Kinh số 90 – Giải Thích Kinh Kaṇṇakatthala

(Kaṇṇakatthalasuttavaṇṇanā)

Xem Trung Bộ Kinh – Kinh Kaṇṇakatthala

375. evaṃ me sutanti kaṇṇakatthalasuttaṃ. tattha uruññāyanti uruññāti tassa raṭṭhassapi nagarassapi etadeva nāmaṃ, bhagavā uruññānagaraṃ upanissāya viharati. kaṇṇakatthale migadāyeti tassa nagarassa avidūre kaṇṇakatthalaṃ nāma eko ramaṇīyo bhūmibhāgo atthi, so migānaṃ abhayatthāya dinnattā migadāyoti vuccati, tasmiṃ kaṇṇakatthale migadāye. kenacideva karaṇīyenāti na aññena, anantarasutte vuttakaraṇīyeneva. somā ca bhaginī sakulā ca bhaginīti imā dve bhaginiyo rañño pajāpatiyo. bhattābhihāreti bhattaṃ abhiharaṇaṭṭhāne. rañño bhuñjanaṭṭhānañhi sabbāpi orodhā kaṭacchuādīni gahetvā rājānaṃ upaṭṭhātuṃ gacchanti, tāpi tatheva agamaṃsu.

375. Kinh Kaṇṇakatthala được bắt đầu như sau: “Tôi đã được nghe như vầy.” Ở đó, uruññāyaṃ: đây là tên của cả đất nước, của cả thành phố đó Uruññā. Đức Thế Tôn an trú gần thành Uruññā. Kaṇṇakatthale migadāye (ở vườn Lộc Uyển tại Kaṇṇakatthala): ở không xa thành phố ấy có một vùng đất xinh xắn tên là Kaṇṇakatthala. Vùng đất ấy họ đều gọi là Migadāya, bởi vì sự bố thí để mang lại sự không sợ hãi cho muôn thú, ở tại vườn Lộc Uyển Kaṇṇakatthala đó. kenacideva karaṇīyenā (vì một công việc cần làm nào đó): Không phải phận sự khác mà chính là phận sự đã được nói ở trong bài Kinh trước đó. Cả hai chị em này là nàng Somā và nàng Sakulā là vợ của đức vua. Bhattābhihāre (ở chỗ thọ dụng vật thực): Ở nơi thọ dụng vật thực. Cả hai cùng đến chỗ vua dùng bữa, mỗi người cầm theo đồ dùng như vá v.v… để hầu vua.

376. kiṃ pana, mahārājāti kasmā evamāha? rañño garahaparimocanatthaṃ. evañhi parisā cinteyya — “ayaṃ rājā āgacchamānova mātugāmānaṃ sāsanaṃ āroceti, mayaṃ attano dhammatāya bhagavantaṃ daṭṭhuṃ āgatoti maññāma, ayaṃ pana mātugāmānaṃ sāsanaṃ gahetvā āgato, mātugāmadāso maññe, esa pubbepi imināva kāraṇena āgacchatī”ti. pucchito pana so attano āgamanakāraṇaṃ kathessati, evamassa ayaṃ garahā na uppajjissatīti garahamocanatthaṃ evamāha.

376. kiṃ pana, mahārājā (tâu Đại vương có…không?): tại sao lại nói như vậy? (bởi vì) nhằm mục đích tránh khỏi những lời chỉ trích của nhà vua. Bởi vì hội chúng có thể nghĩ như vầy – “Vị vua này đến đây là để truyền đạt thông điệp của các phụ nữ. Chúng ta cứ tưởng nhà vua đến yết kiến Đức Thế Tôn là do lòng thành kính, do đức tin chân chính của bản thân. Nhưng hóa ra ông ấy đến đây chỉ để mang lời nhắn của các nữ nhân. Có phải ông ấy chỉ là người hầu phục vụ cho phụ nữ hay không? Có lẽ cả những lần trước ông ấy cũng đến với lý do tương tự như vậy.” Vì thế, khi hỏi như vậy, nhà vua sẽ có cơ hội nói rõ mục đích thật sự của mình khi đến gặp Đức Thế Tôn. Nhờ đó, những lời chỉ trích như trên sẽ không khởi lên. Chính vì mục đích bảo vệ uy tín cho nhà vua trước hội chúng, nên mới đặt câu hỏi như vậy.

378. abbhudāhāsīti kathesi. sakideva sabbaṃ ussati sabbaṃ dakkhitīti yo ekāvajjanena ekacittena atītānāgatapaccuppannaṃ sabbaṃ ussati vā dakkhiti vā, so natthīti attho. ekena hi cittena atītaṃ sabbaṃ jānissāmīti āvajjitvāpi atītaṃ sabbaṃ jānituṃ na sakkā, ekadesameva jānāti. anāgatapaccuppannaṃ pana tena cittena sabbeneva sabbaṃ na jānātīti. esa nayo itaresu. evaṃ ekacittavasenāyaṃ pañho kathito. heturūpanti hetusabhāvaṃ kāraṇajātikaṃ. saheturūpanti sakāraṇajātikaṃ. samparāyikāhaṃ, bhanteti samparāyaguṇaṃ ahaṃ, bhante, pucchāmi.

378. Abbhudāhāsi dịch là đã nói. Không có một Sa-môn nào hay Bà-la-môn nào có thể biết hoàn toàn và thấy hoàn toàn các Pháp trong một lúc: người nào chỉ bằng một lần hướng tâm, với một tâm duy nhất mà có thể nhớ lại (ussati) hoặc thấy biết rõ ràng (dakkhiti) tất cả quá khứ, vị lai và hiện tại thì không có (tức không thể có người như vậy). Thật vậy, bất kỳ ai dù có khởi lên suy nghĩ rằng: ‘Ta sẽ biết tất cả mọi chuyện trong quá khứ chỉ với một lần hướng tâm duy nhất’, thì người ấy cũng không thể nào biết hết toàn bộ mọi sự trong quá khứ, mà chỉ biết được một phần nhỏ mà thôi. Đối với tương lai và hiện tại cũng y như vậy, không thể nào chỉ với một tâm duy nhất mà biết rõ tất cả sự việc. Những trường hợp khác cũng đều theo nguyên lý này. Chính vì thế, câu hỏi này được trình bày dựa trên nguyên lý về một tâm duy nhất. Heturūpaṃ (có nhân duyên): thực tính của nhân, sanh khởi từ nhân. Saheturūpaṃ (liên hệ đến nhân duyên): giống (jāti) của quả có nhân, thực tính làm quả mà vận hành cùng với nhân. samparāyikāhaṃ, bhante (Bạch Thế Tôn, con … về tương lai): Kính bạch đức Thế Tôn, con xin hỏi đến ân đức sẽ có trong tương lai.

379. pañcimānīti imasmiṃ sutte pañca padhāniyaṅgāni lokuttaramissakāni kathitāni. kathinaṅgaṇavāsīcūḷasamuddatthero pana “tumhākaṃ, bhante, kiṃ ruccatī”ti vutte “mayhaṃ lokuttarānevāti ruccatī”ti āha. padhānavemattatanti padhānanānattaṃ. aññādisameva hi puthujjanassa padhānaṃ, aññādisaṃ sotāpannassa, aññādisaṃ sakadāgāmino, aññādisaṃ anāgāmino, aññādisaṃ arahato, aññādisaṃ asītimahāsāvakānaṃ, aññādisaṃ dvinnaṃ aggasāvakānaṃ, aññādisaṃ paccekabuddhānaṃ, aññādisaṃ sabbaññubuddhānaṃ. puthujjanassa padhānaṃ sotāpannassa padhānaṃ na pāpuṇāti … pe … paccekabuddhassa padhānaṃ sabbaññubuddhassa padhānaṃ na pāpuṇāti. imamatthaṃ sandhāya “padhānavemattataṃ vadāmī”ti āha.

379. Pañcimāni (có năm loại): năm chi phần cần tinh tấn (padhāniyaṅgāni) được Đức Thế Tôn đề cập gồm cả hai khía cạnh thế gian và siêu thế. Khi được Đức Phật hỏi thích điều gì, trưởng lão Cūḷasamudda trú ở Kathinaṅgaṇa trả lời rằng: ‘Bạch Thế Tôn, con chỉ thích những gì thuộc về siêu thế. Padhānavemattataṃ padhānanānattaṃ: sự khác biệt trong tinh cần. Thật vậy, sự tinh cần của phàm nhân là khác, của bậc Thánh Nhập Lưu là khác, của bậc Thánh Nhất Lai là khác, của bậc Thánh Bất Lai là khác, và của bậc Thánh A-ra-hán là khác, của tám mươi vị Đại Thinh văn là khác, của nhị vị Thượng thủ Thinh văn là khác là khác, của đức Phật Độc giác là khác, của bậc Chánh đẳng Chánh giác là khác. Sự tinh cần của phàm nhân không đạt đến sự tinh cần của bậc Thánh Nhập Lưu … sự tinh cần của đức Phật Độc Giác cũng không đạt đến sự tinh cần của bậc Chánh đẳng Chánh giác. Đức Thế Tôn đã nói rằng “Ta nói đến sự sai biệt trong tinh cần” có ý muốn đề cập đến ý nghĩa này.

379. dantakāraṇaṃ gaccheyyunti yaṃ akūṭakaraṇaṃ, anavacchindanaṃ, dhurassa acchindananti dantesu kāraṇaṃ dissati, taṃ kāraṇaṃ upagaccheyyunti attho. dantabhūminti dantehi gantabbabhūmiṃ. assaddhotiādīsu puthujjanasotāpannasakadāgāmianāgāmino cattāropi assaddhā nāma. puthujjano hi sotāpannassa saddhaṃ appattoti assaddho, sotāpanno sakadāgāmissa, sakadāgāmī anāgāmissa, anāgāmī arahato saddhaṃ appattoti assaddho, ābādho arahatopi uppajjatīti pañcapi bahvābādhā nāma honti. ariyasāvakassa pana saṭho māyāvīti nāmaṃ natthi. teneva thero — “pañca padhāniyaṅgāni lokuttarāni kathitānīti mayhaṃ ruccatī”ti āha. assakhaḷuṅkasuttante pana — “tayo ca, bhikkhave, assakhaḷuṅke tayo ca purisakhaḷuṅke desessāmī”ti (a. ni. 3.141) ettha ariyasāvakassāpi sambodhināmaṃ āgataṃ, tassa vasena lokuttaramissakā kathitāti vuttaṃ. puthujjano pana sotāpattimaggavīriyaṃ asampatto … pe … anāgāmī arahattamaggavīriyaṃ asampattoti kusītopi assaddho viya cattārova honti, tathā duppañño.

dantakāraṇaṃ gaccheyyuṃ (có thể đạt đến nhân của chúng sanh đã được rèn luyện): Có nghĩa là các vị ấy nên đạt đến nguyên nhân hay điều kiện để thuần hóa, điều phục tâm. Trong các sự rèn luyện thì sự rèn luyện chân thật, không giả dối, không bị gián đoạn, không từ bỏ bổn phận, chính là nhân để đạt được sự điều phục ấy.. Dantabhūmiṃ (cảnh giới của những người đã được điều phục): nghĩa là bậc trí nên đạt đến cảnh giới hay trạng thái của những người đã thuần hóa, đã điều phục tâm. Kể cả bốn hạng người là phàm nhân, bậc Thánh Nhập Lưu, bậc Thánh Nhất Lai, bậc Thánh Bất Lai được gọi là không có đức tin trong câu ‘người không có đức tin’ v.v. Thật vậy, phàm nhân gọi là không có đức tin bởi vì không đạt đến đức tin của bậc Thánh Nhập Lưu, bậc Thánh Nhập Lưu…của bậc Thánh Nhất Lai, bậc Thánh Nhất Lai…của bậc Thánh Bất Lai, bậc Thánh Bất Lai gọi là không có đức tin bởi vì vẫn chưa đạt đến đức tin của bậc Thánh A-ra-hán. Về “bệnh tật” (ābādha), ngay cả bậc A-la-hán cũng còn phát sinh bệnh tật. Vì thế cả năm hạng người (phàm phu, Nhập Lưu, Nhất Lai, Bất Lai, A-la-hán) đều được gọi chung là những người “có nhiều bệnh tật.” Tuy nhiên, riêng về phẩm chất “saṭha” (giả dối) và “māyāvī” (lừa đảo), thì bậc Thánh đệ tử không bao giờ có. Chính vì lý do này mà vị trưởng lão đã nói: “Tôi hoan hỷ với việc thuyết giảng về năm chi phần tinh cần (padhāniyaṅgāni) thuộc về pháp Siêu thế (lokuttara).” Còn trong Kinh Assakhaḷuṅka (Aṅguttara Nikāya 3.141), Đức Phật dạy: “Này các Tỳ-kheo, Ta sẽ giảng về ba loại ngựa chưa được thuần phục và ba hạng người chưa được thuần phục.” Trong bài kinh ấy, thuật ngữ “giác ngộ chân chánh” (sambodhi) cũng được dùng cho cả bậc Thánh đệ tử. Vì vậy, ở đó Đức Phật đã nói về sự hòa trộn giữa pháp Siêu thế và pháp thế gian. Hơn nữa, hạng phàm phu—do chưa đạt đến sự tinh tấn cần thiết để chứng quả Nhập Lưu, … cho đến Nhất Lai, Bất Lai chưa đạt đến sự tinh tấn cần thiết để chứng quả A-la-hán—cũng được gọi là “kusīta” (lười biếng). Cả bốn hạng người này đều giống nhau về sự thiếu tinh tấn, cũng tương tự như trường hợp bốn hạng người được gọi là “không có đức tin.” Tương tự như vậy là trường hợp bốn hạng người thiếu trí tuệ (duppañño).

evaṃ panettha opammasaṃsandanaṃ veditabbaṃ — adantahatthiādayo viya hi maggapadhānarahito puggalo. dantahatthiādayo viya maggapadhānavā. yathā adantā hatthiādayo kūṭākāraṃ akatvā avicchinditvā dhuraṃ apātetvā dantagamanaṃ vā gantuṃ dantabhūmiṃ vā pattuṃ na sakkonti, evamevaṃ maggapadhānarahito maggapadhānavatā pattabbaṃ pāpuṇituṃ nibbattetabbaṃ guṇaṃ nibbattetuṃ na sakkoti. yathā pana dantahatthiādayo kūṭākāraṃ akatvā avicchinditvā dhuraṃ apātetvā dantagamanaṃ vā gantuṃ dantabhūmiṃ vā pattuṃ sakkonti, evamevaṃ maggapadhānavā maggapadhānavatā pattabbaṃ pāpuṇituṃ nibbattetabbaṃ guṇaṃ nibbattetuṃ sakkoti. idaṃ vuttaṃ hoti — “sotāpattimaggapadhānavā sotāpattimaggapadhānavatā pattokāsaṃ pāpuṇituṃ nibbattetabbaṃ guṇaṃ nibbattetuṃ sakkoti … pe … arahattamaggapadhānavā arahattamaggapadhānavatā pattokāsaṃ pāpuṇituṃ nibbattetabbaṃ guṇaṃ nibbattetuṃ sakkotī”ti.

Hơn nữa, nên biết việc so sánh bằng ví dụ trong phần Pháp đen với câu sau – giống như voi không được huấn luyện v.v, và phần Pháp trắng với câu rằng – giống như voi đã được huấn luyện, hạng người không có đạo làm trưởng giống như voi không được huấn luyện, hạng người có đạo làm trưởng giống như voi được huấn luyện. Voi v.v, chưa được huấn luyện không thể không làm, không ngăn chặn biểu hiện giả dối, bỏ chạy, từ bỏ phận sự đi đến thuần hóa có thể đi đến, hoặc mức độ thuần hóa có thể đạt đến như thế nào, thì tương tự y như thế người không có đạo làm trưởng cũng không thể chứng đắc ân đức mà vị có đạo làm trưởng có thể chứng đắc (hoặc) có thể làm cho sanh khởi. Hơn nữa, voi v.v, đã huấn luyện không thực hiện các dấu hiệu giả dối, không bỏ chạy, không từ bỏ phận sự, có thể đi đến sự thuần hóa có thể đi, hoặc mức độ thần hóa có thể đạt đến như thế nào, tương tự y như vậy người có đạo làm trưởng cũng có thể chứng đắc, có thể làm cho những ân đức mà người có đạo làm trưởng có thể làm cho sanh khởi được sanh khởi. Điều này đã được nói rằng – “vị có Nhập Lưu đạo làm trưởng có thể đạt đến khoảng trống mà vị có Nhập Lưu đạo làm trưởng đã đạt đến, để những ân đức mà vị có Nhập Lưu đạo làm trưởng có thể làm cho sanh khởi được sanh khởi…vị có A-ra-hán đạo làm trưởng có thể đạt đến khoảng trống mà vị có A-ra-hán đạo làm trưởng đã đạt đến, để những ân đức mà vị có A-ra-hán đạo làm trưởng có thể làm cho sanh khởi được sanh khởi.”

380. sammappadhānāti maggapadhānena sammappadhānā. na kiñci nānākaraṇaṃ vadāmi yadidaṃ vimuttiyā vimuttinti yaṃ ekassa phalavimuttiyā itarassa phalavimuttiṃ ārabbha nānākaraṇaṃ vattabbaṃ siyā, taṃ na kiñci vadāmīti attho. acciyā vā accinti acciyā vā accimhi. sesapadadvayepi eseva nayo, bhummatthe hi etaṃ upayogavacanaṃ. kiṃ pana tvaṃ, mahārājāti, mahārāja, kiṃ tvaṃ? “santi devā cātumahārājikā, santi devā tāvatiṃsā … pe … santi devā paranimmitavasavattino, santi devā tatuttarin”ti evaṃ devānaṃ atthibhāvaṃ na jānāsi, yena evaṃ vadesīti. tato atthibhāvaṃ jānāmi, manussalokaṃ pana āgacchanti nāgacchantīti idaṃ pucchanto yadi vā te, bhantetiādimāha. sabyābajjhāti sadukkhā, samucchedappahānena appahīnacetasikadukkhā. āgantāroti upapattivasena āgantāro. abyābajjhāti samucchinnadukkhā. anāgantāroti upapattivasena anāgantāro.

Sammappadhānā (có sự tinh cần chân chánh): tức là những nỗ lực đúng đắn nhờ lấy đạo lộ (magga) làm nền tảng, làm yếu tố dẫn dắt. Câu “na kiñci nānākaraṇaṃ vadāmi yadidaṃ vimuttiyā vimuttinti” (ta không nói có sự khác biệt nào giữa giải thoát này với giải thoát kia) nghĩa là: Đức Phật muốn nói rằng, đối với sự chứng đắc giải thoát (phala-vimutti), thì không hề có bất kỳ sự phân biệt hay khác biệt nào. Nói cách khác, không thể nói rằng quả giải thoát của một người này có sự khác biệt với quả giải thoát của một người khác. Đức Phật xác nhận rõ ràng rằng: “Ta không nói có bất kỳ sự khác biệt nào giữa các quả giải thoát ấy cả”. Acciyā vā acciṃ (giữa ngọn lửa với ngọn lửa): giữa ngọn lửa với ngọn lửa. Ngay cả trong 2 câu còn lại cũng có phương thức tương tự. Acciṃ đây là trường hợp đối cách (accusative, acciṃ) được sử dụng với ý nghĩa chỉ nơi chốn (locative). kiṃ pana tvaṃ, mahārājā (thưa Đại vương, do nhân gì Đại vương…): Này Đại vương ngài không biết hay sao? Chư thiên có hiện hữu như vầy là có Chư thiên cõi Tứ đại Thiên vương, có Chư thiên cõi trời Đao Lợi…có Chư thiên cõi trời Tha hóa Tự tại, có Chư thiên ở những cõi trời cao hơn nữa, ngài thuyết như vậy vì sao? Từ đó đức vua khi hỏi lời này rằng: Trẫm biết rằng có, nhưng tất cả Chư thiên đến thế giới nhân loại hay không đến thế giới nhân loại? nên đã nói rằng: “yadi vā te, bhante (kính bạch đức Thế Tôn nếu Chư thiên có thật…)Sabyābajjhā (có sự tổn thương): có khổ đau, tức là vẫn chưa dứt trừ khổ ở nơi tâm bằng sự dứt trừ hoàn toàn. Āgantāro (những người đi đến): những người đi đến do mãnh lực của sự sanh. Abyābajjhā (không có sự tổn hại): cắt đứt sự khổ đau hoàn toàn. Anāgantāro (những người không đến): những người không đi đến do mãnh lực của sự sanh.

381. pahotīti sakkoti. rājā hi puññavantampi lābhasakkārasampannaṃ yathā na koci upasaṅkamati, evaṃ karonto tamhā ṭhānā cāvetuṃ sakkoti. taṃ apuññavantampi sakalagāmaṃ piṇḍāya caritvā yāpanamattaṃ alabhantaṃ yathā lābhasakkārasampanno hoti, evaṃ karonto tamhā ṭhānā cāvetuṃ sakkoti. brahmacariyavantampi itthīhi saddhiṃ sampayojetvā sīlavināsaṃ pāpento balakkārena vā uppabbājento tamhā ṭhānā cāvetuṃ sakkoti. abrahmacariyavantampi sampannakāmaguṇaṃ amaccaṃ bandhanāgāraṃ pavesetvā itthīnaṃ mukhampi passituṃ adento tamhā ṭhānā cāveti nāma. raṭṭhato pana yaṃ icchati, taṃ pabbājeti nāma.

381. Pahoti: có thể. Thật vậy, đức vua có quyền lực lớn lao, có thể làm những điều sau đây:
_ Ngài có thể cách chức, truất quyền một người dù người đó rất có phước báu, giàu sang và được cung kính, đến mức không ai dám đến gần người ấy.
_ Ngài cũng có thể nâng đỡ một người không có chút phước báu nào, đang sống khó khăn, phải đi từ làng này sang làng khác để xin ăn mà vẫn không đủ sống, khiến người ấy trở nên giàu sang, quyền quý, rồi sau đó lại có thể truất bỏ địa vị của người ấy.
_ Ngài có thể phá hoại giới hạnh của một người đang sống đời phạm hạnh bằng cách ép buộc người ấy quan hệ với phụ nữ, hoặc dùng bạo lực để cưỡng ép hoàn tục, khiến người ấy mất đi vị trí và phẩm hạnh của mình.
_ Ngài cũng có thể tước đoạt quyền lợi, địa vị của một vị quan đại thần vốn đang hưởng đầy đủ các dục lạc, bằng cách giam vị quan ấy vào ngục tù, không cho phép nhìn mặt một người phụ nữ nào.
_ Ngoài ra, bất cứ ai mà nhà vua muốn, ngài đều có thể trục xuất ra khỏi lãnh thổ quốc gia của mình.

dassanāyapi nappahontīti kāmāvacare tāva abyābajjhe deve sabyābajjhā devā cakkhuviññāṇadassanāyapi nappahonti. kasmā? arahato tattha ṭhānābhāvato. rūpāvacare pana ekavimānasmiṃyeva tiṭṭhanti ca nisīdanti cāti cakkhuviññāṇadassanāya pahonti, etehi diṭṭhaṃ pana sallakkhitaṃ paṭividdhaṃ lakkhaṇaṃ daṭṭhuṃ sallakkhituṃ paṭivijjhituṃ na sakkontīti ñāṇacakkhunā dassanāya nappahonti, uparideve ca cakkhuviññāṇadassanenāpīti.

dassanāyapi nappahonti (không có thể thấy được): Có nghĩa là ở cõi dục giới, các vị trời còn phiền não (sabyābajjha) không thể thấy được các vị trời đã dứt sạch phiền não (abyābajjha) bằng mắt thường (cakkhuviññāṇa). Tại sao? Bởi vì ở cõi Dục giới không có chỗ, không có hoàn cảnh phù hợp để các vị trời hoàn toàn thanh tịnh (như các bậc A-la-hán) hiện diện. Tuy nhiên, ở cõi Sắc giới (rūpāvacara), các vị trời còn phiền não có thể thấy được các vị trời không còn phiền não bằng mắt thường, do các vị này ở chung trong cùng một thiên cung (vimāna), cùng đứng ngồi chung một nơi. Nhưng dù có thể nhìn thấy bằng mắt thường, các vị trời còn phiền não này cũng không thể thực sự nhận biết rõ ràng hay thấu triệt được trạng thái tâm linh, đặc tính bên trong của các vị trời đã hoàn toàn thanh tịnh kia bằng trí tuệ hay tuệ nhãn (ñāṇacakkhu). Đối với các cõi trời cao hơn nữa (uparideva), thì ngay cả việc nhìn thấy bằng mắt thường (cakkhuviññāṇa) cũng không thể được.

382. ko nāmo ayaṃ, bhanteti rājā theraṃ jānantopi ajānanto viya pucchati. kasmā? pasaṃsitukāmatāya. ānandarūpoti ānandasabhāvo. brahmapucchāpi vuttanayeneva veditabbā. atha kho aññataro purisoti sā kira kathā viṭaṭūbheneva kathitā, te “tayā kathitā, tayā kathitā”ti kupitā aññamaññaṃ imasmiṃyeva ṭhāne attano attano balakāyaṃ uṭṭhāpetvā kalahampi kareyyunti nivāraṇatthaṃ so rājapuriso etadavoca. sesaṃ sabbattha uttānameva. ayaṃ pana desanā neyyapuggalassa vasena niṭṭhitāti.

382. Ko nāmo ayaṃ, bhante (bạch đức Thế Tôn, Tỳ khưu ấy tên gọi là gì?): đức vua dẫu biết được trưởng lão cũng vẫn hỏi như không biết. Tại sao? Vì muốn ca ngợi, tán dương vị trưởng lão ấy. Ānandarūpo (thực tính đáng hoan hỷ): thực tính đáng hoan hỷ. Thậm chí hỏi đến Phạm thiên cũng nên hiểu theo cách thức như đã được trình bày. Atha kho aññataro puriso (rồi từ đó có một người…): được biết rằng lời nói ấy chính Viṭaṭūbha đã nói, dân chúng giận dữ nói rằng “ngài đã nói rồi, ngài đã nói rồi” mới cho quân lính của mình đứng dậy tạo ra cuộc tranh cãi lẫn nhau ở ngay tại nơi đó. Vệ quân ấy đã nói lời ấy để ngăn chặn lại. Từ còn lại trong các câu đều đơn giản. Lại nữa, Pháp thoại này kết thúc với mãnh lực của hạng người cần được dẫn dắt.

Giải Thích Kinh Kaṇṇakatthala Kết Thúc