Kinh số 147 – Giải Thích Tiểu Kinh Giáo Giới Rāhula
(Cūḷarāhulovādasuttavaṇṇanā)Xem Trung Bộ Kinh – Tiểu Kinh Giáo Giới Rāhula
416. Evaṃ me sutanti Rāhulovādasuttaṃ. Tattha vimuttiparipācanīyāti vimuttiṃ paripācentīti vimuttiparipācanīyā. Dhammāti pannarasa dhammā. te saddhindriyādīnaṃ visuddhikāraṇavasena veditabbā. vuttañhetaṃ —
416. Tiểu Kinh Giáo Giới Rāhula được bắt đầu như sau: “Tôi đã được nghe như vầy.” Ở đó, những pháp đã đưa đến giải thoát: gọi là đưa đến sự giải thoát cũng do làm cho sự giải thoát được chín muồi. Pháp: gồm 15 Pháp. Những Pháp ấy nên biết do mãnh lực của sự thành tịnh của các quyền có Tín quyền v.v. Điều này đã được ngài nói như sau –
“assaddhe puggale parivajjayato, saddhe puggale sevato bhajato payirupāsato pasādanīye suttante paccavekkhato imehi tīhākārehi saddhindriyaṃ visujjhati. Kusīte puggale parivajjayato āraddhavīriye puggale sevato bhajato payirupāsato sammappadhāne paccavekkhato imehi tīhākārehi vīriyindriyaṃ visujjhati. Muṭṭhassatī puggale parivajjayato upaṭṭhitassatī puggale sevato bhajato payirupāsato satipaṭṭhāne paccavekkhato imehi tīhākārehi satindriyaṃ visujjhati. Asamāhite puggale parivajjayato samāhite puggale sevato bhajato payirupāsato jhānavimokkhe paccavekkhato imehi tīhākārehi samādhindriyaṃ visujjhati. Duppaññe puggale parivajjayato paññavante puggale sevato bhajato payirupāsato gambhīrañāṇacariyaṃ paccavekkhato imehi tīhākārehi paññindriyaṃ visujjhati. Iti ime pañca puggale parivajjayato pañca puggale sevato bhajato payirupāsato pañca suttantakkhandhe paccavekkhato imehi pannarasahi ākārehi imāni pañcindriyāni visujjhantī”ti.[1]
“Tín quyền được thanh tịnh bằng 3 cách này: (1) Đối với vị đang xa lánh kẻ không có đức tin, (2) đang xu hướng theo tiếp cận gần gũi với những người có đức tin, (3) quán xét lại các bài kinh làm nhân cho khơi dậy đức tin. Tấn quyền được thanh tịnh bằng 3 cách này: (1) Đối với vị đang xa lánh các kẻ biếng nhác, (2) đang xu hướng theo tiếp cận gần gũi những người có sự ra sức tinh tấn, (3) đang quán chiếu lại các sự nỗ lực chân chánh. Niệm quyền được thanh tịnh bằng ba cách này: (1) Đối với vị đang xa lánh các kẻ có niệm bị quên lãng, (2) đang xu hướng theo tiếp cận gần gũi những người có niệm được thiết lập, (3) đang quán chiếu lại các sự thiết lập niệm. Định quyền được thanh tịnh bằng ba cách này: (1) Đối với vị đang xa lánh các kẻ không định tĩnh, (2) đang xu hướng theo tiếp cận gần gũi những người định tĩnh, (3) đang quán chiếu lại các định và giải thoát. Tuệ quyền được thanh tịnh bằng ba cách này: (1) Đối với vị đang xa lánh các kẻ có tuệ kém, (2) đang xu hướng theo tiếp cận gần gũi những người có tuệ, (3) đang quán chiếu lại hành vi của trí thâm sâu. Như thế, đối với vị đang xa lánh năm hạng người này, đối với vị đang xu hướng theo tiếp cận gần gũi năm hạng người (kia), đối với vị đang quán chiếu lại các bài kinh làm nhân để khơi dậy đức tin, cả 5 quyền này được thanh tịnh theo 15 cách này.
Aparepi pannarasa dhammā vimuttiparipācanīyā — saddhādīni pañcimāni indriyāni, aniccasaññā, anicce dukkhasaññā, dukkhe anattasaññā, pahānasaññā, virāgasaññāti, imā pañca nibbedhabhāgiyā saññā, Meghiyattherassa kathitā kalyāṇamittatādayo pañcadhammāti. Kāya pana velāya bhagavato etadahosīti. paccūsasamaye lokaṃ volokentassa.
Hơn nữa, vẫn còn có 15 pháp đưa đến giải thoát – 5 quyền có Tín quyền v.v, Có 5 loại tưởng đưa đến thấu triệt là (1) tưởng về vô thường, (2) tưởng về khổ trong vô thường, (3) tưởng về vô ngã trong khổ, (4) tưởng về đoạn tận, (5) tưởng về ly tham và thêm 5 Pháp là có bạn hữu tốt lành v.v, được thuyết cho trưởng lão Meghiya. Đức Thế Tôn có suy nghĩ như vậy trong thời gian nào? Khi ngài xem xét thế gian, vào lúc gần sáng, cũng có suy nghĩ như thế.
419. Anekānaṃ devatāsahassānanti[2] āyasmatā rāhulena Padumuttarassa Bhagavato pādamūle Pālitanāgarājakāle patthanaṃ paṭṭhapentena saddhiṃ patthanaṃ paṭṭhapitadevatāyeva. Tāsu pana kāci bhūmaṭṭhakā devatā, kāci antalikkhakā, kāci cātumahārājikā, kāci devaloke, kāci brahmaloke nibbattā. Imasmiṃ pana divase sabbā ekaṭṭhāne andhavanasmiṃyeva sannipatitā. Dhammacakkhunti Upāliovāda[3] dīghanakhasuttesu[4] ()[5] paṭhamamaggo dhammacakkhunti vutto, Brahmāyusutte[6] tīṇi phalāni, imasmiṃ sutte cattāro maggā, cattāri ca phalāni dhammacakkhunti veditabbāni. Tattha hi kāci devatā sotāpannā ahesuṃ, kāci sakadāgāmī, anāgāmī, khīṇāsavā. Tāsañca pana devatānaṃ ettakāti gaṇanavasena paricchedo natthi. Sesaṃ sabbattha uttānamevāti
419. Và đối với hàng ngàn chư Thiên ấy: Tôn giả Rāhula thiết lập ước muốn ở chân của đức Phật Padumuttara trong lúc là Rồng chúa Pālita cùng với chư Thiên được thiết lập ước muốn tương tự. Hơn nữa, trong số những vị Thiên ấy, một số vị cư ngụ trên mặt đất, một số vị cư ngụ trong hư không, một số cư ngự ở cõi Tứ đại Thiên vương, một số hóa sanh vào Phạm thiên giới. Nhưng ngày hôm nay, toàn bộ chư Thiên đến tụ hội lại với nhau trong cùng một nơi là khu rừng Andhavana. Pháp nhãn: Sơ Đạo (Nhập-lưu Thánh Đạo) ngài gọi là Pháp nhãn trong bài Kinh giáo giới Upālī và Kinh Dīghanakha, cả 3 Thánh Quả ngài gọi là Pháp nhãn trong bài Kinh Brahmāyu. Trong bài Kinh này 4 Đạo 4 Quả nên hiểu rằng là Pháp nhãn. Cũng thế trong số những vị Thiên ấy thì một số vị Thiên là bậc Thánh Nhập-lưu, một số là bậc Thánh Nhất-lai, một số là bậc Thánh Bất-lai, một số là bậc Lậu Tận. Và hơn nữa việc xác định do tác động việc tính đếm số lượng các vị chư Thiên ấy (bậc Thánh Nhập-lưu) chừng này là không thể thực hiện. Từ còn lại trong các câu đều đơn giản.
Giải Thích Tiểu Kinh Giáo Giới Rāhula Kết Thúc.