Tại đó, Ngài giúp đỡ một vị Bồ-tát để thành tựu mười ba la mật của vị, và bản thân Ngài cũng tích luỹ những thiện hạnh. Trong khi trôi lăn trong biển sinh tử vô tận như một phàm phu không thoát khỏi những ác niệm, Ngài cũng đã phạm phải những ác hạnh. Một ví dụ của việc này được ghi lại trong Chú-giải Pháp-cú kệ [105], khi còn là một thợ rèn, Ngài đã phạm tội tà dâm và phải trải qua khổ đau trong một thời gian dài trong luyện ngục.

Theo như một vài bản văn Đại Thừa, cấp độ A-la-hán chỉ là một giai đoạn trên con đường để thành tựu việc giải thoát. Chỉ khi nào trở thành một vị Phật siêu việt thì một người mới có thể kết thúc vòng luân hồi. Do đó, Ānanda cũng vậy, sẽ phải đi cho tới khi Ngài đạt được Phật quả siêu việt. Theo như Saddharmapuṇdarīka[106], tại kiếp mà Ngài cũng được gọi là Ānanda-bhadra, chính Ānanda đã thỉnh cầu Đức Phật dự đoán về định mệnh tương lai của Ngài cho việc đạt được sự giải thoát tối thượng. Sau đó Đức Phật được cho là đã tiên đoán rằng sau khi thể hiện sự tôn kính và kính trọng lên sáu mươi hai câu-chi (koṭis) của các vị Phật, ghi nhớ Giáo lý của các Ngài và thọ nhận những thông điệp của các Ngài, Ānanda sẽ trở thành một Đấng Như Lai với danh hiệu Sāgara-vara-dhara-buddhi-vikrīḍitābhijña. Phật-địa (Buddha-kṣetra) sẽ thịnh vượng và được làm từ ngọc lưu ly (vaiḍūrya). Hệ thống thế giới của Ngài (lokadhātu) sẽ được đặt tên là Anavanāmita-vaijayantī and kiếp đó (kalpa) sẽ được đặt tên là Manojña-śabdābhigarjita. Vị Phật này sẽ khiến cho hai mười lần một trăm nghìn vạn câu-chi Bồ-tát đạt được giác ngộ, được so sánh với cát của hai mươi dòng sông lớn như sông Hằng. Sự trụ thế của Ngài sẽ không thể tính được trong vô thuỷ kiếp. Sau khi Ngài nhập Niết bàn,

 

Giáo Pháp của Ngài sẽ tồn tại dài gấp hai lần tuổi thọ của Ngài và gấp đôi Giáo lý của Ngài

Các bậc Bồ-tát trong tập hội này đã rất ngạc nhiên khi nghe về sự tiên tri về tương lai vĩ đại của một người đệ tử khi mà chưa từng có sự tiết lộ như vậy trước kia dù là tương lai của một vị Bồ-tát. Đức Phật đã lý giải cho điều này. Ngài chỉ dạy rằng, trong quá khứ, trong sự hiện diện của vị Phật có danh hiệu là Dharmagaganābhyudgatarāja, trong dòng tâm thức của cả Đức Phật (như, Đức Phật Cồ-đàm) và Ngài Ānanda cùng sinh khởi trong cùng một khoảnh khắc về ước nguyện cho sự giác ngộ tối thượng. Nhưng khi Ngài Ānanda chuyên tâm vào sự nghiên cứu học tập (bāhuśrutya), Đức Phật lại chuyên sâu vào nghị lực lớn lao (vīryārambha). Do đó, Đức Phật đã đạt được giác ngộ tối thượng sớm hơn và Ngài Ānanda trở thành “bậc nắm giữ kho tàng của Giáo lý” của Đức Phật. Khi nghe về điều này Ānanda đã hạnh phúc tới mức Ngài đã nhớ lại những Giáo lý của hàng vạn ngàn câu-chi của Chư Phật và những quyết tâm trong quá khứ của mình. Ngài đã tán thán Đức Phật bằng hai câu kệ.

Câu chuyện cuộc đời Ngài Ānanda, được đưa ra trong rất nhiều nguồn của các bản văn tiếng Pali, tiếng Phạn, tiếng Tạng… và cũng không nghi ngờ gì là chúng còn được trộn lẫn với các truyền thuyết. Không phải là một nhiệm vụ dễ dàng để phân biệt giữa lịch sử và truyền thuyết. Nhưng những truyền thuyết đã được tích luỹ xung quanh danh hiệu của Ngài là một điều cho thấy rằng Ngài là một trong số những bậc với phẩm tính vĩ đại trong lịch sử Phật giáo. Tất cả những câu chuyện về cuộc đời Ngài đều chứa đựng sự tôn kính cao quý không kém gì chính Đức Phật, dành cho lòng sùng kính và trí tuệ vĩ đại của Ngài. Lòng kính ngưỡng cho sự vĩ đại của Ngài, thực sự, là những câu kệ được tìm thấy ở cuối của bản Ānanda Theragāthā [107] được cho là được tán thán bởi một trưởng lão trong hội đồng khi Ngài viên tịch.

Bậc trong Tăng đoàn được công nhận về tài trí rộng rãi,

Và luôn lưu giữ Giáo lý trong trái tim mình-

Kho tàng của Bậc Đạo sư vĩ đại-

Là đôi mắt dành cho khắp thế gian,

Ānanda, bậc đã viên tịch.

 

Bậc trong Tăng đoàn được công nhận về tài trí rộng rãi,

Và luôn lưu giữ Giáo lý trong trái tim mình-

Kho tàng của Bậc Đạo sư vĩ đại-

Là đôi mắt dành cho khắp thế gian,

Bậc xua tan mọi mê mờ của sự tăm tối.

 

Bậc hiền triết không mệt mỏi,

Nhất là trong chánh niệm cảnh giác,

Bậc nắm giữ Giáo Pháp thiêng liêng,

Trong tất cả ngọc báu sống động của tôi:

Ngài Ānanda, Bậc Huynh trưởng của chúng ta.

 

C. W.

ĀNANDA(7), một vị Bổn tôn của Cõi Tịnh độ, Śuddhāvāsa (Lalitavistara, ed. S. Lefmann, Halle, 1902, trang 6), bậc đã cùng với một vài vị Bổn Tôn khác trong cùng một lớp, đã thỉnh cầu Đức Phật thuyết giảng Kinh Đại-trang-nghiêm (Lalitavistara), vì lòng từ bi đối với thế gian.

 

U.K.

 

ĀNANDA (8), một dạ xoa được lập lên một ngôi đền có tên là Ānanda Cetiya. Ngôi đền ở Bhoganagara và sau đó được chuyển đổi thành một Tịnh xá Phật giáo (AA. III, 158). Đức Phật đã ở lại đó trong lần lưu trú cuối cùng và người ta đã đề cập đến một bài Pháp mà Ngài giảng tại đó cho các tu sĩ về “Tứ Đại Quyền” (cattāro mahāpadesā: D. II, 123-6; A. II, 167). Từ đó Ngài nhập Niết Bàn.

 

U.K.

ĀNANDA (9), Vua của Haṃsavatī, cha của Đức Phật Padumuttara (J. I, 37; Buv. Xii, 19). Ngài có một người phối ngẫu khác, con gái của Nandā, người đã trở thành trưởng lão Pakulā trong thời kỳ hiện tại (ThigA. 91). Trong một lần, cùng với hai mươi quan cận thần và hai mươi nghìn thần dân của ông đã xuất hiện trước Đức Phật Padumuttara tại Mithilā và họ đã được thọ giới xuất gia, các vị đã trở thành những bậc A-la-hán (DA. III, 488). Đức Phật quay trở lại Haṃsavatī cùng với các vị và Ngài thuyết giảng bản Phật-sử (Buddhavaṃsa) tại đó (BuvA. 192).

Nhà Vua Ānanda đã không cho phép ai chờ Đức Phật ngoài Ngài. Nhà Vua có một người con trai nữa tên là Sumana của một vị hoàng hậu khác, là anh trai cùng cha khác mẹ của Đức Phật Padumuttara. Khi hoàng tử Sumana dẹp yên một cuộc nổi dậy ở các tỉnh biên giới, nhà Vua ban thưởng cho ông một ân huệ, và hoàng tử đã thỉnh cầu xin phép được phục vụ Đức Phật và đệ tử của Ngài trong ba tháng. Với sự miễn cưỡng to lớn, nhà Vua đã đồng ý, miễn là được Đức Phật chấp thuận. Hoàng tử Sumana vào đời sau đã trở thành Ngài Ānanda, thị giả của Đức Phật Cồ-đàm (ThagA. III, 109).

 

U.K.

 

ĀNANDA (10), tên của chủ ngân hàng của Sāvatthi. Ngài có tám trăm triệu tiền mặt, nhưng là một kẻ rất keo kiệt. Ông ta có một người con trai là Mūlasiri, và cứ hai tuần một lần ông ta sẽ tập hợp những người bà con của mình lại và trước sự chứng kiến của họ, ông ta sẽ khuyên con trai mình về mong muốn tích lũy của cải, luôn làm gia tăng chúng mà không cho đi bất cứ thứ gì.

 

Khi ông ta qua đời, ông ta tái sinh trong một gia đình chiên-đà-la (caṇdāla) bên ngoài cổng thành phố. Nhà Vua chỉ định Mūlasiri làm nhân viên ngân hàng thay thế ông ta.

Từ thời điểm Ānanda được thụ thai giữa những người thuộc tầng lớp chiên-đà-la, bất hạnh đeo bám bước chân họ. Biết rằng một Jonah đã đến giữa họ, họ đã tiến hành một cuộc tìm kiếm và do kết quả của sự tìm kiếm này, họ đã đuổi người mẹ đang mang thai đi. Khi đứa trẻ được sinh ra, nó là một con quái vật với các cơ quan bộ phận không đúng chức năng. Khi đủ lớn, người ta cho anh ta một mảnh gốm và bảo anh ta đi ăn xin để kiếm ăn. Vào một ngày, anh ta tới ngôi nhà mà anh ta đã sống trong đời tiền kiếp, và anh ta đã tìm cách để vào được trong đó, anh ta bị phát hiện và bị ném ra ngoài bởi những người hầu. Đức Phật tình cờ đi ngang qua và, gửi cho Mūlasiri, nói với anh ta rằng người ăn xin đó chính đã từng là cha của anh ta. Được thuyết phục bởi những bằng chứng rõ ràng, Mūlasiri tin tưởng vào sự chứng minh và thực hiện quy y với Đức Phật (DhpA. II, 25). Người ta nói rằng tám mươi tư nghìn chúng sinh đạt được “một cái chết nhẹ nhàng” khi Đức Phật thuyết Pháp cho Mūlasiri về cha Ānanda của ông (AA. I, 100).

U. K.

ĀNANDA (11), một trong bốn người đồng hành của Chapaṭa (q.v) người đã giúp anh ta thiết lập Tăng đoàn Sīhalabhikkhu ở Miến Điện (Mabel Bode, Văn học Pali của Burma, 29). Theo các bản khắc Kalyāṇi (IA, XXII, 29), ông là một người gốc Kāṅoipura (Conjeevaram) và là một bậc trưởng lão thông thạo Tam Tạng Kinh điển (Sās. v. 65). Sau đó, sau khi Chapaṭa qua đời, ông cố gắng gửi cho những người bà con ông ta ở Kāṅcipura một con voi được nhà vua ban cho, những người đồng tu đã phản đối ông ta. Họ đã thả những con voi mà họ được nhận vào rừng và họ muốn Ānanda cũng thực hiện như vậy. Nhưng Ānanda nói rằng Đức Phật đã giảng dạy không phải chỉ từ ái với động vật mà chúng ta còn cần phải từ ái với cả những người thân thuộc. Vì thế ông không chấp thuận quan điểm của họ, và những người khác đã loại ông ra khỏi cộng đồng (ibid. 66 f) và Ānanda trở thành người lãnh đạo của một nhóm các tu sĩ hay gaṇa độc lập (ibid. 160). Ông sống tại Arimaddana-pura trong bốn mươi bốn nắm – trong năm mươi tư năm ở Pugāma (IA. XXII, 31) – và ông viên tịch vào năm 596 của thời đại Kaliyuga (ibid. 67) – thời đại 607 Sakkarāja (IA. XXII, 32) – hay 1246 sau Công Nguyên (Forchhammer, Jardine Prize Essay, trang 35). Cũng xem ở Biên niên sử Cung điện Thuỷ tinh của các vị Vua Miến Điện, 144 ff.

C.W.

 

 

 

ĀNANDA (12), một nhà bình giảng vĩ đại của thời kỳ đầu được nhắc đến với danh hiệu này và đã phát triển ở Miến Điện khoảng thế kỷ thứ sáu. Tuy nhiên chỉ có ít người biết đến ông.

D. T. D.

 

ĀNANDA (13), một nhà bình giảng khác của thế kỷ mười sáu được biết đến qua tác phẩm của ông, Madhusārattha-dīpanī, một luận giải phụ (ṭikā) của Vô Diệu Pháp (Abhidhamma). Ngài ở tại thành phố Haṃsavatī.

 D. T. D.

 

ĀNANDA (14). Tên này đã từng rất phổ biến với Tăng đoàn Tích Lan. Do đó, thường xảy ra trường hợp là những người có tên này không dễ dàng được xác định, họ hiếm khi được phân biệt bằng cách sử dụng các tên gọi khác nhau. Tuy nhiên, có một hoặc hai ngoại lệ quan trọng.  Một ngoại lệ là Ānanda được đề cập trong một bản khắc tiếng Pali từ khu vực cung điện của thành phố đổ nát Polonnaruva. Ông ta được miêu tả là một người “đã đạt được năng lực tâm linh, người giống như một lá cờ được giương cao trong vùng đất Laṅkā”. (EZ. IV, 68). Vị chức sắc vĩ đại có một số sự liên hệ (không cụ thể) với Tăng đoàn của Tambaraṭṭha cũng như với đất nước Coḷa. (Ở đây Tambaraṭṭha được đề cập đến có thể được coi là một phần của quốc gia Coḷa ở miền nam Ấn Độ, trong đó bao gồm cả Tanjore hiện đại).

Buddhappiya, tác giả của Rūpasiddhi, miêu tả vị Thầy Ānanda của mình là ‘Tambapaṇṇidhaja’ (Cờ của Tambapaṇṇi). Tên gọi gợi nhớ đến tên đã được sử dụng trong bản khắc. Ānanda này đôi khi được cho là đã phát triển mạnh mẽ vào nửa đầu thế kỷ mười ba. Cả niên đại học và sự giống nhau của các tên gọi mạnh mẽ cho thấy rằng cùng một Ānanda ở đây. Vị Thầy của Buddhappiya là thành viên của cộng đồng Tăng đoàn của Vanavāsi (nơi ở trong rừng). Vị Thầy của ông là Udum-baragira Medhaṅkara. Ānanda là tác giả của các bản dịch giữa các ngôn ngữ sang tiếng Sinhale của Piyadassi’s Pada- sadhana và của Khudda-sikkhā.

Ānanda Abhayagiri-Kavicakravartī, cũng hiển nhiên là một nhà bình giảng, là một vị trưởng lão quan trọng khác với cùng một tên. Ông là người đã trước tác ra Saddhammopāyana cho bạn bè, và những người đồng tu, Buddhasoma. Ít lâu sau đó, Ānanda viết một luận giải cho nó bằng tiếng Sinhale.

 

D. T. D.

 

ĀNANDA (15), một tu sĩ của Miến Điện, được miêu tả là một bậc sở hữu những phẩm tính đức hạnh. Ông là một trong bốn vị Thầy đã chỉ dạy cho Vua Alungsithu (1112-67 sau Công Nguyên), nhà Vua cũng là người đã tặng cho ông một cỗ xe bằng vàng (Biên niên sử cung điện thuỷ tinh của các vị Vua Miến Điện, 112, 119).

H. R. P.

 

ĀNANDA, một trong năm người con gái của vị Hoàng hậu đứng đầu của vị Vua trong triều đại Okkāka thứ ba (DA. I, 258; SnA. I, 352). Luận giải của Đại Sử (Mahāvaṃsa) nói rằng Okkāka là vị Vua trẻ nhất trong mười sáu vị Vua của triều đại Mahāsammata, nhưng lại không đề cập gì đến ba triều đại Okkāka (trang 84). Tên của vị Hoàng hậu đứng đầu là Hattā.

U. K.


[1]  AA.  I, 292.

[2]  Mhvu. III, 176 ff.

[3]  Rockhill, Life of the Buddha, 57.

[4]  AA. I, 189 f.

[5]  DPPN. I, 249.

[6]  Rockhill, cp. cit. 13.

[7]  Mhvu, III, 176 f.

[8]  AA. I, 292.

[9]  DA. I, 425.

[10]  Rockhill, cp. cit. 32

[11]  Moc. 43.

[12]  AA. I, 292.

5-R 18269 (5/64)

[13]  Vin. II, 180 ff.; AA. I, 191.

[14]  Thag. VV. 1039-43.

[15]  DPPN. I, 268.

[16]  Rockhill, cp. cit. 57 f.

[17]  Mhvu, III, 176 f.

[18]  Ibid. 49 ; S. II, 219.

[19]  SA. II, 175.

[20]  Moc. 43.

[21]  Vin. II, 183.

[22]  Ibid. I, 202.

[23]  AA. I, 292.

[24]  S. III, 106.

[25]  DPPN. I, 250.

[26]  AA. I, 292.

[27]  Rockhill, cp. cit. 88.

[28]  AA. I, 296.

[29]  D. II, 149 f.

[30]  ibid. 147.

[31]  M. I, 456 f. ; D. II; 119.

[32]  Vin. I, 798.

[33]  ibid. 199, 301 f. ; AA. I, 69.

[34] Ud. 60.

[35] D. III, 118.

[36] J.V, 335.

[37] Rockhill, op. cit. 93.

[38] D. II, 107, 115, v.v…

[39] ibid. 99.

[40] Vin. I, 211.

[41] D. II, 143 f.

[42] S. I, 158.

[43] A. I, 225.

[44] D. II, 55 ff.

[45] M. III, 61 ff.

[46] ibid. 119 ff.

[47] MA. I. 99.

[48] A. V, 225.

[49] M. I, 513.

[50] A. I, 24 f.

[51] AA. I, 286 ff.

[52] Moc. 44.

[53] AA. I, 287; MA. II, 53.

[54] D. II, 169 ff, 200 ff.

[55] M. II, 45, 74; A. III, 214 f; J. III. 405: IV. 7.

[56] M. I, 212 ff.

[57] J. IV, 369.

[58] Vin. II, 287.

[59] S. I, 199.

[60] DA. I, 15.

[61] Rockhill, op. cit. 148 ff

[62] Vin. II, 287.

[63] Rockhill, op. cit. 161.

[64] Vin. II, 288 f.

[65] loc. cit.

[66] Rockhill, op. cit. 153 ff

[67] S. III, 138

[68] ibid. 188

[69] A. II, 239.

[70] Vin. II, 290.

[71] MA. II, 251.

[72] Vin. III, 195 f.

[73] A. IV, 374.

[74] I. 63.

[75] S. V, 161.

[76] SA. III, 223.

[77] Vin. I, 92 f.

[78] VinA. I, 6.

[79] S. II, 217 ff; Mhvu. III, 4.

[80] S. II, 217 ff.

[81] ibid. 215.

[82] Vin. II, 253 ff.

[83] S. V, 154.

[84] DPPN. I, 260.

[85] Beal, Những ghi chép Phật giáo của thế giới phương Tây, II, 213.

[86] Vin. II, 291.

[87] J. I, 382 f.

[88] ibid. II, 24 ff.

[89] DhpA. I, 382; Vin. IV, 158.

[90] SA. II, 177.

[91] AA. III, 129.

[92] A. II, 438 ff; S. I, 183; M. I, 237: Vin. I, 247.

[93] Vin. I, 239, 220 f., 248.

[94] AA. III, 129.

[95] S. V. 176 ff.

[96] A. V, 196 ff.

[97] A. II, 132 f.

[98] M. I, 212 ff., 216.

[99] S. I, 199 f.

[100] AA. III, 129.

[101] Rockhill, op. cit. 163 ff.

[102] Beal, op. cit. III, 313, 378.

[103] II, 99 ff.

[104] AA. I, 287 ff.

[105] I, 327.

[106] Sdvp. 215 ff.

[107] Psalms of the Brethren, tr. 358, vv. 1047-9.