ĀDITYA
ĀDITYA (1), danh hiệu của một vị Phật trước kia, được công nhận bởi Đấng Như Lai Đại Lực (Mahābala Tathāgata). Chính Đức Phật Aditya đã tuyên bố Đức Pratāpavanta là người kế vị Ngài. Điều này được Đức Phật Cồ Đàm (Gotama) tiết lộ với đệ tử của mình là Đức Ānanda vào cuối của khoảng thời gian ba tháng, sau khi Ngài hoàn toàn sống ẩn dật chỉ với một bát khất thực ở Xá-vệ tại Jetavanārāma, tâm an trụ trong trạng thái của các Đấng Như Lai, các Bậc A-la-hán và những vị Phật Giác Ngộ hoàn hảo của các thời trước (Mhvu. III, 237).
ĀDITYA (2), một danh hiệu khác của Suriya, mặt trời (D.III, 196). Đó cũng là danh hiệu dòng dõi Gotra của những người Thích Ca (Sākya). Bậc Bồ-tát, trong lần gặp gỡ đầu tiên của Ngài với Quốc Vương Bimbisāra, Ngài đã giới thiệu bản thân là một người Aditya theo bộ tộc (Mhvyut. III, 199.16; Sn. 423). Adicca-bandhu (dòng dõi của mặt trời), một danh hiệu thường được Đức Phật sử dụng, dường như cũng xuất phát từ điều này. Luận giải Thiên Cung Sự (Vimānavatthu) đã đưa ra ba cách giải thích cho danh hiệu này: cả Ādicca và Đức Phật đều thuộc về gia đình Cồ Đàm (Gotama); Đức Phật là dòng dõi của mặt trời và gia đình Āryan cũng như vậy (ariyā jāti); vị Thần Ādicca là orasa-putta (đứa con chính thức, trưởng thành) của Đức Phật (VvuA.116). Theo nghĩa cuối cùng này, Đức Phật gọi Suriya là pajam mama (con tôi: S.I,51), trong khi, theo như nhà bình luận thì cho rằng bởi vì Suriya đã trở thành một người chứng đắc Quả Dự Lưu (Tu Đà Hoàn) (SA.1, 109). Luật Tạng Tây Tạng thì đưa ra một giải thích hoàn toàn khác. Ikṣvāku (Okkāka), tổ tiên trực tiếp của Dòng dõi Thích Ca được sinh ra từ một quả trứng được hình thành từ hạt và máu đông lại của nhà hiền triết Gautama, hậu duệ của Mahāsammata khi ông bị đóng đinh vì bị tội giết một kỹ nữ. Quả trứng nở ra bởi những tia nắng mặt trời mọc. Được sinh ra cùng với mặt trời mọc và được đem đến bởi những tia sáng của nó, bộ tộc Iksavaku và con cháu được gọi là Sūryavaṃsa (Rockhill, Cuộc đời Đức Phật, 10 f).
C.W
BẢN KHẮC XV.
Bản quyền: Cục Khảo cổ học, Ấn Độ
AJAṆṬĀ: Khung cột điêu khắc (Hang XXIV)
BẢN KHẮC XVI
Bản quyền: Cục Khảo cổ học, Ấn Độ
AJAṆṬĀ: Nội thất của hội trường chaitya (Hang số XXVI)
BẢN KHẮC XI
Bản quyền: Cục Khảo cổ học, Ấn Độ
AJAṆṬĀ: Khung cảnh chung của một vài hang động
BẢN KHẮC XII.
Bản quyền: Cục Khảo cổ học, Ấn Độ
AJAṆṬĀ: Hàng hiên có cột (Hang số II)
BẢN KHẮC XIII
Bản quyền: Cục Khảo cổ học, Ấn Độ
AJAṆṬĀ: Mặt tiền (Hang số XIX)
BẢN KHẮC XIV
Bản quyền: Cục Khảo cổ học, Ấn Độ
AJAṆṬĀ: Một phần của cột điêu khắc (Hang số XXIV)
BẢN KHẮC XVII
Bản quyền: Cục Khảo cổ học, Ấn Độ
AJAṆṬĀ: Panen ống tường điêu khắc bên ngoài (Hang I)
BẢN KHẮC XVIII
Bản quyền: Cục Khảo cổ học, Ấn Độ
AJAṆṬĀ: Thiết kế trần ở tiền sảnh (Hang II).
BẢNG KHẮC XIX
Bản quyền: Cục Khảo cổ học, Ấn Độ
AJAṆṬĀ: Sự tưởng tượng của nhà điêu khắc (Hang số I)
BẢN KHẮC XX.
Bản quyền: Cục Khảo cổ học, Ấn Độ.
AJAṆṬĀ: Nagarāja, Nagini và người hầu hạ.(Hang số XIX).
BẢN KHẮC XXI
Bản quyền: Cục Khảo Cổ học, Ấn Độ
AJAṆṬĀ: Đức Phật và Mara host (Hang số XXVI)
BẢN KHẮC XXII
Bản quyền: Cục Khảo Cổ học, Ấn Độ.
AJAṆṬĀ: Đức Phật thuyết giảng bài Pháp đầu tiên (Hang số I)..
Bản quyền: Cục Khảo cổ học, Ấn Độ
AJAṆṬĀ: Bát Niết Bàn (Mahāparinirvana) từ Hang số XXVI.
BẢN KHẮC XXIV
Bản quyền: Cục Khảo cổ học, Ấn Độ
AJAṆṬĀ: YASODHARA VÀ RAHULA (trước Đức Phật) từ Hang số XVII.
Bản quyền: Cục Khảo Cổ học, Ấn Độ
AJAṆṬĀ: Jujaka nhận tiền chuộc (Vessantara Jātaka) Hang số XVII
BẢN KHẮC XXVI
Bản quyền: Cục Khảo cổ học, Ấn Độ
AJAṆṬĀ: Hariti và Pancika (Hang II)