Kinh số 100 – Giải Thích Kinh Saṅgārava

(Saṅgāravasuttavaṇṇanā)

Xem Trung Bộ Kinh – Kinh Saṅgārava

473. Evamme sutanti saṅgāravasuttaṃ. Tattha Cañcalikappeti1 evaṃnāmake gāme. Abhippasannāti aveccappasādavasena pasannā. Sā kira sotāpannā ariyasāvikā bhāradvājagottassa brāhmaṇassa bhariyā. So brāhmaṇo pubbe kālena kālaṃ brāhmaṇe nimantetvā tesaṃ sakkāraṃ karoti. Imaṃ pana brāhmaṇiṃ gharaṃ ānetvā abhirūpāya mahākulāya brāhmaṇiyā cittaṃ kopetuṃ asakkonto brāhmaṇānaṃ sakkāraṃ kātuṃ nāsakkhi. Atha naṃ brāhmaṇā diṭṭhadiṭṭhāne “nayidāni tvaṃ brāhmaṇaladdhiko, ekāhampi2 brāhmaṇānaṃ sakkāraṃ na karosī”ti nippīḷenti. So gharaṃ āgantvā brāhmaṇiyā tamatthaṃ ārocetvā “sace bhoti ekadivasaṃ mukhaṃ rakkhituṃ sakkuṇeyyāsi, brāhmaṇānaṃ ekadivasaṃ bhikkhaṃ dadeyyan”ti āha. Tuyhaṃ deyyadhammaṃ ruccanakaṭṭhāne dehi, kiṃ mayhaṃ etthāti. So brāhmaṇe nimantetvā appodakapāyāsaṃ pacāpetvā gharaṃ sujjhāpetvā āsanāni paññapetvā brāhmaṇe nisīdāpesi. Brāhmaṇī mahāsāṭakaṃ nivāsetvā kaṭacchuṃ gahetvā parivisantī dussakaṇṇake3 pakkhalitvā “brāhmaṇe parivisāmī”ti saññampi akatvā āsevanavasena sahasā satthārameva anussaritvā udānaṃ udānesi.

473. Kinh Subha được bắt đầu như sau: “Tôi đã được nghe như vầy.” Ở đó, trong làng Cañcalikappa: ở trong ngôi làng có tên như vậy. Có lòng tịnh tín tối thượng: Tịn tính bởi sự tịn tính không lay động. Được biết rằng nữ Bà-la-môn là vị Thánh Thinh văn Nhập Lưu là vợ của Bà-la-môn Bhāradvājagotta, Trước đây, vị Bà-la-môn này thường xuyên mời các Bà-la-môn khác về nhà để thiết đãi và cúng dường họ. Nhưng kể từ khi cưới người vợ này—một phụ nữ xinh đẹp, xuất thân từ một gia đình danh giá—ông không thể khiến nàng nổi giận, cũng như không thể tiếp tục các nghi lễ cúng dường Bà-la-môn như trước nữa.
Lúc đó, các Bà-la-môn khác thấy vậy liền chê trách ông ở mọi nơi: “Bây giờ ông đã không còn giữ gìn truyền thống Bà-la-môn nữa, đến nỗi chỉ một lần cũng không cúng dường cho các Bà-la-môn.”
Vị Bà-la-môn ấy trở về nhà, kể lại chuyện cho vợ nghe, rồi nói: “Nếu nàng có thể giữ thể diện cho ta trong một ngày, thì ta sẽ cúng dường một ngày cho các Bà-la-môn.”
Nữ Bà-la-môn đáp: “Ông cứ bố thí vật gì ông muốn, ở nơi nào ông thích, chuyện đó với tôi chẳng có gì quan trọng.”
Sau đó, vị Bà-la-môn mời các Bà-la-môn tới, cho nấu món cơm sữa đặc (pāyāsa) ít nước, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, sắp xếp chỗ ngồi rồi mời các Bà-la-môn an tọa.
Nữ Bà-la-môn ấy mặc một tấm áo lớn, cầm vá múc thức ăn, trong khi phục vụ, vô ý làm nước bắn vào mép tấm vải. Không nghĩ mình đang phục vụ các Bà-la-môn, mà do tâm thường hướng về vị Đạo Sư, nàng liền thốt lên một lời cảm hứng (Udāna) do sự nhớ nghĩ đến Ngài một cách tự nhiên và liên tục.

Brāhmaṇā udānaṃ sutvā “ubhatopakkhiko esa samaṇassa gotamassa sahāyo, nāssa deyyadhammaṃ gaṇhissāmā”ti kupitā bhojanāni chaḍḍetvā nikkhamiṃsu. Brāhmaṇo “nanu paṭhamaṃyeva taṃ avacaṃ `ajjekadivasaṃ mukhaṃ rakkheyyāsī’ti, ettakaṃ Te khīrañca taṇḍulādīni ca nāsitānī”ti ativiya kopavasaṃ upagato “evameva panāyaṃ vasalī yasmiṃ vā tasmiṃ vā tassa muṇḍakassa samaṇassa vaṇṇaṃ bhāsati, idāni tyāhaṃ vasali tassa satthuno vādaṃ āropessāmī”ti āha. Atha naṃ brāhmaṇī “gaccha tvaṃ brāhmaṇa gantvā vijānissasī”ti vatvā “na khvāhaṃ taṃ brāhmaṇa passāmi sadevake loke -pe- vādaṃ āropeyyā”tiādimāha.

Các Bà-la-môn sau khi nghe lời cảm hứng đã nổi giận rằng: “bạn của Sa-môn Gotama, kẻ này là người hai mặt chúng ta sẽ không thọ nhận vật cúng dường của kẻ ấy” đã bỏ các món vật dụng rồi đi ra khỏi.
Vị Bà-la-môn (chủ nhà) bực tức nói: “Chẳng phải ngay từ đầu ta đã dặn nàng hôm nay chỉ cần giữ thể diện cho ta thôi sao? Chỉ vì chuyện nhỏ này mà bao nhiêu sữa và gạo đều bị uổng phí!” Trong cơn giận dữ, ông lớn tiếng: “Cái hạng hạ tiện này, hễ dịp nào cũng ca ngợi Sa-môn trọc đầu ấy! Được rồi, ta sẽ đến luận phá Đạo Sư của cô cho biết!”
Lúc ấy, người vợ Bà-la-môn nói: “Vậy thì ông cứ đi đi, đi rồi sẽ rõ.” Và nói thêm: “Thưa Bà-la-môn, trong toàn cõi thế gian này, kể cả chư Thiên, tôi không thấy ai có thể luận phá Ngài ấy được…”

So satthāraṃ upasaṅkamitvā: –

“Kiṃsu chetvā sukhaṃ seti, kiṃsu chetvā na socati

Kissassu ekadhammassa vadhaṃ rocesi Gotamā”ti (saṃ. ni. 1.187) —

Pañhaṃ pucchi.

Vị ấy sau khi đến gặp bậc Đạo Sư rồi hỏi vấn đề như sau: –

Sau khi cắt đứt cái gì, ngủ an lạc? Sau khi cắt đứt cái gì, không sầu muộn?

Thưa ngài Gotama, ngài tán thành việc sát hại đối với một pháp nào?”

Satthā āha: –

Kodhaṃ chetvā sukhaṃ seti, kodhaṃ chetvā na socati

Kodhassa visamūlassa madhuraggassa brāhmaṇa

Vadhaṃ ariyā pasaṃsanti tañhi ghatvā na socatī”ti (saṃ. ni. 1.187) —

pañhaṃ kathesi.

Bậc Đạo Sư đã đáp vấn đề như sau: —

Sau khi cắt đứt giận dữ, ngủ an lạc. Sau khi cắt đứt sự giận dữ, không sầu muộn.

Này Bà-la-môn, sự giận dữ có gốc rễ là độc tố, nhưng bề ngoài dường như ngọt ngào, các bậc Thánh ca ngợi việc sát hại đối với sự giận dữ bởi vì sau khi cắt đứt nó, không sầu muộn.

So pabbajitvā arahattaṃ patto. Tasseva kaniṭṭhabhātā Akkosakabhāradvājo nāma “bhātā me pabbajito”ti sutvā bhagavantaṃ upasaṅkamitvā akkositvā bhagavatā vinīto pabbajitvā arahattaṃ patto. Aparo tassa kaniṭṭho Sundarikabhāradvājo nāma, sopi bhagavantaṃ upasaṅkamitvā pañhaṃ pucchitvā vissajjanaṃ sutvā pabbajitvā arahattaṃ patto. Aparo tassa kaniṭṭho Piṅgalabhāradvājo nāma, so pañhaṃ pucchitvā pañhabyākaraṇapariyosāne pabbajitvā arahattaṃ patto. Saṅgāravo māṇavoti ayaṃ tesaṃ sabbakaniṭṭho tasmiṃ divase brāhmaṇehi saddhiṃ ekabhattagge nisinno. Avabhūtāvāti4 avaḍḍhibhūtā amaṅgalabhūtāyeva. Parābhūtāvāti vināsaṃ pattāyeva. Vijjamānānanti vijjamānesu. Sīlapaññāṇanti sīlañca ñāṇañca na jānāsi.

Sau khi vị Bà-la-môn ấy xuất gia, đã chứng đắc quả vị A-la-hán. Em trai của ông là Akkosaka Bhāradvāja, khi nghe tin “anh mình đã xuất gia”, liền đến gặp Đức Thế Tôn, sau khi bị quở trách và được giáo hóa bởi Ngài, cũng xuất gia và chứng đắc A-la-hán. Một người em trai khác tên là Sundarika Bhāradvāja cũng đến gặp Đức Thế Tôn để đặt câu hỏi, sau khi nghe Ngài giải đáp, đã xuất gia và chứng đắc A-la-hán. Người em kế tên là Piṅgala Bhāradvāja cũng vậy, sau khi hỏi vấn đề, được trả lời xong, đã xuất gia và chứng đắc A-la-hán.
Còn thanh niên Bà-la-môn Saṅgārava là em út trong số những người ấy, vào ngày hôm đó cùng ngồi ăn chung với các Bà-la-môn khác trong bữa ăn.

 Là kẻ hạ liệt: là kẻ không phát triển, là kẻ không có sự may mắn. Là kẻ suy đồi: là kẻ chỉ đưa đến sự suy vong. Đang tồn tại: là trong khi còn sống. Giới và tuệ: ông không biết giới và trí.

474. Diṭṭhadhammābhiññāvosānapāramippattāti diṭṭhadhamme abhiññāte imasmiññeva attabhāve abhijānitvā vositavosānā hutvā pāramisaṅkhātaṃ sabbadhammānaṃ pārabhūtaṃ nibbānaṃ pattā mayanti vatvā ādibrahmacariyaṃ paṭijānantīti attho. Ādibrahmacariyanti brahmacariyassa ādibhūtā upakārakā janakāti evaṃ paṭijānantīti vuttaṃ hoti. Takkīti takkagāhī. Vīmaṃsīti vīmaṃsako, paññācāraṃ carāpetvā evaṃvādī. Tesāhamasmīti tesaṃ sammāsambuddhānaṃ ahamasmi aññataro.

Họ đã chứng đắc bằng thắng trí và đạt đến sự hoàn thiện tối hậu ngay trong đời này: nghĩa là: ‘Đã đạt được thắng trí trong pháp đã thấy’: sau khi chứng ngộ bằng trí tuệ thù thắng ngay trong kiếp sống này, trở thành người đã hoàn tất nhiệm vụ, đã đạt đến Niết-bàn – được gọi là Ba-la-mật, là trạng thái siêu việt của tất cả các pháp – và sau khi nói “chúng tôi đã đạt được”, họ tuyên bố về nguồn gốc của Phạm hạnh. Căn bản Phạm hạnh: có nghĩa là: họ tuyên bố mình là nguồn gốc, là người trợ giúp, là người sáng tạo ra Phạm hạnh. Suy tư: là người suy nghĩ bằng việc phỏng đoán. Quán xét: là người thẩm xét, người thực hành và diễn đạt theo trí tuệ.

485. Aṭṭhitavatanti aṭṭhitatapaṃ, assa padhānapadena saddhiṃ sambandho, tathā sappurisapadassa. Idañhi vuttaṃ hoti – bhoto gotamassa aṭṭhitapadhānavataṃ ahosi, sappurisapadhānavataṃ ahosīti. Atthi devāti5 puṭṭho samānoti idaṃ māṇavo “sammāsambuddho ajānantova pakāsesī”ti saññāya āha. Evaṃ santeti tumhākaṃ ajānanabhāve sante. Tucchaṃ musā hotīti tumhākaṃ kathā aphalā nipphalā hoti. Evaṃ māṇavo bhagavantaṃ musāvādena niggaṇhāti nāma. Viññunā purisenāti paṇḍitena manussena. Tvaṃ pana aviññutāya mayā byākatampi na jānāsīti dīpeti. Uccena sammatanti uccena saddena sammataṃ pākaṭaṃ lokasmiṃ. Adhidevāti susudārakāpi hi devā nāma6 honti, deviyo nāma honti, devā pana atidevā nāma, loke devo devīti laddhanāmehi manusseti adhikāti attho. Sesaṃ sabbattha uttānamevāti.

485. “Aṭṭhitavataṃ” “aṭṭhita” (kiên cố, vững chắc) kết hợp với “padhāna” (sự tinh cần), nghĩa là sự tinh tấn kiên định, không lay chuyển. Cách kết nối này cũng áp dụng với từ “sappurisa” (bậc Chân nhân) và “padhāna”, tức là sự tinh tấn như bậc Chân nhân, chỉ dành riêng cho những bậc Thánh như Đức Gotama, không ai sánh được.
“Thật sự, sự tinh cần của Đức Gotama là kiên định, là tinh cần của bậc Chân nhân”: ý nói sự tinh tấn của bậc Chánh Đẳng Giác, bậc A-la-hán là tuyệt đối, vượt hẳn người thường, chỉ riêng các bậc Thánh phi thường mới đạt được.
Khi được hỏi “Có chư Thiên không?”: Thanh niên Bà-la-môn này nói điều ấy với ý nghĩ rằng “bậc Chánh Đẳng Chánh Giác tuyên bố điều mà Ngài không biết.”
Sự việc là như vậy nghĩa là: trong tình huống mà các ngài không biết.
Là hư ngôn, là vọng ngữ nghĩa là: lời nói của các ngài trở thành vô ích, không có kết quả. Như vậy, thanh niên Bà-la-môn này đang cố gắng bác bỏ Thế Tôn bằng cáo buộc nói dối.
Bởi người có trí nghĩa là: bởi người có trí tuệ. [Thế Tôn] chỉ ra rằng: “Ngươi thì do thiếu trí tuệ nên không hiểu ngay cả điều Ta đã giải thích.”
“Công nhận bằng từ ngữ tầng lớp cao” nghĩa là: được thừa nhận một cách rõ ràng, hiển nhiên trong thế gian.
Có chư Thiên nghĩa là: ngay cả những đứa trẻ nhỏ cũng được gọi là “devā” (thiên), được gọi là “devī” (thiên nữ). Còn các vị thiên thực sự thì được gọi là “atidevā” (siêu thiên). Ý nghĩa là: những người trong đời được gọi là “deva, devī” thì cao hơn loài người thường.
Từ còn lại trong các câu đều đơn giản.

Giải Thích Kinh Saṅgārava Kết Thúc.

1 Sī. – Maṇḍalakappeti. Syā. – Paccalakappeti

2 Ka. – ettakaṃ kālampi, Syā. – ekampi

3 Sī. – Dasākaṇṇake

4 Sī. Syā – avabhūtā cāti

5 Ka. – Adhidevāti

6 Sī. Syā. – Atidevā nāma